Vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu khảo sát một số biện pháp cải tiến kỹ thuật trồng cải mầm (Trang 27)

- Giống: Hạt cải củ của công ty Trang Nông (TN 45) đang được sử dụng phổ biến và ưa chuộng trên thị trường, thân to, rất giòn, vị hăng cay nồng, năng suất mầm 3-3,5 kg/m2.

- Vật liệu lót: Lưới dẻo xám (0,2 mm/ô), lưới xanh (0,5 mm/ô), lưới đen (0,2 mm/ô), giấy thấm.

Hình 2.1 Vật liệu lót: (a) lƣới xám dẻo, (b) lƣới xanh, (c) lƣới đen, (d) giấy thấm

- Giá thể: Xơ dừa, vải bố.

Hình 2.2 Giá thể: (a) giá thể xơ dừa, (b) giá thể vải bố

(a) (b) (c) (d)

- Dinh dưỡng: Đại học Cần Thơ (Bảng 2.1), dinh dưỡng Hydro Green (Bảng 2.2), TC Mobi.

Bảng 2.1 Thành phần khoáng đa vi lƣợng của dinh dƣỡng đƣợc pha ở Bộ môn Khoa học Cây trồng, Đại học Cần Thơ.

STT Hóa chất Số lượng sử dụng (g/1000 lít) 1 Calcium nitrate 1250 2 Magnesium sulphate 500 3 Magnesium nitrate 150 4 Monobotassium phosphate 360 5 Potassium nitrate 600 6 Potassium chloride 40 7 Potassium sulphate 30 8 Ammonium nitrate 50 9 Iron sulphate (30,83%) 6,0 10 Manganese sulphate 1,5 11 Acid boric 3,0 12 Zine sulphate 1,5 13 Coopper sulphate 1,5 14 Ammonium molybdate 0,1 15 Edta.na 12,0

16 Ammonium nitrate chloride 50,0

Bảng 2.2 Thành phần của dung dịch dinh dƣỡng Hydro Green do công ty Green Wall sản xuất

Hóa chất Part A (%) Part B (%)

Nitrogen (N) 4,64 1,77 Nitrat Nitrogen 4,32 1,17 Ammoniacal Nitrogen 0,32 0,60 Calcium (Ca) 4,40 _ Soluble Potassium (K2O) 3,06 3,94 Available Phosphate (P2O5) _ 3,05 Magnesium (Mg) _ 0,32 Chelax (Fe) _ 0,02

các nguyên tố vi lượng khác (Mn, Cu,

Thành phần dinh dưỡng của dinh dưỡng Mobi do công ty cổ phần NI VIET sản xuất: N (18%), P2O5 (2%), K2O (20%), vi lượng gồm B (250 ppm), Zn (28 ppm), Cu (12 ppm), Mo (7 ppm), Fe (120 ppm).

- Hóa chất sử dụng thanh trùng: Chlorine (3%) và vôi.

- Hệ thống trồng: Kệ trồng rau, máy bơm nước có đồng hồ hẹn giờ (timer), ống tưới nhỏ giọt.

- Phòng trồng rau, thau ngâm hạt, bình phun tay, máy đo ánh sáng, máy đo nhiệt độ và nhiệt kế, vĩ trồng inox kích cỡ lỗ lưới 1mm diện tích 50x33 cm.

2.2 Phƣơng pháp

2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của loại giá thể kết hợp vật liệu lót đến sinh trƣởng và năng suất cải mầm

- Mục đích: Xác định loại giá thể và vật liệu lót thích hợp cho cải mầm sinh trưởng và đạt năng suất cao.

- Bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 2 nhân tố với 4 lần lặp lại. Nhân tố A: Vật liệu lót

1. Lưới xanh + lưới xám dẻo 2. Lưới xám dẻo

3. Giấy thấm (đối chứng) Nhân tố B: Giá thể

1. Xơ dừa 2. Vải bố

Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của hệ thống tƣới và vật liệu lót đến sinh trƣởng và năng suất cải mầm

- Mục đích: Xác định vật liệu lót và phương pháp tưới cho cải mầm sinh trưởng mạnh và đạt năng suất cao.

- Bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố với 4 lần lặp lại. Nhân tố 1: Vật liệu lót

1. Lưới đen 2. Lưới xám dẻo

3. Không lưới (đối chứng) Nhân tố 2: Phương pháp tưới

1. Tưới nhỏ giọt 2. Timer

Hình 2.3 Phƣơng pháp tƣới: (a), (b) nhỏ giọt và (c) tƣới Timer

Thí nghiệm 3: Ảnh hƣởng của loại dinh dƣỡng đến sinh trƣởng và năng suất cải mầm

- Mục đích: Xác định loại dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho cải mầm sinh trưởng mạnh, đạt năng suất và chất lượng cao.

- Bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẩu nhiên gồm 4 nghiệm thức (3 nghiệm thức dung dịch dinh dưỡng khác nhau và 1 đối chứng) với 4 lặp lại.

1. Dinh dưỡng Đại học Cần Thơ (ĐHCT). 2. Dinh dưỡng Mobi (Mobi).

3. Dinh dưỡng Hydro Green (Hydro Green). 4. Phun nước (Đối chứng).

Ghi chú: sử dụng dinh dưỡng ĐHCT (1%) chuyên dung được pha ở bộ môn Khoa học Cây trồng, ĐHCT; dinh dưỡng Hydro Green (0,6%) do công ty Gwall sản xuất và TC Mobi (1,5g/1lít nước) do công ty cổ phần NI VIET sản xuất. Cuối ngày thứ 3 cung cấp từng loại dinh dưỡng tương ứng với nghiệm thức và nước ở nghiệm thức đối chứng.

2.2.2 Kỹ thuật canh tác

Chuẩn bị hột gieo

Ngâm hạt cải củ trong thau bằng nước sạch (nước máy) với tỷ lệ 2 sôi + 3 lạnh (nhiệt độ tương đương 40-50oC), khoảng 3 giờ sau đó vớt ra, đem ủ trong 24 giờ (khoảng 3-4 giờ ngâm nước lạnh 1 lần). Sau đó đem gieo, lượng hạt cần cho thí nghiệm là 0,5 kg hạt khô/m2.

(b) (c)

Dụng cụ lưới và vải bố thanh trùng trước khi trồng, đối với vải bố ngâm nấu trong nước sôi khoảng 5-10 phút, xơ dừa ngâm xả nước 24 giờ trước khi trồng. Lưới, vĩ lưới và kệ trồng phải được rửa thật sạch, sau đó tráng qua chlorine (3%), đem phơi nắng 1 ngày để tiệt trùng. Phòng trồng rau mầm được rãi vôi và chiếu tia cực tím 24 giờ trước khi trồng, bên dưới hệ thống trồng cũng được mở đèn cực tím. Hệ thống nước hoàn lưu đều phải đi qua thùng xử lý tia cực tím. Tất cả các thí nghiệm được tiến hành trong phòng mát và có che tối.

Chăm sóc và thu hoạch

Chăm sóc: Cả 3 thí nghiệm trong 3 ngày đầu tưới nước bằng bình phun tay trung bình 2 giờ/lần và 6 lần/ngày kết hợp che tối cải mầm bằng giấy carton (chỉ ngày thứ nhất). Từ 4 ngày sau khi gieo đến thu hoạch, rễ đã mọc dài cây có thể tự lấy nước từ rễ nên cung cấp nước từ bên dưới, không phun sương bên trên để tránh ướt lá cải dễ phát sinh và lan truyền bệnh.

Thí nghiệm 1: Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho tất cả các nghiệm thức và cung cấp dinh dưỡng ĐHCT (1%) từ ngày thứ 4 sau khi gieo.

Hình 2.4 Trồng tau mầm trên giá thể: (a) vải bố, (b) xơ dừa

Thí nghiệm 2: Theo nghiệm thức tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt và hệ thống tưới Timer (dân ngập xả cạn) từ 7 giờ đến 17 giờ. Cung cấp dinh dưỡng ĐHCT (1%) từ ngày thứ 4 sau khi gieo.

Thí nghiệm 3: Cuối ngày thứ 3 sau khi gieo hạt cung cấp dinh dưỡng theo nghiệm thức: ĐHCT (1%), Mobi (1,5g/1lít nước), Hydro Green (0,6%) và nước sạch ở nghiệm thức đối chứng.

Hình 2.5 Trồng rau mầm sử dụng dung dịch dinh dƣỡng

Thu hoạch: 6 ngày sau khi gieo có thể thu hoạch tùy tình trạng sinh trưởng của rau mầm, dùng dao cắt ngang gốc cải mầm tiếp giáp với bề mặt lưới hoặc vĩ trồng.

Hình 2.6 Thu hoạch cải mầm (dùng dao cắt ngang gốc cải mầm tiếp giáp với bề mặt lƣới hoặc vĩ trồng)

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi

 Ghi nhận: Ngày gieo hột, ngày ngưng tưới phun, ngày thu hoạch.

 Điều kiện tiểu khí hậu: Đo nhiệt độ và ẩm độ không khí bằng nhiệt kế treo trên vĩ trồng cải mầm cách khoảng 5 cm để ở giai đoạn 3 ngày đầu sau khi gieo, những ngày sau cây cải đã cao nhiệt kế được treo ngang với độ cao cải mầm, đo định kỳ 6 lần/ngày vào thời điểm 7:00, 9:00, 11:00, 13:00, 15:00 và 17:00 giờ. Ánh sáng dùng máy Lux Mater Model DM-28, Japan đo ánh sáng, đo 6 lần/ngày (cùng thời điểm đo nhiệt độ).

 Về sinh trưởng

Chiều dài thân (cm): Đo từ gốc thân đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cải mầm bằng thước nhựa dẽo vào thời điểm 4, 5, 6 NSKG (10 cây/lô)

Chiều dài rễ (cm): Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng của chóp rễ cải mầm bằng thước nhựa dẽo (thí nghiệm 3) vào thời điểm thu hoạch.

 Về năng suất

Năng suất tổng (kg/m2

): Cân toàn bộ trọng lượng cải mầm thu hoạch (bỏ phần rễ) của từng nghiệm thức rồi quy ra năng suất tạo trên m2

Năng suất thương phẩm (kg/m2

): là năng suất tổng sau khi loại bỏ những cây thấp, cây có vết bệnh đen to đường kính khoảng 1 mm có thể nhìn thấy bằng mắt thường, cây bị gãy và bị thối nhũn.

Tỷ lệ (%) năng suất thương phẩm/năng suất tổng được tính = phần trăm năng suất thương phẩm/năng suất tổng.

Hình 2.7 Phẩm chất cải mầm: (a) thƣơng phẩm và (b) không thƣơng phẩm

 Về độ Brix, hàm lượng Vitamin C và Nitrate

Độ Brix (%): Được xác định bằng khúc xạ kế, lấy một lượng rau khoảng 5 g nghiền, lấy dịch nhỏ lên Brix kế rồi đọc kết quả.

Hàm lượng Vitamin C (mg/100 g): Cân khoảng 5g mẫu cho vào cối sứ cùng với 20 ml HCl 1%, tiến hành nghiền nát mẫu, sau đó lên thể tích 100 ml với acid oxalic 1%, lắc kỹ và để yên dung dịch mẫu trong 10 phút. Kế đó lọc và lấy 10 ml dịch lọc đem chuẩn độ với dung dịch 2,6 - dichlorophenol indophenol 0,001 N cho đến khi thấy xuất hiện màu phớt hồng bền sau 1 phút thì ngưng quá trình chuẩn độ, đọc thể tích dung dịch 2,6 - dichlorophenol 0,001 N đã sử dụng.

Công thức: ( /100 ) ( ) 0,088 100 2 1      m V V b a g mg X Trong đó:

a: số ml trung bình khi chuẩn mẫu vật

b: số ml trung bình khi chuẩn mẫu đối chứng V1: thể tích dung dịch triết ban đầu (100 ml)

V2: thể tích dung dịch chiết lấy để chuẩn độ (10 ml) m: trọng lượng mẫu cân lúc đầu (g)

0,088: số mg acid ascorbic tương đương với 1ml dung dịch chuẩn độ 2,6 - dichlorophenol

Định lượng theo phương pháp Muri (Đại học Cần Thơ, 1996): được xác định dựa trên tính khử của 2,6 - dichlorophenol indophenol. Dạng oxi hóa của thuốc thử 2,6 - dichlorophenol indophenol có màu bị khử bởi acid ascorbic có trong dịch trích của nguyên liệu thực vật tạo thành dung dịch không màu. Ở điểm trung hòa của tất cả acid ascorbic thì thuốc thử dư không bị khử sẽ có màu hồng trong dung dịch acid.

Hàm lượng Nitrate (mg/kg): Được xác định theo phương pháp Grandvan- Liaz (Viện thổ nhưỡng Nông Hóa, 1998). Cân 5g mẫu, nghiền nát trong 5 ml K2SO4 0,05%, chuyễn mẫu vào cốc rồi đem đun trong 30 phút, sau đó để nguội và lên thể tích 50 ml với K2SO4 0,05%. Tiến hành lọc, trích 5 ml dung dịch đem cô cạn với H2O2 đến khi dung dịch khô (không để mẫu bị cháy), để nguội sau đó cho 1 ml acid disunfophenic để cho hòa tan đều + 25 ml nước cất, lắc đều. Tiến hành trung hòa acid bằng NaOH 10% cho đến khi pH trung tính (pH = 7) thử bằng giấy đo pH, sau đó thêm nước cất lên đến thể tích 50 ml. Tiến hành đem đo ở bước sóng 436 nm.

2.2.4 Phân tích số liệu

− Sử dụng phần mềm Exel để xử lý số liệu thô và phần mềm SPSS 16.0 để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm.

− Dùng phép thử F và Duncan để so sánh số liệu trung bình giữa các nghiệm thức.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hƣởng của loại giá thể kết hợp vật liệu lót đến sinh trƣởng và năng suất cải mầm

3.1.1 Điều kiện ngoại cảnh

Điều kiện tiểu khí hậu trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ dao động từ 27- 300C, ẩm độ không khí từ 62-87 % và ánh sáng trong khoảng 1-1,5 lux Hình 3.1 và Phụ bảng 1.1. Theo Trần Thị Ba (2010), nhiệt độ thích hợp cho trồng rau mầm là 25-300C, ẩm độ 60-65%, ánh sáng tối hoặc nhẹ. Như vậy điều kiện nhiệt độ và ánh sáng phòng trồng cải mầm tương đối thích hợp, mặc dù ẩm độ tương đối cao nhưng không phát hiện bệnh hại trong thời gian thí nghiệm.

Hình 3.1 Nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trung bình qua 5 ngày khảo sát trong phòng trồng rau mầm tại nhà lƣới nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

3.1.2 Chiều cao cây cải mầm

Chiều cao cải mầm ở nhân tố vật liệu lót khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê vào thời điểm 5 và 6 ngày sau khi gieo (NSKG), nghiệm thức lưới xám dẻo (11,55 và 13,62 cm) và lưới xanh + xám dẻo (11,52 và 13,50 cm) có chiều cao cây cải mầm cao hơn so với đối chứng. Điều này có thể giải thích, vào ngày 5 và 6 NSKG rễ cây cải mầm đã tương đối phát triển có thể hút nước và dinh dưỡng bên dưới giá thể, khi có lớp lưới lót bên trên giá thể, vùng rễ được thông thoáng và oxy cung cấp quanh rễ nhiều hơn, làm gia tăng hấp thu dinh dưỡng đối với rễ cây, nên giúp gia tăng chiều cao cây trong giai đoạn mầm nhiều hơn so với đối chứng không

N hi ệt độ ( o C), ẩ m độ (% ) C ườ ng độ ánh sá ng (l ux ) 0 25 50 75 100 7:00 9:00 11:00 13:00 15:00 17:00

Thời gian trong ngày (giờ)

0.0 0.5 1.0 1.5 2.0

Ẩm độ (%) Nhiệt độ (oC)Nhiệt độ (o Ánh sáng (lux)

lưới. Giai đoạn 4 NSKG chiều cao cải mầm khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động từ 6,46-6,51 cm.

Chiều cao cây cải mầm của giá thể vải bố và xơ dừa giai đoạn 4 và 5 NSKG khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê nhưng vào thời điểm thu hoạch chiều cao cải mầm khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.1). Nghiệm thức giá thể xơ dừa (13,41 cm) cao hơn so giá thể vải bố (13,06 cm). Chiều cao cây cải mầm không có sự tương tác giữa vật liệu lót và giá thể. Điều này được Nguyễn Mạnh Chinh (2008) nhận định thì xơ dừa có độ xốp tốt nên dễ dàng thoát nước, có khả năng điều hòa nhiệt độ và giữ ẩm độ ở mức thích hợp cho sự phát triển của mầm nên bộ rễ phát triển tốt tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng cho chiều cao cây tốt. Vậy, Khi cây ở giai đoạn mầm sự trao đổi chất ở lá ít, sinh trưởng cây phụ thuộc vào sự hấp thu nước và dinh dưỡng của rễ.

Bảng 3.1 Chiều cao cây cải mầm của vật liệu lót và giá thể qua các giai đoạn khảo sát tại nhà lƣới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

Nhân tố Chiều cao cây (cm) qua các ngày sau khi gieo

4 5 6 (Thu hoạch)

Vật liệu lót (A)

Lưới xanh + lưới xám dẻo 6,51 11,52 a 13,50 a

Lưới xám dẻo 6,50 11,55 a 13,62 a Giấy thấm (ĐC) 6,46 11,18 b 12,73 b Giá thể (B) Vải bố 6,47 11,58 13,06 b Xơ dừa 6,51 11,55 13,41 a F (A) ns * * F (B) ns Ns * F (A*B) ns Ns ns CVa (%) 1,09 0,55 6,80 CVb (%) 1,76 0,61 6,63

Những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê; ns: khác biệt không có ý nghĩa, *: khác biệt có ý nghĩa 5%.

3.1.3 Năng suất

Kết quả bảng 3.2 cho thấy năng suất tổng, năng suất thương phẩm và tỷ lệ năng suất thương phẩm/năng suất tổng cải mầm về vật liệu lót và giá thể khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Về vật liệu lót thì nghiệm thức lưới xám dẻo cho năng suất tổng (4,66 cm), năng suất thương phẩm (3,75 kg/m2) và tỷ lệ năng suất thương phẩm/ năng suất tổng (85,09%) cao hơn so với giấy thấm. Điều này có thể giải thích là khi không sử dụng vật liệu lót thu hoạch sẽ không cắt được sát thân cây rau mầm so với sử dụng lưới làm vật liệu lót nên ảnh hưởng đến năng suất cải mầm.Về giá thể, nghiệm thức xơ dừa cho năng suất tổng (4,34 kg/m2), năng suất

cao hơn giá thể vải bố (4,11 và 3,19 kg/m2

,đạt 23 và 57% tương ứng). Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hậu (2009) giá thể xơ dừa cho năng xuất cải mầm tốt nhất. Vậy giá thể xơ dừa thích hợp hơn cho sự sinh trưởng và năng suất cải mầm.

Kết quả Bảng 3.2 cho thấy không có sự tương tác giữa vật liệu lót và giá thể lên năng suất của cải mầm.

Bảng 3.2 Năng suất cải mầm của vật liệu lót và giá thể ở thời điểm thu hoạch tại nhà lƣới Nghiên cứu rau sạch, KNN & SHƢD, ĐHCT

Nhân tố Năng suất tổng

(kg/m2) Năng suất thương phẩm (kg/m2) Tỷ lệ (%) năng suất thương phẩm/năng suất tổng Vật liệu lót (A)

Lưới xanh + lưới xám dẻo 4,56 a 3,72 a 85.33 a

Lưới xám dẻo 4,66 a 3,75 a 85,09 a Giấy thấm (ĐC) 3,47 b 2,94 b 81,39 b Giá thể (B) Vải bố 4,11 b 3,19 b 82,60 b Xơ dừa 4,34 a 3,76 a 85,27 a F (A) ** * * F (B) * ** ** F (A*B) ns Ns ns CVa (%) 7,84 9,29 2,19 CVb (%) 12,28 7,00 1,74

Những số trung bình trong cùng một cột có cùng chữ theo sau thì khác biệt không có ý nghĩa qua kiểm định Duncan. ns: không khác biệt ý nghĩa. *: khác biệt ý nghĩa 5%. **: khác biệt ý nghĩa 1%.

3.1.4 Thời gian thu hoạch

Thời gian thu hoạch cải mầm đối với nhân tố vật liệu lót khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Bảng 3.3). Nghiệm thức lưới xám dẻo có thời gian thu hoạch 26,33 phút/m2 ngắn hơn so với nghiệm thức lưới xanh kết hợp lưới xám dẻo 29 phút/m2 và nghiệm thức đối chứng có thời gian thu hoạch cao nhất với 32,17

Một phần của tài liệu khảo sát một số biện pháp cải tiến kỹ thuật trồng cải mầm (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)