Thực trạng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 39)

Tính đến đầu năm 1995, Ngành học Giáo dục chuyên nghiệp có 1.553 biên chế, trong đó:

- Giáo viên: 801 người

Trong đội ngũ giáo viên: Cơ cấu trình độ phân ra như sau: - Trình độ phó giáo sư: 2 người

- Trình độ Phó tiến sĩ, cao học, chuyên khoa I, II: 99 người

(Tập trung chủ yếu ở 2 trường Cao đẳng sư phạm và Cao đẳng Y tế) - Trình độ đại học, cao đẳng: 531 ngườ i

- Trung học chuyên nghiệp: 132 ngườ i

- Trình độ CNKT và trình độ khác: 33 ngườ i. [85, tr.7]. (Phụ lục 22, 23) Việc xây dựng đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến tốt trong việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Toàn ngành học đã hoàn thành việc bồi dưỡng trình độ sư phạm bậc I, đang triển khai bồi dưỡng trình độ sư phạm bậc II theo chương trình bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tất cả các trường đã triển khai việc bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho giáo viên. Mặc dù nguồn kinh phí cho bồi dưỡng giáo viên của ngành học Giáo dục chuyên nghiệp còn hạn hẹp nhưng nhìn chung các trường đều cố gắng đưa cán bộ giáo viên đi dự các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn ở các Sở, Bộ và các trường Đại học chuyên ngành mở.

Một số trường đã cử giáo viên đi học sau đại học, nghiên cứu sinh hoặc học để chuyển đổi chuyên môn, ngành nghề đáp ứng yêu cầu mở nghề mới, môn học mới. Nhiệm vụ bồi dưỡng tại chỗ được các trường đặt ra với thái độ nghiêm túc, kiên quyết hơn, thông qua đó đáp ứng yêu cầu biên soạn chương trình, viết giáo trình tài liệu, đảm bảo kế hoạch giảng dạy.

Tuy vậy, năng lực, trình độ của đông đảo giáo viên còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ, thiếu người giỏi, phần lớn giáo viên còn dừng ở mức đào tạo cơ bản ban đầu chưa được đào tạo lại và đào tạo nâng cao. Đặc biệt là khối các trường nghề, ít có điều kiện bồi dưỡng nâng cao trình độ và tay nghề. Đội ngũ giáo viên chung toàn ngành và riêng từng trường vừa thừa, lại vừa thiếu, không đồng bộ về cơ cấu trình độ cũng như chuyên môn ngành nghề. Thừa giáo viên trình độ yếu kém hoặc không phù hợp với công tác giảng dạy, thừa ở những chuyên môn ngành nghề không còn hoặc còn ít nhu cầu đào tạo. Thiếu nghệ nhân, thợ giỏi, tay nghề cao làm công tác đào tạo, thiếu giáo viên chuyên môn cho yêu cầu mở ngành nghề mới.

Việc bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý của ngành học Giáo dục chuyên nghiệp của tỉnh chưa được quy hoạch, chỉ đạo thống nhất. Công tác tổ chức cán bộ ở các Sở chuyên ngành chủ quản cũng chưa được quan tâm đúng mức đến việc củng cố, nâng cao trình độ cho giáo viên ở các cơ sở đào tạo thuộc ngành quản lý. Đời sống của số đông giáo viên còn khó khăn. Tỉnh chưa có chế độ, chính sách để thu hút người giỏi về làm giáo viên ở các trường chuyên nghiệp.

1.2.4. Về cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho đào tạo

Nhìn chung cơ sở vâ ̣t chất của các trường còn thấp kém. Phần lớn các trường được chuyển địa điểm về thành phố Thanh Hoá, nhưng nhà cửa, phòng học, phòng làm việc, nhà ở học sinh đều xuống cấp và thiếu nghiêm trọng. Có 3 trường được đầu tư xây dựng cơ bản một hệ thống phòng học, nhà thí nghiệm (Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Y tế, Trung học sư phạm cấp I) và mua sắm một ít trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho đào tạo. Các trường còn lại hầu hết trong tình trạng rất khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu thiết bị cho dạy và học thực hành. Một vài trường có được một số thiết bị tối thiểu thì lại quá cũ kỹ, lạc hậu và cũng trong tình trạng hư hỏng nặng.

Trong khi đó, kinh phí sự nghiệp nhà nước cấp chỉ đủ trả lương (trên 70% định mức kinh phí). Các nguồn thu khác ngoài ngân sách không hỗ trợ cho kinh phí đào tạo bao nhiêu. Kinh phí mua sắm trang thiết bị (thường là những thứ đắt tiền), biên soạn, in ấn tài liệu, giáo trình, kể cả kinh phí bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều.

1.2.5. Về công tác quản lý ngành học

Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp 3 trường (Cao đẳng Sư phạm, Trung học Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật) còn lại các trường khác thuộc Sở chuyên ngành quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các trường thuộc các ngành. Các Trung tâm GDTX-DN thuộc phòng giáo dục các huyện, thị, thành phố quản lý.

Tuy vậy, công tác quản lý, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cố gắng, từng bước thống nhất quản lý, chỉ đạo toàn Ngành học trên các mặt: kế

hoạch đào tạo, quản lý, chỉ đạo chặt chẽ các khâu trong quy trình đào tạo theo quy chế, phân cấp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

Do công tác quản lý GDCN rất đa dạng và phức tạp cho nên công tác quản lý sự nghiệp đào tạo nhiều mặt còn chưa được thống nhất, còn nhiều đầu mối, sự phân cấp chưa được cụ thể còn phân tán, chồng chéo, nhiều mặt còn buông lỏng quản lý. Sự phối hợp giữa Sở GD-ĐT với các ngành, huyện chủ quản trường chưa chặt chẽ, chưa có được những dự kiến, định hướng lớn để phát triển ngành học ở tỉnh và sự phát triển của từng cơ sở đào tạo. Sở GD – ĐT và các ngành chức năng có liên quan chưa làm tốt chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ - Uỷ ban Nhân dân tỉnh về chủ trương, chính sách và các giải pháp lớn để phát triển sự nghiệp đào tạo nhân lực của ngành học GDCN.

Về phía các cơ sở đào tạo, năng lực, trình độ của cán bộ quản lý ở một số trường và TTGDTX-DN thực sự yếu, chưa đáp ứng mức tối thiểu của một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.

Tóm lại, trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều mặt khó khăn, GDCN mặc dù còn nhiều yếu kém nhưng đã thể hiện tính năng động và nhanh nhạy, tiếp tục chuyển hướng mục tiêu đào tạo, đa dạng hoá loại hình và phương thức đào tạo, để khẳng định sự tồn tại và có bước phát triển mới. Nhiều trường chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề đã có cách làm sáng tạo, đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực kỹ thuật, góp phần nhất định thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, GDCN vẫn là ngành học thiếu sự ổn định để phát triển so với các ngành học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đó là tình trạng không ổn định về mạng lưới trường lớp, về quy mô, số lượng và hiệu quả đào tạo, về mục tiêu, nội dung chương trình, các điều kiện để thực hiện đào tạo. Công tác GDCN của tỉnh hiện đang đứng trước 2 mâu thuẫn gay gắt.

Mâu thuẫn giữa yêu cầu về số lượng và chất lượng mới của lực lượng lao động với các điều kiện để tăng số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo. Mâu thuẫn giữa cơ sở vật chất, nội dung chương trình, chất lượng giáo viên với nhu cầu đòi hỏi của thực tế xã hội và thị trường sức lao động.

GDCN của tỉnh tồn tại những yếu kém trên là do những nguyên nhân sau: -Về nhận thức, quan niệm: Do ngành học chưa tạo ra sự nhận thức đầy đủ trong xã hội, các cấp lãnh đạo, quản lý và các nhà trường về vị trí, vai trò của GDCN, đặc biệt là dạy nghề đối với việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, nghề nghiệp - động lực trực tiếp nâng cao năng suất lao động thúc đẩy sản xuất phát triển.

-Mặt khác GDCN chịu sự tác động trực tiếp của cơ chế thị trường, nó phản ánh trình độ của nền kinh tế, cho nên trong khi cơ cấu kinh tế và cơ chế, quản lý chưa hình thành rõ, thì nhu cầu nhân lực kỹ thuật chưa xuất hiện dẫn đến nhu cầu đào tạo chưa rõ. Bởi vậy, một số trường khó tuyển sinh, hoặc tuyển được rất ít học sinh, sinh viên. Nếu có tuyển được thì trong quá trình đào tạo chưa rõ đào tạo ra ai sử dụng, đào tạo có phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần chưa.

-Về chủ quan: sự năng động, nhanh nhạy của một số trường còn hạn chế, chưa đi sâu, đi sát thực tế để nắm bắt nhu cầu mới của nền kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó dự báo nhu cầu để mở rộng đào tạo.

-Tác động của các cấp quản lý đối với các cơ sở đào tạo chưa có hiệu lực và hiệu quả cao cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế sự nghiệp đào tạo phát triển.

Như vậy, ngay từ những năm 50, một loạt các trường chuyên nghiệp của tỉnh đã ra đời. Trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, cùng với các trường đào tạo của Trung ương (bao gồm Đại học, Cao đẳng, THCN, Dạy nghề) hệ thống trường, lớp chuyên nghiệp của tỉnh đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng đông đảo chiếm 12,17% tổng số lao động toàn tỉnh.[86, tr1] Bước phát triển đào tạo nhân lực gắn liền với những thành tựu về kinh tế - xã hội mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được trong các giai đoạn phát triển đã qua.

Nhưng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội đang dần chuyển sang thời kỳ phát triển cao hơn: thời kỳ tiến hành CNH, HĐH đất nước – thì sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện đối với hệ thống trường, lớp đào tạo chuyên nghiệp của tỉnh từ nhận thức, quan niệm, đến mục tiêu, cùng những giải pháp để tiếp tục đưa sự nghiệp đào tạo phát triển theo hướng CNH, HĐH.

Chƣơng 2

GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP THANH HÓA TƢ̀ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

2.1. Giáo dục chuyên nghiệp Thanh Hóa trong những năm đầu đẩy mạnh sƣ̣ nghiê ̣p CNH-HĐH đất nƣớc (1996 - 2000). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1.Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục GDCN.

Sau 10 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường được khẳng định, kinh tế đất nước đã có nhiều khởi sắc và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Trong đó, giáo dục đào tạo cũng có sự phát triển và đổi thay mạnh mẽ cả về chất và lượng. Bởi ngay từ Đại hội VII (1991), Đảng ta khẳng định nước ta bước vào thực hiện CNH, HĐH đất nước. Và một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công CNH, HĐH là phải phát triển nguồn nhân lực.

Xuất phát từ kết quả 10 năm đổi mới, với những tiền đề đã được tạo ra, đồng thời dựa trên sự phân tích tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta đã đã đưa ra những chủ trương, biện pháp mới nhằm phát triển giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước.

- Thứ nhất, quan điểm về giáo dục chuyên nghiệp tại Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm mục tiêu đến 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, Đại hội tiếp tục xác định: “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo". [ 35, tr107]

Mục tiêu của giáo dục được xác định như sau:

- Nâng cao mặt bằng dân trí, bảo đảm những tri thức cần thiết để mọi người gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển đất nước.

- Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tăng tỉ trọng số người tốt nghiệp phổ thông cơ sở (lớp 9) trong độ tuổi lao động lên 55 -60% và tỉ lệ những người lao động qua đào tạo trong tổng số lao động lên 22 - 25% vào năm 2000, bảo đảm nguồn lao động có chất lượng cho các lĩnh vực ứng dụng công nghệ tiên tiến. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ vững mạnh, đủ sức giải quyết những vấn đề được đặt ra trong chương trình phát triển khoa học và công nghệ.

- Phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, chú trọng các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn hoá - nghệ thuật, quản lý kinh tế, xã hội và quản trị sản xuất kinh doanh.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đảng đưa ra các nhiệm vụ và biện pháp cụ thể cho ngành học GDCN: Thông qua việc cải tiến hệ thống thông tin về lao động và thông qua các chính sách, các quy định của Nhà nước để điều chỉnh cơ cấu đào tạo một cách hợp lý, nhằm đạt tới sự cân đối giữa đào tạo và sử dụng ở các trình độ và các ngành nghề khác nhau, đặc biệt bảo đảm được nhân lực cho các ngành mũi nhọn và các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm; tăng nhanh tỉ trọng đào tạo ngành nghề dưới bậc đại học. [35, tr.200].

Kiện toàn, phát triển mạnh và bảo đảm chất lượng các cơ sở đào tạo nghề, kể cả các cơ sở dân lập, tư nhân, các doanh nghiệp đi đôi với tăng cường quản lý Nhà nước.

Mở rộng quy mô một cách hợp lý và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, kết hợp đào tạo mới và đào tạo lại, phát triển giáo dục - đào tạo đỉnh cao nhằm lựa chọn, xây dựng đội ngũ chuyên gia khoa học, công nghệ, văn hoá và những nhà kinh doanh giỏi, đội ngũ công chức và cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế - xã hội có năng lực.

Thực hiện quy hoạch sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu, xây dựng các đại học đa lĩnh vực ở các trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước. Phát triển các đại học và cao đẳng địa phương để đáp ứng nhu cầu học tập và phát huy nguồn nhân lưc tại chỗ. Tranh thủ các nguồn tài trợ học bổng và khuyến

khích du học tự túc để tăng nhanh số người đi học đại học, sau đại học ở nước ngoài.

Hoàn chỉnh và củng cố các trường sư phạm về mọi mặt, khắc phục nhanh chóng tình trạng thiếu giáo viên và nâng cao chất lượng giáo viên ở tất cả các cấp học. Bổ sung chính sách đãi ngộ giáo viên và có chính sách khuyến khích giáo viên tình nguyện đến các vùng khó khăn. Sử dụng giáo viên đúng năng lực và đãi ngộ đúng công sức với tinh thần ưu đãi nghề dậy học, chú trọng giáo viên vùng núi, vùng sâu và các vùng khó khăn.

Tăng cường nghiên cứu khoa học giáo dục; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học; Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Cụ thể hoá và thể chế hoá chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục đào tạo, trước hết là về đầu tư phát triển và bảo đảm kinh phí hoạt động. Ngoài việc ngân sách dành một tỉ lệ thích đáng cho sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo, cần thu hút thêm các nguồn đầu tư từ các cộng đồng, các thành phần kinh tế, các giới kinh doanh trong và ngoài nước đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo. Những doanh nghiệp sử dụng người lao động được đào tạo có nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách giáo dục, đào tạo. Đổi mới chế độ học phí phù hợp với sự phân tầng thu nhập trong xã hội,

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thanh hóa lãnh đạo công tác giáo dục chuyên nghiệp tu nam 1996 den nam 2010 (Trang 39)