Ảnh hưởng của tác nhân axit axetic (A)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tái chế và tái sử dụng nguồn chất thải rắn zno zns từ quá trình xử lý h2s tại nhà máy đạm phú mỹ (Trang 58 - 59)

Đã tiến hành chế tạo các mẫu vật liệu ZnO theo qui trình như đã đưa ra trên hình 2.1 với tác nhân pepti hóa là axit axetic. Tiến hành lấy 50g bột hydroxit kẽm trộn với dung dịch axit axetic với hàm lượng thay đổi từ 0,5 ÷ 2% nhằm tạo ra dạng bột nhão, axit axetic sẽ phản ứng với một phần hydroxit kẽm (quá trình pepti hóa) và sản phẩm của quá trình pepti hóa sau này sẽ xúc tiến cho việc hình thành các liên kết gắn kết giữa các tiểu phân ZnO với nhau tạo nên sự rắn chắc của khối hạt. Sản phẩm trung gian dạng bột nhão này được để ổn định 30 phút rồi mới đưa vào thiết bị tạo hạt hình trụ ép viên và cắt theo kích thước Ф6 x 6÷8mm. Khi hạt vật liệu bắt đầu đóng rắn thì đưa vào tủ sấy sấy khô ở 80 oC trong 8h, sau đó cho vào lò nung ở 800 oC trong 5h để thu được sản phẩm vật liệu ZnO dạng hạt. Sản phẩm vật liệu ZnO dạng hạt sau đó được tiến hành đo các đặc trưng về độ bền cơ đối với vật liệu xúc tác hấp phụ theo tiêu chuẩn ASTM D4058 và ASTM D4179, kết quả đo được chỉ ra trong bảng 3.9.

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3.9. Kết quả đo độ bền cơ của các mẫu vật liệu ZnO sử dụng tác nhân A

Mẫu Hàm lƣợng tác nhân A, %kl Độ bền mài mòn, <2% Độ bền nén, ≥ 50 N/cm2 A0.5 0,5 Không đạt Không đạt A1.0 1 Không đạt Không đạt A1.5 1,5 Không đạt Không đạt A2 2 Không đạt Không đạt

Từ kết quả đo độ bền cơ đưa ra trong bảng 3.9, có thể thấy rằng các mẫu sử dụng chất kết dính A có độ bền cơ kém, không đạt yêu cầu tối thiểu về độ bền nén và độ bền mài mòn của vật liệu hấp phụ công nghiệp. Ngoài ra, qua việc quan sát mẫu nghiên cứu trong quá trình sấy nung cũng cho thấy rằng các mẫu sử dụng chất kết dính A khi nung đến nhiệt độ 4000

C đều đã xãy ra hiện tượng nứt vỡ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng tái chế và tái sử dụng nguồn chất thải rắn zno zns từ quá trình xử lý h2s tại nhà máy đạm phú mỹ (Trang 58 - 59)