3. Lịch sử nghiên cứu:
I.2.4. Phân cấp quản lý môi trƣờng tại Việt Nam:
Từ khi ra đời đến nay, nước ta đều lấy cấp xã làm đơn vị hành chính lãnh thổ nhỏ nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp:
Cấp I: Cấp quốc gia (chính phủ)
Cấp II: Cấp tỉnh (gồm tỉnh, thành phố trực thuộc TW)
Cấp III: Cấp huyện (gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) Cấp IV: Cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn)
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định chính quyền nhà nước cấp xã được gọi là chính quyền cơ sở.
Chính quyền cấp cơ sở là nơi trực tiếp thi hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và của địa phương, có chức năng quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, môi trường, chính trị và an ninh quốc phòng theo sự phân công và chỉ đạo của chính quyền cấp huyện, cấp xã là nơi gần dân nhất, là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, mọi hoạt động của các cơ quan cấp xã đều liên quan trực tiếp đến nhân dân. Xã hội hóa bảo vệ môi trường cũng như các mặt hoạt động khác đều liên quan trực tiếp với chính quyền cấp cơ sở. Để công tác quản lý môi trường được nâng cao thì cần chú trọng đến việc kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường tại cấp cơ sở. Tổ chức công tác quản lý nhà nước về BVMT như sau:
Thông tư liên tịch 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành ngày 15/7/2003 đã quy định rõ: “Cán bộ địa chính cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường”
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ địa chính xã liên quan tới bảo vệ môi trường:
- Tham gia hòa giải, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật, phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường, kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan có thẩm quyền xử lý;
- Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường trên địa bàn;
- Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp huyện và cơ quan chuyên môn giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Mặc dù cán bộ địa chính cấp xã thuộc biên chế của UBND cấp xã nhưng về mặt chuyên môn thì chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường và của UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Nhiệm vụ về môi trường được cơ quan quản lý môi trường cấp huyện hướng dẫn cụ thể. [7]