Mô ̣t số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 108)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, cùng với các trường đào tạo của Trung ương (bao gồm Đại học, Cao đẳng, THCN, Dạy nghề) hệ thống trường, lớp chuyên nghiệp của tỉnh đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng đông đảo. Thực tiễn lãnh đạo GDCN 15 năm qua của Đảng bộ Thanh Hóa có thể rút ra những kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác chỉ đạo cụ thể, sát sao của các cấp chính quyền và sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể nhân dân. Đây là điều đầu tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định để đảm bảo cho sự phát triển vững chắc trong tương lai của GDCN.

Thứ hai, GDCN chỉ thực sự phát triển khi các cấp các ngành và toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và yêu cầu của nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, cần thực hiện chủ trương đa dạng các loại hình đào tạo, phương thức đào tạo, ngành nghề đào tạo sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của đào tạo nghề.

Thứ tư, vì sự nghiệp đào tạo ở các trường chuyên nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thị trường lao động nên tương ứng với cơ cấu lao động sẽ phải có cơ cấu nhân lực phù hợp. Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác DGCN cần xây dựng chiến lược đào tạo gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể. Xác định đúng phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp là những vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy đảng. Do đó đòi hỏi các cấp ủy đảng phải nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải am hiểu tình hình thực tiễn của từng địa phương, từng ngành sản xuất. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phải chỉ ra được những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, những khâu then chốt để tập trung giải quyết dứt điểm, phải nắm vững và vận dụng đúng quan điểm của Đảng: ―Giáo dục là quốc sách hàng đầu‖

Năm là, GDCN là bậc đào tạo cần đầu tư lớn trong hệ thống đào tạo nhân lực của bất kỳ một quốc gia nào nên cần có sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng mới đảm bảo được chất lượng và hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nhiều nguồn lực, Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy nghề.

Sáu là, GDCN sẽ phát triển tốt hơn khi có sự đóng góp trách nhiệm của bên sử dụng lao động và phải có sự xác định đúng nhu cầu cần đào tạo để đáp ứng thị trường lao động. Vì vậy, cần có cơ chế phối hợp giữa bên sử dụng lao động với sản xuất, phát huy được sự năng động, sáng tao, tiếp cận và thích ứng với yêu cầu của sản xuất và thị trường lao động.

3.3. Giải pháp

Để lãnh đạo, chỉ đạo đưa công tác GDCN đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của địa phương và đất nước phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới, những vấn đề đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cần giải quyết là:

Thứ nhất, nhận thức rõ đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, chú trọng phát triển giáo dục chuyên nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Bước vào thời kỳ mới, Đảng ta xác định rõ quan điểm: Phát triển giáo dục đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ. GDCN nói riêng và giáo dục nói chung đều phải đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là đào tạo ra những con người có khả năng đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất xã hội.

Quán triệt quan điểm đó, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, cơ sở và trong các ngành đều đưa vào nội dung giáo dục đào tạo. Ngược lại giáo dục chuyên nghiệp giúp cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương và cơ sở được phát triển vững chắc hơn.

Sự nghiệp CNH, HĐH chỉ có thể thành công khi chúng ta có nguồn nhân lực mạnh, đội ngũ lao động lành nghề, có chất lượng cao, có kinh nghiệm, có sức khỏe và chúng ta quản lý sử dụng tốt lực lượng đó. Để tạo nguồn nhân lực thì vai trò quan trọng hàng đầu là công tác GDCN - tạo ra sự phát triển về chất trong lao động, góp phần thực hiện công tác chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng bộ đề ra. Trong những năm tới, ngành giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa cần tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch phát triển GDCN gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước cải thiện tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu nhân lực được đào tạo, tăng hướng nghiệp và đào tạo nghề ở bậc phổ thông, giảm lý thuyết và tăng thực hành, thực hiện học đi đôi với hành, lý thuyết đi đôi với thực tiễn; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học như: Thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập… nhằm giúp học sinh, sinh viên nhanh chóng tiếp cận với thực tiễn, chuẩn bị những tri thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho cuộc sống sau này.

Như vậy, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển và vì vậy nó phải tiếp tục được đặt ở vị trí quốc sách và gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Khi nội dung trên thấm nhuần đến mọi cấp, mọi ngành, mọi tầng lớp nhân dân sẽ tạo nên một sức mạnh tinh thần tổng hợp cũng như sức mạnh vật chất lớn lao đưa sự nghiệp GDCN của tỉnh ngày càng phát triển.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự chỉ đạo, tiếp tục quy hoạch mạng lưới các trường chuyên nghiệp.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với vai trò quản lí nhà nước của chính quyền các cấp đối với hệ thống giáo dục chuyên nghiệp

Những thành tựu to lớn mà GDCN Thanh Hóa giành được trong 15 năm qua không tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như sự kết hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với vai trò quản lí nhà nước của các cấp chính quyền. Đảng là người quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương Đảng vào thực tiễn địa phương để vận dụng và đề ra những chính sách đúng đắn về giáo dục và GDPT phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của tỉnh mình. Nhưng người thực hiện chủ trương này lại chính là các cơ quan chính quyền và bản thân ngành giáo dục, các Sở Ban ngành liên quan.

Do đặc thù GDCN phức tạp và đa dạng hơn các ngành học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân vì do nhiều Sở, Ban ngành tham gia quản lý. Tuy nhiên, vì vậy để quản lý được GDCN cần sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng. Mọi hoạt động của ngành giáo dục đều phải căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng bộ

tỉnh. Mặt khác, để các chủ trương đúng đắn và các điều chỉnh kịp thời trong quá trình đề ra chính sách giáo dục thì Đảng bộ tỉnh sẽ phải tiếp thu ý kiến tham mưu của chính quyền các cấp và ngành giáo dục. Vì vậy mà một yêu cầu không thể thiếu là các cơ quan trên phải kết hợp chặt chẽ với nhau.

Thực tế phát triển GDCN Thanh Hóa trong những năm trước đó và giai đoạn 1996 - 2010 cho thấy: ở địa phương nào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng kết hợp chặt chẽ giữa với vai trò quản lí nhà nước của các cấp chính quyền được phát huy thì địa phương đó luôn làm tốt công tác phát triển GDCN.

Song song với việc ban hành các chủ trương, chính sách Đảng bộ tỉnh đó luôn tăng cường chỉ đạo các cấp ủy Đảng ở cấp huyện, thị, xã, phường để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong giáo dục đào tạo và GDCN. Hàng năm, tỉnh đều chú trọng đến công tác báo cáo hàng quý và cả năm trong việc thực hiện các đề án giáo dục. Nhờ vậy đã kịp thời tìm ra các hạn chế để có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục trong hoạt động của Đảng và các cấp chính quyền tại địa phương.

Thực hiện phương châm: Đảng lãnh đạo, nhà nước và nhân dân cùng thực hiê ̣n. Từ năm 1996 đến năm 2010, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân đã có sự chỉ đạo toàn diện, đồng bộ, thống nhất. Quán triệt quan điểm, nhiệm vụ chung của sự nghiệp GDCN, các cấp, các ngành đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương đã đề ra.

Đảng bộ Tỉnh, các cấp ủy Đảng, chi bộ trong từng đơn vị đã thực sự là hạt nhân lãnh đạo, tổ chức, đề ra đường lối, chính sách phát triển GDCN trên cơ sở quán triệt các nghị quyết Trung ương của Đảng. Chi bộ trường học là tổ chức lãnh đạo trực tiếp, toàn diện mọi hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối, chính sách của Đảng. Các cấp ủy Đảng đã phát huy tới mức cao nhất vai trò lãnh đạo của mình, làm cho toàn Đảng, toàn dân thấm nhuần quan điểm đúng đắn về giáo dục. Từ đó hướng mọi hoạt động của hệ chính trị nhằm vào hiệu quả thiết thực của giáo dục.

Sở GD-ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lí nhà nước, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, đường lối của Đảng và Đảng bộ

tỉnh, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Nhân dân có trách nhiệm cùng Đảng, chính quyền xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, chăm lo phát triển thế hệ tương lai.

Sự kết hợp toàn diện, đồng bộ giữa các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân Thanh Hóa trong 15 năm qua đã tạo nên sự đồng thuận, nhất trí cao trong việc thực thi các chính sách giáo dục, đưa hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh ngày càng phát triển. Chính vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo, cần không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, kết hợp chặt chẽ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với vai trò quản lí nhà nước của các cấp chính quyền trong hệ thống giáo dụclà bài học mang tính quyết định đưa giáo dục Thanh Hóa tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Thứ ba, coi trọng phát triển quy mô giáo dục chuyên nghiệp đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục hướng mạnh vào mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ quá trình CNH-HĐH

Là một tỉnh đất rộng, người đông, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nền tảng và nhân tố quyết định đối với thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sự hình thành .

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và các sở, ban, ngành chức năng đã không ngừng xây dựng các trường chuyên nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực. Năm 2010, địa bàn tỉnh đó có gồm: 2 trường cao đẳng nghề, 16 trường trung cấp nghề; 19 trung tâm dạy nghề; 2 trường đại học, 1 trường cao đẳng, 7 trường trung cấp chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề.. với năng lực đào tạo nghề cho 40.517 người. Năm 1997, trường Đại học Hồng Đức thành lập đó giúp cho con em Thanh Hóa có điều kiện được học từ mầm non đến đại học ngay trên quê hương của mình. Đặc biệt trong những năm qua trường Đại học Hồng Đức với nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên đó giúp cho ngành giáo dục Thanh Hóa khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên. Sự ra đời của các trường chuyên nghiệp ngay trên địa bàn tỉnh đó giúp cho số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp PTTH có điều kiện học lên trung cấp, cao đẳng, đại học nhiều hơn so với trước đây.

Để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cần điều chỉnh, rà soát, bổ sung Quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, CĐ, TCCN và dạy nghề phù hợp với nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực của tỉnh. Tập trung phát triển mạng lưới các trường chuyên nghiệp theo hướng mở rộng quy mô, đa dạng ngành nghề, cấp độ và loại hình đào tạo; trang bị cơ sở vật chất hiện đại, tiếp cận công nghệ tiên tiến; linh hoạt trong việc chuyển đổi ngành, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động; phân bố lại hợp lý các cơ sở đào tạo tại các vùng miền trong tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thực sự đạt hiệu quả thì cần phải hướng vào chính những con người nơi đây, phát huy lợi thế giáo dục của chính họ. Đó là truyền thống hiếu học. Một trong những con đường vươn lên đó là cần cù, chịu khó học tập, thông minh sáng tạo. Trong lịch sử khoa bảng của các triều đại phong kiến có không ít người con Thanh Hóa đỗ đạt và có người đỗ đến Trạng nguyên. Nhiều người từng giữ chức quan lớn trong các triều đình phong kiến. Ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh có văn bảng tôn vinh sự học tiêu biểu như ở Hoằng Lộc - Hoằng Hóa. Tại đây, trong hương ước của làng còn ghi rõ: ― Trọng người học giỏi đỗ đạt cao hơn là trọng chức vụ‖. Bao năm qua, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa luôn biết phát huy truyền thế mạnh của mình. Chinh vì vậy mà thế hệ trẻ Thanh Hóa hôm nay không hổ thẹn với cha ông họ ngày trước. Năm 2002 - 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện cải cách đề thi đại học theo hình thức mới, cả nước chỉ có 3 thủ khoa nhưng điểm đặc biệt cả 3 thủ khoa này đều là người Thanh Hóa. Đây hẳn rằng không phải là một kết quả ngẫu nhiên mà trên hết là sự cố gắng học tập, mày mò tìm hiểu không đi theo một khuôn mẫu nào của các em. Thanh Hóa luôn đứng ở vị trí thứ 2 sau Thủ đô Hà Nội về số thí sinh trúng tuyển cao đẳng, đại học, thủ khoa, á khoa và tổng điểm 3 môn cao. Mặc dù đây không phải là một địa phương có kinh tế phát triển và ngân sách đầu tư cho giáo dục cao. Thanh Hóa cũng không phải là tỉnh trung tâm để có điều kiện giao lưu tiếp xúc nhiều với các tỉnh thành và quốc tế như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì thế mà trong những năm tiếp theo, để đưa giáo dục Thanh Hóa phát triển mạnh hơn nữa cần phải đặc biệt chú trọng đến yếu tố tự thân mang tính quyết định này của người dân nơi đây.

Để góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội thì việc nâng cao chất lượng giáo dục là rất cần thiết nhưng không phải là chạy theo bệnh thành tích để lấy chất lượng ảo. Hiện nay trước những tiêu cực của giáo dục nói chung và giáo dục Thanh Hóa nói riêng, nhiều vấn đề được nhấn mạnh trong đó vấn đề nhức nhối nhất là tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chất lượng giáo dục Thanh Hóa cũng còn nhiều điểm hạn chế. Vì vậy, nếu trong thời gian tới Đảng bộ và ngành giáo dục không nhìn thẳng vào thực tế mà tiếp tục chạy theo bệnh thành tích thì không thể có một sự nâng cao mặt bằng dân trí, khó bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 108)