Thành phần hóa học của thức ăn dùng trong thí nghiệm (%DM)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên khả năng sinh sản của thỏ cái lai địa phương và thỏ new zealand (Trang 47 - 48)

Bảng 4.1: Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn dùng trong thí nghiệm

Thực liệu DM OM CP EE NDF ADF Ash ME (MJ/KgDM) CLT 17,3 89,6 12,1 3,98 65,7 42,1 10,4 7,04 LRM 10,2 89,6 27,4 4,65 37,8 21,8 10,4 11,7 BĐN 11,0 95,2 20,4 8,53 28,1 19,4 4,80 10,8 BDD 87,4 83,4 20,1 8,95 55,4 42,5 16,6 12,8 ĐNLT 92,8 93,6 42,2 10,3 18,4 10,6 6,40 12,9

BDD: bánh dầu dừa, BĐN: bã đậu nành, ĐNLT: đậu nành ly trích, CLT: cỏ lông tây, LRM: lá rau muống, DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: protein thô, EE: béo thô, NDF: xơ trung tính, ME: năng lượng trao đổi (Maertens, 2002).

Bảng 4.1 trình bày thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn dùng trong thí nghiệm. Hàm lượng DM của cỏ lông tây dùng trong thí nghiệm là 17,3% thấp hơn so với kết quả của Lê Lý Hoa Nguyệt (2011) là 18% và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sang (2008) là 19,9% nhưng cao hơn kết quả thí nghiệm Lê Hoàng Sơn (2011) có hàm lượng DM của cỏ lông tây là 13,2%. Điều này có thể giải thích là do cỏ lông tây được cắt tại những địa điểm, thời gian không giống nhau, mức độ cỏ già hay non khác nhau.

Hàm lượng DM của lá rau muống dùng trong thí nghiệm là 10,2% thấp hơn so với kết quả trong báo cáo của Phan Thị Huyền Thoại (2011) có lượng DM của lá rau muống là 12,7%. Hàm lượng CP của lá rau muống là 27,4%, kết quả lượng CP này cao hơn kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thanh Nhàn (2009) là 26,7%. Điều này có thể giải thích là do rau muống được trồng trong điều kiện khác nhau và thu hoạch từ những mùa vụ khác nhau trong năm.

Bã đậu nành dùng trong thí nghiệm có hàm lượng DM và CP lần lượt là 11,0%, 20,4% thấp hơn kết quả thí nghiệm của Trần Thị Hồng Trang (2012) có lượng DM và CP lần lượt là 14,8% và 22,6%. Điều này có thể giải thích là do nguồn bã đậu nành được lấy từ những cơ sở sản xuất khác nhau, quy trình chế biến đậu nành khác nhau làm cho hàm lượng dưỡng chất trong bã đậu nành khác nhau.

Bánh dầu dừa dùng trong thí nghiệm có hàm lượng DM và CP lần lượt là 87,4% và 20,1% thấp hơn kết quả thí nghiệm của Lê Hoàng Sơn (2011) có hàm lượng DM và CP là 89,4% và 21,3% có thể bổ sung vào khẩu phần nuôi thỏ sinh sản.

Kết quả phân tích đậu nành ly trích dùng trong thí nghiệm có hàm lượng CP là 42,2% cao hơn hàm lượng CP của bã đậu nành là 20,4% và phù hợp kết quả thí nghiệm của Đoàn Hiếu Nguyên Khôi (2012) là 42,3%. Hàm lượng DM của đậu nành ly trích là 92,8% kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Hùng Cường (2011) là 86,8%. Vì thế có thể nói bột đậu nành là nguồn thức ăn bổ sung đạm rất tốt cho thỏ sinh sản với mức độ thích hợp trong khẩu phần.

4.2 Lượng thức ăn, dưỡng chất ăn vào và năng suất sinh sản của thỏ được nuôi bằng khẩu phần bổ sung vitamin E

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên khả năng sinh sản của thỏ cái lai địa phương và thỏ new zealand (Trang 47 - 48)