L ỜI CAM Đ OAN
3.3.1. Ảnh hưởng của bùn bể phốt tới các tỷ lệ W:I khác nhau
(* Chú thích chung: Không bổ sung bùn bể phốt
Có bổ sung một lượng bùn bể phốt bằng ½ W)
50
51
Hình 3.2. Ảnh hưởng của bùn bể phốt đến các tỷ lệ W:I trong 2 đợt thí nghiệm (a. Thí nghiệm đợt 1; b. Thí nghiệm đợt 2)
Hình 3.3. Biểu diễn sự ảnh hưởng của bùn bể phốt tới các hỗn hợp W1:I1 = (1:1); (1:2); (1:3); (1:4) trong thí nghiệm đợt 1 và W2:I2 = (1:1/2); (1:1) trong thí nghiệm đợt 2 khi thêm một lượng bùn bể phốt bằng 1/2W. Các hỗn hợp W1:I1 = (1:2); (1:3); (1:4) là những hỗn hợp có thành phần I cao và không có biểu hiện của sựức chế
trong quá trình phân huỷ yếm khí. Khi thêm bùn bể phốt ở tỷ lệ ½ W1 vào các hỗn hợp này thì vai trò của nó không thể hiện, đồ thị sinh khí, giá trị năng suất sinh khí đến cuối quá trình được gần như nhau. Còn các hỗn hợp W1:I1 = (1:1) và W2:I2 = (1:1/2); (1:1) là những hỗn hợp có thành phần I thấp, khi không bổ sung bùn bể phốt có thời gian khởi động chậm hơn hay thậm chí chưa vượt qua được ngưỡng ức chế (bình phản
ứng W2:I2 = (1:1/2)) so với những hỗn hợp có cùng tỷ lệ W:I nhưng có bổ sung bùn bể
phốt. Cụ thể như: giai đoạn khởi động của hỗn hợp W1:I1 = (1:1) khi thêm bùn bể phốt bằng ½W1đã được rút ngắn xuống còn 20 ngày trong khi hỗn hợp này không thêm bùn bể phốt cần tới 40 ngày để khởi động quá trình; hỗn hợp W2:I2 = (1:1/2) cho đến ngày thứ 55 vẫn chưa thấy dấu hiệu của quá trình sinh khí, đường đồ thị sinh khí nằm ngang, nhưng khi bổ sung bùn bể phốt thì hỗn hợp bắt đầu sinh khí khoảng ngày thứ 33; còn
52
hỗn hợp W2:I2 = (1:1) cần 27 ngày để vượt ngưỡng ức chế, khi bổ sung bùn bể phốt thì thời gian bị ức chế giảm xuống còn 17 ngày. Điều đó cho thấy vi khuẩn mêtan ở hỗn hợp W1:I1:S1 = (1:1:1/2); W2:I2:S2 = (1:1/2:1/2); (1:1:1/2) thích nghi nhanh hơn hỗn hợp W1:I1 = (1:1); W2:I2= (1:1/2); (1:1). Theo kết quả của một nghiên cứu về ảnh hưởng của bùn bể phốt nhưng thực hiện PHYK ở các ô chôn lấp chất thải sinh hoạt nhằm thu khí biogas thì ở ô không bổ sung bùn bể phốt thì quá trình khởi động kéo dài khoảng 370 ngày nhưng khi bổ sung bùn bể phốt thì thời gian này rút ngắn còn 220 ngày [V.Valencia (2009)]. Điều này càng khẳng định hơn về ảnh hưởng tích cực của bùn bể phốt.
Như vậy, nhìn chung thì đối với những hỗn hợp có hàm lượng I cao – không thấy biểu hiện bị ức chế thì bùn bể phốt không thể hiện tác dụng trong quá trình PHYK. Còn những hỗn hợp có tỷ lệ I thấp - có biểu hiện bị ức chế thì dù ở tỷ lệ khác nhau, nguyên liệu lấy cho mỗi đợt thí nghiệm là khác nhau nhưng bùn bể phốt vẫn có tác dụng tích cực đối với những hỗn hợp này, đó là làm giảm thời gian khởi động quá trình PHYK. Tiếp đến, cụ thể việc bổ sung bùn bể phốt ở tỷ lệ nào là thích hợp thì sẽ được thảo luận ở phần sau của bài báo cáo.