KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận chung:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tái chế và tái sử dụng nguồn chất thải rắn zno zns từ quá trình xử lý h2s tại nhà máy đạm phú mỹ (Trang 75 - 77)

b. Ảnh hưởng của tác nhân axit nitric (N)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận chung:

Kết luận chung:

Với mục tiêu của nhằm thiết lập qui trình nghiên cứu tái sinh, tái chế chất thải rắn là vật liệu hấp phụ ZnO đã qua sử dụng tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

1. Đã nghiên cứu, đánh giá được các tính chất đặc trưng của chất thải rắn ZnO- ZnS.

2. Đã nghiên cứu, đánh giá được khả năng tái sinh của vật liệu bởi các tác nhân O2kk, O2kk+H2Oh, H2O/N2. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác nhân O2kk là thích hợp nhất.

3. Đã nghiên cứu lựa chọn tìm ra phương pháp tái chế chất thải rắn ZnO-ZnS thành nguyên liệu tổng hợp hợp Zn(OH)2 và ZnO. Kết quả nghiên cứu xác định được H2SO4 là tác nhân tái chế phù hợp nhất.

4. Đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp Zn(OH)2 và ZnO. Kết quả nghiên cứu đã xác định được điều kiện tối ưu để tổng hợp là nhiệt độ - 60oC), pH = 8, thời gian già hóa kết tinh = 2 giờ, phụ gia trợ keo tụ 4 ppm. Chế độ nhiệt độ sấy nung theo trình tự 60oC (3h) → 120o

C (4h) → 250oC (1h) → 450oC (1h) → 800o

C (3h).

5. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của các tác nhân hỗ trợ kết dính tạo hạt (axit axetic, axit nitric, gel Zn(OH)2) đến quá trình tạo hạt vật liệu hấp phụ ZnO. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được chất kết dính phù hợp để sản xuất chất hấp phụ oxyt kẽm là gel Zn(OH)2 với hàm lượng 4%. Với chất kết dính này, sản phẩm tạo ra có độ bền cơ lý cao, bề mặt riêng (khoảng 6,5 m2/g) đáp ứng được các yêu cầu làm việc trong điều kiện công nghiệp.

6. Đã thử nghiệm được khả năng hấp phụ loại bỏ H2S của sản phẩm tái sinh và tái chế trên cơ sở mẫu khí lấy từ nhà máy đạm Phú Mỹ (hàm lượng H2S 18 ppm) và mẫu khí 5% H2S pha trong nitơ. Hiệu quả tái sinh đạt 90% sau 3 chu kỳ liên tục hấp phụ - nhả hấp phụ. Sản phẩm tái chế có dung lượng hấp phụ khoảng 37% (vật liệu HTZ-3 của Haldor Topsoe đang dùng ở Nhà máy đạm Phú Mỹ có dung lượng hấp phụ khoảng 39%).

7. Các kết quả nghiên cứu thu được đã mở ra triển vọng cho các nhà môi trường trong việc xây dựng cơ sở chuyên thu gom, tái chế, tái sử dụng vật liệu hấp

Luận văn tốt nghiệp

phụ ZnO đã qua sử dụng (ZnO-ZnS) tại các nhà máy Đạm, nhà máy lọc hóa dầu làm nguyên liệu tổng hợp vật liệu hấp phụ ZnO tại Việt Nam. Nghiên cứu này không những giải quyết được vấn đề môi trường còn tồn đọng tại các Nhà máy Đạm và lọc hóa dầu mà còn mang lại lợi ích kinh tế lớn lao (ước tính khoảng 12USD/lít vật liệu ZnO) từ việc sử dụng vật liệu hấp phụ ZnO là sản phẩm tái chế từ chất thải trong nước.

Khuyến nghị

Để có những đánh giá sâu hơn về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, ô nhiễm.v.v. môi trường đối với các phương pháp tái chế cần phải nghiên cứu thêm các phương pháp tái chế khác như chuyển hóa chất thải này thành nguyên liệu sản xuất sơn phát quang, sơn chống ăn mòn, dung dịch mạ Zn.

Luận văn tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tái chế và tái sử dụng nguồn chất thải rắn zno zns từ quá trình xử lý h2s tại nhà máy đạm phú mỹ (Trang 75 - 77)