3. Lịch sử nghiên cứu:
I.3.4. Phân cấp quản lý môi trƣờng và một số văn bản pháp lý trong công tác
vệ môi trƣờng ngành Công an:
Công tác quản lý nhà nước về BVMT được thực hiện theo nguyên tắc chỉ đạo tập trung, thống nhất và phân cấp quản lý. Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về BVMT trong CAND như sau:
- Ở Bộ: có Phòng Quản lý môi trường thuộc Cục quản lý Khoa học công nghệ và Môi trường - Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật
- Đối với Công an các tỉnh, thành phố, Bệnh viện, Trại giam, Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng, Cơ sở sản xuất bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác bảo vệ môi trường thuộc Phòng Hậu cần - Kỹ thuật.
Như vậy, đội ngũ cán bộ chiến sĩ làm công tác quản lý môi trường trong Công an nhân dân mới chỉ có 2 cấp và hiện nay phần lớn số cán bộ này cũng đang kiêm nhiệm công tác môi trường chứ chưa có cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường trong đơn vị. [1]
Một số văn bản pháp lý trong công tác bảo vệ môi trường ngành Công an: - Quyết định số 1869/2005/QĐ-BCA(E11) ngày 19/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Công an về ban hành Chương trình hành động bảo vệ môi trường của Công an nhân dân giai đoạn 2006 - 2010.
- Quyết định số 2044/2006/QĐ-BCA(E11) ngày 28/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành “Quy chế bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân”
- Thông tư số 29/2007/TT-BCA(E11) ngày 07/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an về hướng dẫn kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân.
- Thông tư số 15/2011/TT-BCA(H11) ngày 18/06/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân. [1]