Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu khảo sát một số biện pháp cải tiến kỹ thuật trồng cải mầm (Trang 34)

− Sử dụng phần mềm Exel để xử lý số liệu thô và phần mềm SPSS 16.0 để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm.

− Dùng phép thử F và Duncan để so sánh số liệu trung bình giữa các nghiệm thức.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hƣởng của loại giá thể kết hợp vật liệu lót đến sinh trƣởng và năng suất cải mầm

3.1.1 Điều kiện ngoại cảnh

Điều kiện tiểu khí hậu trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ dao động từ 27- 300C, ẩm độ không khí từ 62-87 % và ánh sáng trong khoảng 1-1,5 lux Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1. Theo Trần Thị Ba (2010), nhiệt độ thích hợp cho trồng rau mầm là 25-300C, ẩm độ 60-65%, ánh sáng tối hoặc nhẹ. Như vậy điều kiện nhiệt độ và ánh sáng phòng trồng cải mầm tương đối thích hợp, mặc dù ẩm độ tương đối cao nhưng không phát hiện bệnh hại trong thời gian thí nghiệm.

Hình 3.1 Nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trung bình qua 5 ngày khảo sát trong phòng trồng rau mầm tại nhà lƣới nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

3.1.2 Chiều cao cây cải mầm

Chiều cao cải mầm ở nhân tố vật liệu lót khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê vào thời điểm 5 và 6 ngày sau khi gieo (NSKG), nghiệm thức lưới xám dẻo (11,55 và 13,62 cm) và lưới xanh + xám dẻo (11,52 và 13,50 cm) có chiều cao cây cải mầm cao hơn so với đối chứng. Điều này có thể giải thích, vào ngày 5 và 6 NSKG rễ cây cải mầm đã tương đối phát triển có thể hút nước và dinh dưỡng bên dưới giá thể, khi có lớp lưới lót bên trên giá thể, vùng rễ được thông thoáng và oxy cung cấp quanh rễ nhiều hơn, làm gia tăng hấp thu dinh dưỡng đối với rễ cây, nên giúp gia tăng chiều cao cây trong giai đoạn mầm nhiều hơn so với đối chứng không

N hi ệt độ ( o C), ẩ m độ (% ) C ườ ng độ ánh sá ng (l ux ) 0 25 50 75 100 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00

Thời gian trong ngày (giờ)

0.0 0.5 1.0 1.5 2.0

Ẩm độ (%) Nhiệt độ (oC)Nhiệt độ (o Ánh sáng (lux)

lưới. Giai đoạn 4 NSKG chiều cao cải mầm khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động từ 6,46-6,51 cm.

Chiều cao cây cải mầm của giá thể vải bố và xơ dừa giai đoạn 4 và 5 NSKG khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê nhưng vào thời điểm thu hoạch chiều cao cải mầm khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.1). Nghiệm thức giá thể xơ dừa (13,41 cm) cao hơn so giá thể vải bố (13,06 cm). Chiều cao cây cải mầm không có sự tương tác giữa vật liệu lót và giá thể. Điều này được Nguyễn Mạnh Chinh (2008) nhận định thì xơ dừa có độ xốp tốt nên dễ dàng thoát nước, có khả năng điều hòa nhiệt độ và giữ ẩm độ ở mức thích hợp cho sự phát triển của mầm nên bộ rễ phát triển tốt tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng cho chiều cao cây tốt. Vậy, Khi cây ở giai đoạn mầm sự trao đổi chất ở lá ít, sinh trưởng cây phụ thuộc vào sự hấp thu nước và dinh dưỡng của rễ.

Bảng 3.1 Chiều cao cây cải mầm của vật liệu lót và giá thể qua các giai đoạn khảo sát tại nhà lƣới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

Nhân tố Chiều cao cây (cm) qua các ngày sau khi gieo

4 5 6 (Thu hoạch)

Vật liệu lót (A)

Lưới xanh + lưới xám dẻo 6,51 11,52 a 13,50 a

Lưới xám dẻo 6,50 11,55 a 13,62 a Giấy thấm (ĐC) 6,46 11,18 b 12,73 b Giá thể (B) Vải bố 6,47 11,58 13,06 b Xơ dừa 6,51 11,55 13,41 a F (A) ns * * F (B) ns Ns * F (A*B) ns Ns ns CVa (%) 1,09 0,55 6,80 CVb (%) 1,76 0,61 6,63

Những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns: khác biệt không có ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa 5%.

3.1.3 Năng suất

Kết quả bảng 3.2 cho thấy năng suất tổng, năng suất thương phẩm và tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng cải mầm về vật liệu lót và giá thể khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Về vật liệu lót thì nghiệm thức lưới xám dẻo cho năng suất tổng (4,66 cm), năng suất thương phẩm (3,75 kg/m2) và tỷ lệ năng suất thương phẩm/ năng suất tổng (85,09%) cao hơn so với giấy thấm. Điều này có thể giải thích là khi không sử dụng vật liệu lót thu hoạch sẽ không cắt được sát thân cây rau mầm so với sử dụng lưới làm vật liệu lót nên ảnh hưởng đến năng suất cải mầm.Về giá thể, nghiệm thức xơ dừa cho năng suất tổng (4,34 kg/m2), năng suất

cao hơn giá thể vải bố (4,11 và 3,19 kg/m2

,đạt 23 và 57% tương ứng). Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hậu (2009) giá thể xơ dừa cho năng xuất cải mầm tốt nhất. Vậy giá thể xơ dừa thích hợp hơn cho sự sinh trưởng và năng suất cải mầm.

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy không có sự tương tác giữa vật liệu lót và giá thể lên năng suất của cải mầm.

Bảng 3.2 Năng suất cải mầm của vật liệu lót và giá thể ở thời điểm thu hoạch tại nhà lƣới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

Nhân tố Năng suất tổng

(kg/m2) Năng suất thương phẩm (kg/m2) Tỷ lệ (%) năng suất thương phẩm/năng suất tổng Vật liệu lót (A)

Lưới xanh + lưới xám dẻo 4,56 a 3,72 a 85.33 a

Lưới xám dẻo 4,66 a 3,75 a 85,09 a Giấy thấm (ĐC) 3,47 b 2,94 b 81,39 b Giá thể (B) Vải bố 4,11 b 3,19 b 82,60 b Xơ dừa 4,34 a 3,76 a 85,27 a F (A) ** * * F (B) * ** ** F (A*B) ns Ns ns CVa (%) 7,84 9,29 2,19 CVb (%) 12,28 7,00 1,74

Những số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Duncan. ns: không khác biệt ý nghĩa. *: khác biệt ý nghĩa 5%. **: khác biệt ý nghĩa 1%.

3.1.4 Thời gian thu hoạch

Thời gian thu hoạch cải mầm đối với nhân tố vật liệu lót khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.3). Nghiệm thức lưới xám dẻo có thời gian thu hoạch 26,33 phút/m2 ngắn hơn so với nghiệm thức lưới xanh kết hợp lưới xám dẻo 29 phút/m2 và nghiệm thức đối chứng có thời gian thu hoạch cao nhất với 32,17 phút. Nhân tố giá thể, vải bố và xơ dừa khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê về thời gian thu hoạch cải mầm dao động từ 28,77-29,56 phút/m2

.

Giữa vật liệu lót và giá thể trồng cải mầm có sự tương tác nhau về thời gian thu hoạch khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Thời gian thu hoạch cải mầm giá thể xơ dừa kết hợp lưới xám dẻo (28,67 phút/m2) thấp hơn đối chứng (29,67 phút/m2), nhiều thời gian nhất là lưới xanh + lưới xám dẻo (30,33 phút/m2); trên giá thể vải bố, lười xám dẻo (24,00 phút/m2), cho thời gian thu hoạch ngắn nhất kế đến là lưới xanh + lưới xám dẻo (27,67 phút/m2), kế đến là lưới xanh + lưới xám dẻo (27,67 phút/m2), đối chứng (34,67 phút/m2) cao nhất; về 2 loại giá thể, vải bố

cho thời gian thu hoạch thấp hơn xơ dừa ở lưới xám dẻo và lưới xanh + lưới xám dẻo (Bảng 3.3). Vậy, lưới xám dẻo khi trồng trên giá thể vải bố có thời gian thu hoạch nhanh hơn so với không sử dụng lưới và trồng trên giá thể xơ dừa. Thời gian thu hoạch cải mầm không chỉ ảnh hưởng bởi loại vật liệu lót mà còn ảnh hưởng bởi sự kết hợp vật liệu lót và loại giá thể. Như vậy, khi sử dụng lưới làm vật liệu lót kết hợp giá thể vải bố để trồng rau mầm giúp tiết kiệm thời gian thu hoạch từ đó có thể giảm chi phí lao động.

Bảng 3.3 Thời gian thu hoạch (phút/m2) cải mầm của vật liệu lót và giá thể tại nhà lƣới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

Vật liệu lót Giá thể Trung bình

Xơ dừa Vải bố

Lưới xanh + lưới xám dẻo 30,33 c 27,67 b 29,00 b

Lưới xám dẻo 28,67 a 24,00 a 26,33 a Giấy thấm (ĐC) 29,67 b 34,67 c 32,17 c Trung bình 28,77 29,56 F vật liệu lót (a) = ** F giá thể (b) = ns F (a x b) = ** CV. (%) = 5,36

Những số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Duncan. ns: không khác biệt ý nghĩa.**: khác biệt ý nghĩa 1%.

Tóm lại, về vật liệu lót lưới xám dẻo và lưới xanh + lưới xám dẻo cho chiều cao cây và năng suất tương đương nhau đồng thời cao hơn đối chứng. Về giá thể xơ dừa thích hợp hơn cho sự sinh trưởng và năng suất cải mầm. Lưới xám dẻo kết hợp vải bố cho thời gian thu hoạch cải mầm ngắn nhất. Giá thể vải bố kết hợp lưới xám dẻo làm vật liệu lót để trồng rau mầm giúp tiết kiệm thời gian thu hoạch từ đó có thể giảm chi phí lao động và tránh được những mầm bệnh từ môi trường giá thể nên năng suất cao.

3.2 Ảnh hƣởng của phƣơng pháp tƣới và vật liệu lót đến sinh trƣởng và năng suất cải mầm

3.2.1 Điều kiện ngoại cảnh

Trong thời gian thực hiện thí nghiệm, điều kiện nhiệt độ phòng trồng rau mầm dao động từ 26,8-340C, ẩm độ trong khoảng 63-84% khá cao vì nên đã xuất hiện mầm bệnh nhưng chưa tới ngưỡng gây thiệt hại và ánh sáng từ 1-2,7 lux (Hình 3.2).

Hình 3.2 Nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trung bình qua 5 ngày khảo sát trong phòng trồng rau mầm tại nhà lƣới nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

3.2.2 Chiều cao cây cải mầm

Chiều cao cây cải mầm ở nhân tố vật liệu lót khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê vào thời điểm 5 và 6 NSKG (Bảng 3.4), nghiệm thức lưới đen (10,03 và 12,80 cm, tương ứng) và lưới xám dẻo (9,90 và 13,36 cm, tương ứng) có chiều cao cây cải mầm cao hơn so với đối chứng. Kết quả này cho thấy việc sử dụng lưới để trồng rau mầm thích hợp cho sinh trưởng hơn so với không sử dụng. Chiều cao cây cải mầm ở giai đoạn 4 NSKG khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Chiều cao cây cải mầm của 2 phương pháp tưới nhỏ giọt và timer khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở các giai đoạn khảo sát, nghiệm thức tưới nhỏ giọt có chiều cao cây dao động từ 7,68 - 13,42 cm cao hơn hệ thống tưới Timer (6,94 - 11,36 cm). Điều này có thể giải thích là do hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp lượng nước và dinh dưỡng tới rễ vừa đủ và liên tục giúp cải mầm phát triển tốt. Điều này phù hợp với nhận định của Trần Thị Ba (2010) vì vậy rễ cây không bao giờ bị ngập hoàn toàn nhưng cũng không để khô giúp cải mầm hút đầy đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt.

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy chiều cao cây cải mầm có sự tương tác giữa vật liệu lót và hệ thống tưới. N hi ệt độ ( o C), ẩ m độ (% ) C ườ ng độ ánh sá ng (l ux) 0 25 50 75 100 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00

Thời gian trong ngày (giờ)

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0

Ẩm độ (%) Nhiệt độ (oC)Nhiệt độ (o Ánh sáng (lux)

Bảng 3.4 Chiều cao cây cải mầm của vật liệu lót và hệ thống tƣới qua các giai đoạn khảo sát tại nhà lƣới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

Nhân tố Chiều cao cây (cm) qua các ngày sau khi gieo

4 5 6 (Thu hoạch) Vật liệu lót (A) Lưới đen 7,35 10,03 a 12,80 a Lưới xám dẻo 7,30 9,90 a 13,36 a Không lưới (ĐC) 7,28 9,70 b 11,02 b Phương pháp tưới (B) Nhỏ giọt 7,68 a 10,06 a 13,42 a Timer 6,94 b 9,70 b 11,36 b F (A) ns * ** F (B) ** ** ** F (A*B) ns Ns ns CVa (%) 2,16 1,50 5,95 CVb (%) 1,84 0,96 5,95

Những số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Duncan. ns: không khác biệt ý nghĩa.*: khác biệt ý nghĩa 5%. **: khác biệt ý nghĩa 1%.

Hình 3.3 Chiều cao cải mầm 5 ngày sau khi gieo trên 2 loại giá thể và các loại lƣới: (a) lƣới xám dẻo + tƣới nhỏ giọt, (b) lƣới đen + tƣới nhỏ giọt, (c) không lƣới (ĐC) + tƣới nhỏ giọt, (d) lƣới xám dẻo + tƣới timer, (e) lƣới đen + tƣới timer, (f) không lƣới (ĐC) + tƣới timer

3.2.3 Năng suất

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy ở nhân tố vật liệu lót năng suất tổng cải mẩm khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động từ 3,56 đến 4,11 kg/m2

. Nhưng năng suất thương phẩm và tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, lưới xám dẻo (3,46 kg/m2

và 97,19%) và lưới đen (3,28 kg/m2 và 82,27%) cao hơn so với không lưới.

Về hệ thống tưới, năng suất tổng, năng suất thương phẩm và tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng cải mầm khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Phương pháp tưới nhỏ giọt cho năng suất tổng (4,57 kg/m2), năng suất thương phẩm (4,04 kg/m2) và tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng (88,40%) cao hơn phương pháp tưới timer. Kết quả này phù hợp với chiều cao cây cải mầm vậy năng suất tỷ lệ thuận với chiều cao cây, chiều cây cây cao sẽ đạt năng suất cao. Như vậy, phương pháp tưới nhỏ giọt thích hợp cho sinh trưởng và năng suất của cải mầm hơn phương pháp tưới timer.

Kết quả Bảng 3.5 cho thấy không có sự tương tác giữa vật liệu lót và phương pháp tưới lên năng suất của cải mầm.

Bảng 3.5 Năng suất cải mầm của vật liệu lót và hệ thống tƣới tại nhà lƣới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

Nhân tố Năng suất tổng (kg/m2)

Năng suất thương phẩm (kg/m2) Tỷ lệ (%) năng suất thương phẩm/năng suất tổng Vật liệu lót (A) Lưới đen 3,99 3,28 a 82,27 a Lưới xám dẻo 3,56 3,46 a 97,19 a Không lưới (ĐC) 4,11 2,79 b 67,88 b Phương pháp tưới (B) Nhỏ giọt 4,57 a 4,04 a 88,40 a Timer 3,20 b 2,31 b 72,18 b F (A) ns * ** F (B) ** ** ** F (A*B) ns Ns ns CVa (%) 9,84 13,21 4,14 CVb (%) 10,98 11,48 5.53

Những số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Duncan. ns: không khác biệt ý nghĩa. *: khác biệt ý nghĩa 5%. **: khác biệt ý nghĩa 1%

3.2.4 Thời gian thu hoạch

Thời gian thu hoạch cải mầm đối với nhân tố vật liệu lót khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê, nghiệm thức lưới đen (25 phút/m2) có thời gian thu hoạch ngắn nhất, kế đến là lưới xám dẻo (28,33 phút/m2) và không lưới (31,5 phút/m2) cho thời gian thu hoạch nhiều nhất. Về phương pháp tưới, timer cho thời gian thu hoạch (25,78 phút/m2) ngắn hơn phương pháp tưới nhỏ giọt (30,78 phút/m2). Liên hệ với chiều cao cây, cho thấy thời gian thu hoạch có tương quan với chiều cao cây, thời gian thu hoạch sẽ gia tăng khi chiều cao cây cao và ngược lại. Nhưng khi cây quá cao sẽ dễ đổ ngã và phát sinh bệnh, gây ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch. Kết quả này cho thấy sử dụng lưới làm vật liệu lót sẽ cho thời gian thu hoạch nhanh hơn không sử dụng lưới.

Thời gian thu hoạch cải mầm có sự tương tác giữa vật liệu lót và phương pháp tưới khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Thời gian thu hoạch ở vật liệu lót lưới đen trên phương pháp tưới nhỏ giọt và timer ngắn nhất ở (dao động từ 24,33-25,67 phút/m2), kế đến là lưới xám dẻo (dao động từ 25,67-31,00 phút/m2, tương ứng), nhiều thời gian nhất là đối chứng (dao động từ 25,78-30,78 phút/m2, tương ứng).

Bảng 3.6 Thời gian thu hoạch (phút/m2) cải mầm của vật liệu lót và hệ thống tƣới tại nhà lƣới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

Vật liệu lót Phương pháp tưới Trung bình

Nhỏ giọt Timer Lưới đen 25,67 a 24,33 a 25,00 a Lưới xám dẻo 31,00 b 25,67 b 28,33 b Đối chứng 35,67 c 27,33 c 31,50 c Trung bình 30,78 b 25,78 a F vật liệu lót (a) = ** F hệ thống tưới (b) = ** F (a x b) = ** CV. (%) = 4,08

Những số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Duncan. **: khác biệt ý nghĩa 1%.

Tóm lại, về vật liệu lót lưới đen và lưới xám dẻo cho có chiều cao cây và năng suất tương đương nhau và cao hơn đối chứng. Về phương pháp tưới, nhỏ giọt thích hợp cho sinh trưởng và năng suất cải mầm. Lưới đen kết hợp phương pháp tưới timer cho thời gian thu hoạch cải mầm ngắn nhất. Như vậy, tưới nhỏ giọt rất

Một phần của tài liệu khảo sát một số biện pháp cải tiến kỹ thuật trồng cải mầm (Trang 34)