Ở bƣớc này có thể hổ trợ trong việc xác định các biện pháp có thể giảm tác động môi trƣờng của hệ thống thông qua các dữ liệu đầu vào và đầu ra đƣợc xác định trong bƣớc 2. Ngoài ra, các cơ hội giảm tiêu thụ tài nguyên hay phát thải chất thải sẽ đƣợc đánh giá và xếp hạng ƣu tiên.
2.2.3.1. Nhiệm vụ 7: Xác định các biện pháp giảm thiểu
Bằng cách sử dụng số liệu thu thập đƣợc ở nhiệm vụ 6, nhóm thực hiện hồ sơ cần xác định hoạt động hiện tại hoặc các điều chỉnh các quá trình để giảm sử dụng tài nguyên và sản xuất chất thải. Các khía cạnh cần khai thác để đƣa ra các biện pháp nhƣ: sử dụng năng lƣợng, tiêu thụ nƣớc, nguyên liệu khô, các chất thải (chất thải rắn, nƣớc thải, khí thải),… Ở mỗi khía cạnh này, nhóm thực hiện HSMT cần đƣa ra các giải pháp cho từng hạng mục phù hợp với các mục tiêu đề ra.
Trang 32
2.2.3.2. Nhiệm vụ 8: Ưu tiên các biện pháp khả thi
Trong nhiệm vụ này sẽ đề cập đến các biện pháp có thể thực hiện và hƣớng dẫn về các biện pháp ƣu tiên.
Các biện pháp khắc phục
Biện pháp khắc phục là những hành động nhằm giảm tiêu thụ tài nguyên hoặc chất thải sản xuất thông qua giảm trực tiếp trong một hoặc nhiều các yếu tố đầu vào hoặc kết quả đầu ra đã đƣợc xem xét ở bƣớc 2. Một số biện pháp khắc phục nhƣ:
- Lập trình hiệu quả hơn máy móc sản xuất và vận chuyển; - Sửa đổi lƣu trữ và tiến hành xử lý;
- Đƣa ra một chƣơng trình tiết kiệm năng lƣợng bao gồm việc sử dụng các bóng đèn hiệu suất cao, ánh sáng tự động, thông gió và sƣởi ấm;
- Thực hiện chính sách tái sử dụng nhƣ bao bì, thùng carton;
- Tuần hoàn nƣớc tẩy rửa không bị ô nhiễm cho các quá trình khác trong sản xuất (làm mát);
- Đƣa ra chính sách giảm bao bì;
Biện pháp khắc phục thƣờng có thể đƣợc thực hiện trong khung thời gian ngắn, và khi thực hiện không đòi hỏi đầu tƣ vốn lớn. Vì các biện pháp khắc phục bao gồm giảm trong tiêu thụ và không thêm các thành phần trong hồ sơ (ví dụ: thay đổi hoặc thay thế các nguồn lực đầu vào, việc tạo ra các hình thức mới của chất thải...), các biện pháp khắc phục cải thiện nhiều về tác động môi trƣờng.
1.Các biện pháp sửa đổi/thay thế
Các biện pháp sửa đổi bao gồm những thay đổi trong quy trình (dạng hay số lƣợng, nguồn lực) hay các chất ô nhiễm đƣợc tạo ra . Bởi vì những thay đổi này làm thay đổi các dạng tác động đến môi trƣờng của hệ thống. Cho nên, khi thực hiện hồ sơ cần đƣa ra những thông tin chính xác về những hậu quả khác nhau của việc sửa đổi. Mặc dù, những thông tin đƣa ra trong hồ sơ là không toàn diện, nhƣng đủ để đƣa ra phép so sánh , thực hiện đánh giá về quy trình cụ thể cho mỗi phƣơng án thay thế có tác động đến môi trƣờng là ít nhất.
Trang 33
- Thay đổi thành phần trong chất ô nhiễm (ví dụ, phát thải cadmium thay vì chì trong một dung dịch nƣớc thải);
- Thay thế các vật liệu (ví dụ: việc sử dụng bao bì dễ phân hủy thay vì đóng gói bằng bao bì polymer), dẫn đến kết quả đầu ra mới;
- Thay đổi trong sử dụng nguồn năng lƣợng (ví dụ, việc sử dụng khí thiên nhiên thay cho dầu nhiên liệu), gây ra lƣợng khí thải khác nhau;
- Giảm phát thải ở dạng này có thể dẫn đến sự gia tăng các thành phần khác ở dạng khác (ví dụ: việc xử lý khí thải trong khí quyển dẫn đến việc sản xuất dƣ một lƣợng rắn, lỏng);
- Làm thay đổi tính chất hoá học của nƣớc thải hoặc khí thải.
Thay đổi của các biện pháp thƣờng đòi hỏi một sự thay đổi trong quá trình sản xuất, hoạt động điều hành, hoặc thiết kế sản phẩm hay thời gian liên quan đến sự phát triển của sản phẩm mới. Các biện pháp đó đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực hơn so với các biện pháp khắc phục.
2.Phân loại tiềm năng các biện pháp giảm thiểu
Việc xác định các biện pháp giảm thiểu có tiềm năng là rất quan trọng, vì nó là một cơ hội để xem xét kết quả các tác động môi trƣờng của từng phƣơng án. Khi không chắc chắn về tiềm năng của một biện pháp cụ thể cũng cần phải lƣu ý và nghiên cứu thêm.
Các biện pháp đƣợc đƣa ra dựa vào yêu cầu cần thay đổi đầu vào hay đầu ra của một quá trình/ hệ thống. Các biện pháp ấy phải đảm bảo cho kết quả là không làm môi trƣờng xấu đi. Việc thực hiện biện pháp giảm thiểu (khắc phục, sữa đổi) thƣờng có ba kết quả xảy ra:
1. Kết quả tích cực (biện pháp khắc phục): giảm tổng thể số lƣợng nguyên vật liệu, năng lƣợng, môi trƣờng hoặc thực hiện các biện pháp mà không ảnh hƣởng đến các đầu vào khác và kết quả đầu ra của hệ thống.
2. Những thay đổi về số lượng đầu vào/đầu ra(biện pháp sửa đổi): Sự thay đổi làm giảm đầu vào hay đầu ra nhằm mục tiêu làm tăng đầu vào/ đầu ra ở quy trình khác trong của hệ thống của hồ sơ.
3. Sự thay đổi này làm giảm mục tiêu đầu vào hay đầu ra: kết quả đầu ra mới, thay đổi các tính chất và đặc điểm của nguyên liệu đầu vào/ra. Cụ thể:
Trang 34
- Nguồn tài nguyên mới đƣợc sử dụng để thực hiện việc thay đổi; - Mức độ nguy hiểm của chất thải bị thay đổi;
- Có thể thay đổi phù hợp với tiêu chuẩn quy định; - Đầu vào/ra mới có thể không tác động đến môi trƣờng.
Xếp hạng ƣu tiên - Tiêu chí lựa chọn (áp dụng cho các biện pháp khắc phục)
Các nhiệm vụ trƣớc sẽ giúp nhóm thực hiện xác định đƣợc các biện pháp giảm thiểu có tiềm năng. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp giảm thiểu không thể thực hiện cùng một lúc, cần phải sắp xếp và xác định thứ tự ƣu tiên. Dựa trên danh sách các biện pháp đƣa ra, cần có sự lựa chọn để đánh giá tính khả thi khi thực hiện.
Bảng xếp hạng ƣu tiên các biện pháp sẽ liên quan đến các quyết định chủ quan của cá nhân với chuyên môn khác nhau trong công ty (nhân viên sản xuất, cán bộ kỹ thuật, quản lý,...). Do đó cần có hội thảo thảo luận kế hoạch cũng nhƣ đƣợc thiết lập ở giai đoạn ƣu tiên để chọn những biện pháp thích hợp nhất.
Các tiêu chí lựa chọn đề xuất dƣới đây đƣợc cung cấp đúng nhƣ một công cụ hƣớng dẫn để lựa chọn các biện pháp giảm thiểu. Nhóm nghiên cứu liên quan đến các biện pháp giảm thiểu đƣợc ƣu tiên có thể bổ sung bất kỳ một tiêu chí nào mà họ coi là quan trọng.
1) Chất bị quy định
Các chất đƣợc quy định là tiêu chí đầu tiên đƣợc giải quyết trong các biện pháp giảm thiểu. Nó rất quan trọng nhằm đáp ứng các yêu cầu bắt buộc theo ngƣỡng quy định của pháp luật. Các chất ô nhiễm này có thể tìm thấy trong các quá trình làm việc của hệ thống, hoặc nhƣ một đầu vào/ hầu ra.
2) Giảm thiểu tại nguồn
Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn là tiêu chí ƣu tiên thứ hai đƣợc áp dụng khi xác định. Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn nhƣ loại bỏ các loại bao bì không cần thiết, việc thiết kế lại một quy trình hạn chế nguyên liệu độ hoặc sử dụng năng lƣợng độc hại, và loại bỏ việc sử dụng các chất phụ gia độc hại trong sản xuất bao bì (ví dụ: việc loại bỏ clo tẩy trắng giấy). Giảm thiểu tại nguồn có thể là bất kỳ hoạt động hoặc thay đổi các quy trình thủ tục làm tăng hiệu quả liên quan đến việc sử dụng các vật liệu hoặc năng lƣợng, hoặc làm giảm tiêu thụ các nguồn tài nguyên, sản xuất chất thải, hoặc độc tính của các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra.
Trang 35
3) Tiêu chí lựa chọn khác
Độc tính của các yếu tố đầu vào và đầu ra:
Ngoài khối lƣợng và trọng lƣợng, chất độc cũng nên đƣợc xem xét khi ƣu tiên tiêu chí lựa chon. Ví dụ: một khối lƣợng lớn nƣớc thải với lƣợng độc tính trung bình có thể có mối đe dọa môi trƣờng thấp hơn so với một khối lƣợng nƣớc thải nhỏ hơn nhƣng độc tính cao hơn. Vì vậy, điều quan trọng là khi xếp hạng các biện pháp ƣu tiên không chỉ đơn giản là tập trung vào sử dụng các nguồn tài nguyên lớn nhất hoặc kết quả đầu ra lớn nhất của chất thải, không nên bỏ qua những lợi ích môi trƣờng mà có thể là kết quả của việc loại bỏ một lƣợng nhỏ số lƣợng của một chất có độc tính cao.
Một loạt các hóa chất thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất bao bì là một mối đe dọa tiềm tàng đối với các hệ sinh thái địa phƣơng và toàn cầu (không khí, nƣớc, đất). Các giải pháp có thể xem xét thứ tự ƣu tiên tùy theo mục tiêu của doanh nghiệp, chẳng hạn nhƣ:
- Thay thế một thành phần hóa học ít độc hại hơn cho một chất hóa; - Giảm số lƣợng sử dụng;
Ngoài ra, các chất chƣa đƣợc quy định và trong danh sách ƣu tiên nhƣng là những chất gây ra những vấn đề môi trƣờng cũng cần xem xét, đánh giá (nhƣ carbon dioxide, ozone…)
- Dòng lãng phí
Dòng lãng phí không thể giảm thiểu tại nguồn mà có thể đƣợc giảm thiểu thông qua việc tuần hoàn tái sử dụng bằng cách tái chế. Nếu nhóm thực hiện xác định các biện pháp lieu quan đến tái chế/ tái sử dụng, cần đƣa ra các chính sách xây dựng các hệ thống chứa các vật liệu phế thải khác nhau riêng biệt, tránh sự chồng chéo giữa các chất. Nhờ hệ thống tách riêng biệt này mà chi phí xử lý giảm đi đáng kể và cải thiện hiệu suất môi trƣờng. Ví dụ, việc quản lý tốt trong công tác tách chất ô nhiễm và nƣớc không bị ô nhiễm giúp nguồn nƣớc này có thể tái tuần hoàn sử dụng, làm giảm nhu cầu về nƣớc ngọt hoặc thải ra mà không tốn chi phí xử lý (tối thiểu). Điều này cũng áp dụng cho chất thải rắn, nếu trộn lẫn sẽ trở nên khó khăn để tái sử dụng hoặc tái chế. Thậm chí việc bổ sung một lƣợng nhỏ chất nguy hại sẽ gây
Trang 36
ô nhiễm cho toàn bộ chất thải rắn đó và đƣợc xem là chất thải nguy hại, do đó yêu cầu xử lý phức tạp và chi phí cao hơn.
Xem xét nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy thoái:
Cạn kiệt tài nguyên đang là một thực tế đáng lo ngại, nguồn tài nguyên không còn đủ có sẵn cho đầu vào của hệ thống. Do đó, cạn kiệt tài nguyên là một vấn đề phức tạp, trong HSMT cần xem xét việc giảm nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên theo các cách sau:
- Tăng hàm lƣợng tái chế bao bì, sản phẩm;
- Làm bao bì hoặc các sản phẩm từ các vật liệu sau đó có thể đƣợc tái sử dụng hoặc tái chế;
- Giảm thiểu chi phí cho việc sử dụng bao bì.
(Đây là những biện pháp cơ bản nhằm giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo hoặc đang tiêu thụ với tốc độ vƣợt mức khả năng tái tạo của tài nguyên) Chi phí rẻ và dễ thực hiện:
Bất kỳ biện pháp nào đƣợc đƣa ra thì yếu tố kinh tế luôn quan trọng. Một biện pháp cho dù chi phí ban đầu có thể cao, nhƣng các lợi ích lâu dài và tiết kiệm chi phí trong quá trình hoạt động có thể bù đắp chi phí ban đầu và mục tiêu của hoạt động môi trƣờng đƣợc cải thiện sẽ đƣợc ƣu tiên lựa chọn.
Trong một số trƣờng hợp, các biện pháp giảm thiểu cuối cùng cho danh sách ƣu tiên có thể là những biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
2.2.3.3. Nhiệm vụ 9: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đưa ra
Thực hiện nhiệm vụ 8 sẽ giúp xác định các biện pháp khắc phục dựa vào sô liệu đầu vào/ra đã đƣợc ghi nhận. Ngay sau khi có danh mục các biện pháp giảm thiểu, nhóm HSMT sẽ phân loại sơ bộ các biện pháp đó theo hạng mục có thể thực hiện ngay, cần nghiên cứu tiếp hoặc hoại bỏ (dựa trên điều kiện hiện có của doanh nghiệp).