Kết quả sinh khí Metan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý thành phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị hà nội bằng phương pháp phân hủy yếm khí khô, quy mô phòng thí nghiệm (Trang 51 - 53)

L ỜI CAM Đ OAN

3.2.3.2.Kết quả sinh khí Metan

Sau 55 ngày, thể tích khí tích lũy của các bình phản ứng W1:I1 = (1:1); (1:2); (1:3); (1:4) và W2:I2 = (1:1) không bổ sung bùn phốt dao động từ khoảng 4-8L. Tính

45

theo gVS của hỗn hợp chất thải trong bình phản ứng thì năng suất sinh khí có thể so sánh với giá trị BMP tính toán như trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết qủa hiệu suất sinh khí của các bình phản ứng Tên mẫu Tổng lượng khí tích lũy (ngày 55) (ml/bình) NSSK (ngày 55) (Nml/gVS) BMP theo tính toán (Nml/gVS) Thí nghim đợt 1 W1:I1 = 1:1 4200 120 249 W1:I1 = 1:2 7800 179 208 W1:I1 = 1:3 6900 157 187 W1:I1 = 1:4 7000 161 175 Thí nghim đợt 2 W2:I2 = 1:1/2 1200 34 305 W2:I2 = 1:1 8800 221 266 * NSSK: Năng suất sinh khí

Có thể thấy rằng, quá trình phân huỷ yếm khí khô với hàm lượng pha rắn cao phụ

thuộc rất lớn vào đặc tính nguyên liệu đem phân huỷ. Tuỳ bản chất chất hữu cơ mà quá trình phân huỷ diễn ra nhanh hay chậm. Các chất thực phẩm, phân rác dễ dàng phân huỷ sinh học hơn, nên thời gian phân huỷ diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, với những chất thải này nếu nạp vào bình phản ứng với tải trọng cao sẽ dẫn đến dư thừa các axit hữu cơ làm giảm pH, ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn Metan.

Với thí nghiệm đợt 1, lượng chất rắn bay hơi ở mỗi bình phản ứng gần như bằng nhau (44,0 – 44,2 gVS/bình), nhưng hiệu suất sinh khí đem lại ở mỗi mẫu là không như

nhau. Đối với bình phản ứng W1:I1 = (1:1) hiệu suất chỉđạt 48% giá trị BMP tính toán, trong khi các bình phản ứng W1:I1 = (1:2); (1:3); (1:4) hiệu suất đạt đến 85 - 90% giá trị BMP tính toán.

46

Sau 55 ngày PHYK, tuy phân hủy ở cùng một tỷ lệ W:I = (1:1) nhưng hiệu suất sinh khí ở 2 đợt thí nghiệm lại không giống nhau: ở thí nghiệm đợt 1 đạt 48% BMP tính toán, còn ở thí nghiệm đợt 2 đạt 83%BMP tính toán điều đó cho thấy nguyên liệu nạp vào mỗi đợt thí nghiệm khác nhau thì cho những kết quả thu được khác biệt nhất

định tuy nhiên chúng vẫn có chung đặc điểm là có thời gian khởi động dài (mức độ có khác nhau) và xu hướng đường sinh khí gần giống nhau.

Qua đây cho thấy, nếu phân hủy chất thải hữu cơ đô thị theo các tỷ lệ trên ở quy mô lớn hơn thì không nên thực hiện ở tỷ lệ (1:1) vì thời gian khởi động quá trình sinh khí quá lâu, tính kinh tế không cao. Còn với các tỷ lệ (1:2); (1:3); (1:4) tuy hiệu suất quá trình đạt gần giống nhau (85 - 90%) nhưng ta nên chọn tỷ lệ (1:2) vì với tỷ lệ này lượng rác mới đưa vào hệ phân hủy nhiều hơn, tận dụng được thể tích thiết bị phản

ứng, đồng thời giải quyết được mục đích giảm lượng và ổn định chất thải hữu cơ đô thị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý thành phần hữu cơ của chất thải rắn đô thị hà nội bằng phương pháp phân hủy yếm khí khô, quy mô phòng thí nghiệm (Trang 51 - 53)