Đánh giá tác động cháy nổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động môi trường của dự án khí hóa than ngầm tại (Trang 67 - 69)

Trong quá trình khí hóa, nhiệt độ cao nhất trong khoang khí hóa đạt khoảng 1000 đến 1200oC, hỗn hợp O2, hơi nƣớc hoặc không khí cùng với hơi nƣớc đƣợc máy nén bơm vào hệ thống một cách có kiểm soát. Thực tế các phản ứng hóa học, tác động nhiệt diễn ra tại vỉa than đƣợc khí hóa và sự mở rộng khoang khí hóa theo thời gian là rất phức tạp và khó kiểm soát. Cùng với diễn biến phức tạp của UCG,

CO, H2, CO2, CnHm, H2O, H2S, … với tỷ lệ khác nhau, tồn tại ở những khu vực có nhiệt độ khác nhau (theo hệ thống dẫn khí từ buồng đốt đến trạm xử lý, làm lạnh, phân phối, …) sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Bản thân CH4, CO, H2 là những chất rễ gây nổ, ngƣỡng nổ của mỗi chất lại tồn tại ở những khoảng khác nhau.

Các nhiên liệu khí, hơi có khả năng cháy trong không khí hay trong oxi đều có giới hạn cháy nổ nhất định. Các điều kiện cần thiết để đảm bảo sự cháy gồm: (1) nhiệt phải đƣợc cung cấp đầy đủ để nâng nhiệt độ của khí lên gần nhiệt độ cháy, (2) nhiệt sinh ra từ quá trình cháy của khí phải tiếp tục nâng nhiệt độ của khí lên đến nhiệt độ bốc cháy [4].

Hai giới hạn về nồng độ cao và nồng độ thấp của nhiên liệu đƣợc gọi là giới hạn trên và giới hạn dƣới của sự cháy. Giới hạn thấp hơn là tỉ lệ nhỏ nhất của nhiên liệu có khả năng truyền sự cháy tiếp tục. Giới hạn trên là hỗn hợp có chứa một lƣợng tối thiểu không khí để giải phóng một lƣợng nhiệt đủ để đốt cháy liên tục. Khoảng nồng độ này đôi khi ngƣời ta gọi là khoảng nổ, khoảng này rất quan trọng vì nó liên quan đến những sự cố tai nạn do sự rò rỉ của khí, hơi dễ cháy trong không khí.

Các yếu tố ảnh hƣởng tới các giới hạn cháy là: (1) nhiệt trị, (2) thể tích tƣơng đối và nhiệt dung riêng của các khí, (3) nhiệt độ bốc cháy. Nhiệt độ, áp suất tăng sẽ mở rộng giới hạn cháy của nhiên liệu, trƣờng hợp của cacbon monoxit thì ngƣợc lại [4].

Trong hoạt động UCG, tác động nổ ngầm nếu xảy ra sẽ phá hủy các thiết bị và đƣờng ống dƣới ngầm. Nếu tác động cháy nổ xảy ra trên mặt do sự cố sẽ phá hủy toàn bộ hệ thống thiết bị, công trình xây dựng và có thể gây chết ngƣời tùy quy mô của vụ nổ. Nói chung, tác động cháy nổ nếu xảy ra sẽ làm gián đoạn, phá hủy một phần hoặc toàn bộ quá trình hoạt động của dự án UCG.

Đối với tác động này, biện pháp giảm thiểu hữu hiệu là duy trì hệ thống kiểm soát lƣợng O2 đầu vào và hệ thống báo động khi trong khí tổng hợp có thành phần khí vƣợt ngƣỡng an toàn cháy nổ. Đồng thời, đơn vị vận hành cần thƣờng xuyên

kiểm tra các thiết bị an toàn cho toàn hệ thống theo định kỳ và tuân thủ các quy định về phòng chống cháy nổ.

Tóm lại, một trong những tác động tiêu cực nhất đối với môi trƣờng trong hoạt động UCG là tác động sụt l n. Tác động sụt l n sẽ làm biến đổi nghiêm trọng đối với môi trƣờng khu vực diễn ra hoạt động UCG theo không gian và thời gian. Theo thời gian, tác động có thể cộng hƣởng với các tác động và sự cố môi trƣờng khác nếu nó không đƣợc nghiên cứu, đánh giá một cách thận trọng và khoa học.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động môi trường của dự án khí hóa than ngầm tại (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)