Một số hiện tượng bất thường và bệnh thường gặp ở thỏ sinh sản

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên khả năng sinh sản của thỏ cái lai địa phương và thỏ new zealand (Trang 33)

2.9.1 Vô sinh

Có nhiều nguyên nhân gây chứng vô sinh ở thỏ, các nguyên nhân thường gặp nhất là chu kỳ ngày đêm không đúng, thỏ hoạt động chủ yếu vào hoàng hôn và ban đêm, như vậy cần ưu tiên thời gian này để tạo điều kiện thuận lợi

Bảng 2.10:Thành phần dưỡng chất của sữa thỏ

Thành phần Sữa thỏ (4 – 21 ngày) Sữa bò Vật chất khô 26,1 – 26,4 13,0 Protein 13,2 – 137 3,5

Mỡ 9,2 – 9,7 4,0

Khoáng 2,4 – 2,5 0,7 Lactose 0,86 – 0,87 5,0

cho sinh sản, dinh dưỡng quá dồi dào hay quá thiếu thốn (Chu Thị Thơm ctv., 2006).

2.9.2 Nhiễm độc huyết thời kỳ mang thai

Chứng nhiễm độc huyết thời kỳ mang thai xảy ra chủ yếu ở thỏ béo phì, vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc tuần lễ đầu cho bú.

Triệu chứng: bỏ rơi con, ngưng cho sữa, bỏ ăn, tiêu chảy, co cứng cơ, liệt hai chi sau, co giật, hôn mê.

Cần phải chữa trị khẩn cấp (cung cấp canxi, truyền dịch…). Tiếp theo cần tăng cung cấp Ca, Mg, Methionin trong thức ăn (Chu Thị Thơm và ctv.,

2006).

2.9.3 Ăn thịt con ngay sau khi sinh

Thường xảy ra nhất là sau lần sinh thứ nhất, do bị xáo trộn môi trường hoặc stress. Có nhiều yếu tố gây ra như chuồng bẩn thiếu sự cách biệt, không có ổ do thiếu vật liệu, con cái còn quá nhỏ hoặc quá già, lớp lót chuồng có mùi quá mạnh, thiếu nước uống và chứng ăn thịt con sau khi sanh thường kèm theo chứng thiếu sữa (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).

2.9.4 Bệnh bại huyết

Bệnh bại huyết thỏ do virus Calicivirus gây ra. Đặc trưng của bệnh này là phần lớn thỏ bị bệnh từ 2 tháng tuổi trở lên, chết rất nhanh, nếu tính từ lúc nhiễm virus đến lúc chết trong khoảng 14 – 25 giờ.

Triệu chứng: sốt cao, khó thở, co giật, nhảy cửng lên và có máu lẫn bọt trào ở ngoài mũi. Các cơ quan như gan, phổi, khí quản, lách đều xuất huyết, tụ huyết, hoại tử. Điều trị: không có thuốc trị.

Phòng bệnh: bằng vaccine, tiêm ngừa vaccine cho thỏ vào 1,5 tháng tuổi và chủng lại vào sáu tháng sau (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011).

2.9.5 Viêm vú

Phần lớn bệnh viêm vú ở thỏ là Staphylococcus aureus. Bệnh thường xảy ra nhất vào thời gian cho con bú, và thường chuyển sang dạng mãn tính. Bệnh xuất hiện do tình trạng vệ sinh kém (rơm lót chuồng bẩn, nền lưới sắt), cai sữa thỏ con không đúng (sớm quá hoặc nhanh quá), lứa đẻ quá lớn, hoặc do con cắn. Điều trị bằng kháng sinh (Chu Thị Thơm và ctv., 2006).

2.9.6 Bệnh ghẻ

Đây là bệnh cũng khá phổ biến ở thỏ do 3 giống ghẻ như là Psoroptes cuniculi (ghẻ tai), SarcoptesNotoedses cuniculi (ghẻ da)… bệnh này lây lan nhanh, ghẻ đục khoét các rảnh, nốt lớn.

Triệu chứng: thỏ bị ngứa, cọ gãi vào chuồng, rụng lông, có mùi rất hôi, có thể lan đến bộ phận sinh dục. Thỏ gầy ốm, chậm lớn, sinh sản kém…

Phòng bệnh: vệ sinh tốt chuồng trại, nguồn lây lan, nguồn lây bệnh do người mang sang. Điều trị dùng các loại thuốc trị ghẻ như: Ivermectine 1 tuần chích 1 liều. Tiêm dưới da.

2.9.7 Bệnh viêm mũi

Do vi trùng gây viêm phổi kết hợp với một số loại vi trùng nung mủ kí sinh trong xoang mũi, khi gặp điều kiện thuận lợi thì phát bệnh.

Triệu chứng: chảy nước mũi đặc như mủ, khó thở bằng mũi phải thở bằng miệng và thỏ hay lấy hai chân trước dụi vào mũi, lông bết lại và nước mũi chảy ra. Thỏ lừ đừ, biếng ăn và có tiếng thở rít lên.

Phòng bệnh: chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh sạch sẽ, chuồng trại thông thoáng, không bị gió lùa.

Điều trị dùng thuốc Streptomycin, Choranphenicol, Kanamycin nhỏ vào hai lổ mũi 2 lần/ngày (sáng và chiều), 4 – 5 giọt/lần nhỏ. Nếu thỏ bị bệnh nặng cần tiêm Streptomycin với liều 0,01 g/1kg thể trọng, hoặc Kanamycin liều 0,05 g/1kg thể trọng liên tục trong 3 ngày. Cần kết hợp tiêm hoặc uống điều trị liên tục trong ba ngày liên tục.

2.9.8 Bệnh chướng hơi, tiêu chảy

Nguyên nhân do thỏ ăn phải thức ăn bị ôi, mốc, hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột làm rối loạn tiêu hóa. Các loại thức ăn thô xanh có chứa quá nhiều nước cũng có thể làm thỏ bị tiêu chảy. Bệnh thường xảy ra ở thỏ lớn và thỏ sau khi cai sữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Triệu chứng: bụng chướng hơi, phình to, thở khó, sùi bọt mép, sau đó tiêu chảy màu hơi đen, rất thối.

Phòng bệnh: thức ăn vệ sinh, sạch sẽ. Khi thay đổi nguồn thức ăn, cần tập cho thỏ quen dần thức ăn mới; cần phơi làm ráo nước đối với các loại thức ăn xanh có chứa quá nhiều nước như các loại rau, lục bình, cỏ mồm, …

Cách trị: dùng Streptomycin pha loãng cho uống 2 – 4 lần/ ngày, kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như đọt ổi, lá chuối,…và tiêm hoặc cho uống nước sinh lý, vitamin A, B để tăng sức đề kháng (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2011).

2.10 Thức ăn cho thỏ 2.10.1 Cỏ lông tây 2.10.1 Cỏ lông tây

Loại cỏ thân bò trên mặt đất, rễ nhiều, thân dài 0,6 – 2 m, lá to bản, có lông. Giống cỏ này có nguồn gốc từ Châu Phi thuộc giống cỏ đa niên, giàu đạm, dễ trồng, chịu được đất ẩm ướt. Ở Việt Nam cỏ lông tây được nhập trồng ở Nam Bộ từ năm 1887 tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa, nay đã trở thành cây mọc tự nhiên ở khắp hai miền Nam Bắc, sau 1,5 – 2 tháng trồng thì có thể thu hoạch lứa đầu. Từ đó cứ khoảng 30 ngày thì thu hoạch được một lần, trừ mùa khô phải hơn hai tháng mới cắt được. Có thể sử dụng cỏ lông tây cho gia súc ăn cỏ dưới dạng cỏ tươi hoặc phơi khô (Nguyễn Thiện, 2003).

2.10.2 Lá rau muống

Rau muống là loài sống dưới nước và đầm lầy, có vòng đời ngắn và có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Thân cây rỗng và phân thành nhiều đốt. Lá rau muống là nguồn phụ phẩm được sử dụng sau khi người dân lấy cọng làm thức ăn cho con người. Lá rau muống có hàm lượng CP cao (Nguyen Thi Kim Dong và ctv., 2006). Rau muống có chứa nhiều vitamin nên giá trị dinh dưỡng của rau rất cao, tỷ lệ xơ trong rau lại thấp nên phù hợp cho gia súc. Phần lá rau muống được tận dụng để nuôi thỏ sinh sản rất tốt (Phan Thuận Hoàng, 2006).

Bảng 2.11: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ lông tây Giá trị dinh dưỡng, %DM Loại thức ăn

DM Ash CP EE NDF ADF Cỏ lông tây 18,4 12,1 12,7 5,24 56,2 29,7

Nguồn: Danh Mô, 2003, DM:vật chất khô, CP: đạm thô, EE: chất béo, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số

Bảng 2.12: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá rau muống Giá trị dinh dưỡng, %DM Loại thức ăn

DM OM CP EE NDF ADF Ash Lá rau muống 10,8 90,6 36,3 7,6 40,2 24,2 9,4

Nguồn: Nguyễn Thị Kim Đông, 2006, DM:vật chất khô, CP: đạm thô, OM: vật chất hữu cơ, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, Ash: khoáng tổng số

2.10.3 Bã đậu nành

Bã đậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ, chao và sữa đậu nành. Bã đậu nành có mùi thơm, vị ngọt gia súc rất thích ăn. Hàm lượng chất béo và protein trong bã đậu nành rất cao 27,61%DM (Lưu Hữu Mãnh, 1999). Bã đậu nành có thể cọi là loại thức ăn cung cấp protein cho gia súc.

Theo Phan Thị Huyền Thoại (2011) bã đậu nành có thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng gồm 10,7% DM; 94,7% OM; 27,6% CP; 7,8% EE; 3,8% NDF; 5,29% Ash.

2.10.4 Đậu nành ly trích

Đậu nành ly trích là một nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt và được dùng để thay thế một phần protein động vật trong chăn nuôi. Đậu nành ly trích có hàm lượng protein cao, chiếm khoảng 40 – 45% DM, thành phần của các acid amin cũng gần giống với protein sữa (Lê Đức Ngoan, 2005). Theo Trương Nguyễn Như Huỳnh (2011) đậu nành ly trích có thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng gồm 90,9% DM; 94,8% OM; 43,5% CP; 11,4% EE; 9,11% CF; 22,9% NDF; 5,20% Ash và 12,4 MJ/kg ME

2.10.5 Bánh dầu dừa

Việt Nam là một trong những nước sản xuất nhiều dừa và các sản phẩm từ dừa.Cơm dừa khô là phần cùi dừa của trái dừa đem sấy khô theo cách thức thủ công haybằng thiết bị chuyên dụng. Sản phẩm này có giá trị vì là nguyên liệu chế ra dầu dừa,làm bánh, mứt, kẹo và phụ phẩm có thể làm thức ăn chăn nuôi gia súc hay làm phânbón. Trong quá trình chiết xuất lấy dầu thì thu được khoảng 70% dầu và 30% bã dừa. Phụ phẩm này được ép thành bánh dùng làm thức ăn cho gia súc. Protein trong bánh dầu dừa thuộc loại kém nhất trong các protein thực vật. Chứa 19% – 21% CP chất lượng không cao, thấp về Lysine, Histidine đồng thời hàm lượng xơ trong bánh dầu dừa cao 13% đây là điều hạn chế của bánh dầu dừa khi dùng trong khẩu phần cho gia súc độc vị. Bánh dầu dừa có đặc tính hút đường cao đến50% trọng lượng của nó, đặc tính này được sử dụng để phối hợp các khẩu phần cómật đường (Lưu Hữu Mãnh, 1999).

2.10.6 Vitamin E

2.10.6.1 Khái quát về vitamin E

Vitamin E (α-tocopherol) có ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, miễn dịch và bảo vệ tế bào tránh khỏi những tác hại tiềm ẩn của các bức xạ tự do. Vitamin E cũng tham gia vào quá trình kiểm soát hoạt động của enzyme để làm ổn định màng tế bào (Feki et al., 2001). Ở thỏ, Youssef et al. (2003) đã chỉ ra rằng vitamin C và E cải thiện khả năng sinh sản của thỏ đực bằng cách

tăng nồng độ tinh trùng, khả năng vận động của tinh trùng và làm giảm lượng tinh trùng bị dị tật và chết. Trên thực tế, khi bổ sung các chất chống oxy hóa vào nước uống thì thấy cải thiện khả năng vận động của tinh trùng (Mangiagalli et al., 2012). Căn cứ vào các tài liệu tham khảo; chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này để khảo sát tác dụng của vitamin C và E có trong nước uống đến sự vận động của tinh trùng của thỏ đực giống INAT (Najjar et al., 2009).

Một trong những vitamin cần được cung cấp đủ hàng ngày là vitamin E (còn gọi là alpha-tocopherol). Đây là vitamin tan trong dầu mỡ và có một số chức năng đối với cơ thể như bảo vệ màng các tế bào, điều hòa quá trình biến dưỡng một số chất sinh học cần thiết đối với cơ thể.

Được phát hiện từ năm 1922, khi đó vitamin E được chứng minh có vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản ở động vật. Chuột thí nghiệm khi thiếu chất (sau đó được xác định là thiếu vitamin E) không thể thụ thai để sinh con được. Bởi vậy, vitamin E được đặt tên là tocopherol (theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “có khả năng thụ thai”).

Evans và Emerson (1936) đã tìm ra vitamin E trong lúa mì, được gọi là Tocopherol (Toco = đẻ con, phero = mang, ol = rượu). Có 8 dạng vitamin E trong tự nhiên đang hoạt động, trong đó có 4 vitamin bão hòa , ,  và - Tocopherol là dạng hoạt động sinh học mạnh nhất và phổ biến nhất.

- Đơn vị tính là IU = hoạt động của 1 mg axetat-tocopherol tổng hợp.

2.10.6.2 Nguồn cung cấp

Vitamin E phân bố rộng rãi trong thức ăn, cỏ tươi và cỏ non là nguồn rất giàu vitamin E. Giá đỗ và mầm của hạt ngũ cốc (lúa) chứa rất nhiều vitamin E. Lá chứa gấp 20 - 30 lần so với cọng. Hạt ngũ cốc cũng là nguồn chứa vitamin E nhưng thành phần hóa học thay đổi theo giống. Ví dụ, hạt lúa mì chứa chủ yếu là - tocopherol, ngô còn có thêm -tocopherol. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các sản phẩm của động vật chứa rất ít vitamin E mặc dù số lượng phụ thuộc vào lượng vitamin E khẩu phần.

2.10.6.3 Trao đổi vitamin E

Mặc dù chức năng sinh học của vitamin E chưa biết chính xác nhưng người ta cho rằng nó có mặt trong các enzym. Chức năng của vitamin E là :

Chất kháng oxy hóa sinh học, có tác dụng ngăn ngừa có hiệu quả bệnh gà điên (Encephalomalacia), trong lúc đó selen thì không có tác dụng quan trọng đó. Trong khi bổ sung không đủ vitamin E thì không ngăn ngừa bệnh teo cơ bắp (Muscular distrophy) thì việc bổ sung selen liều thấp vào khẩu phần làm giảm nhu cầu vitamin E cần thiết để ngừa bệnh. Selen là một chất khoáng rất độc vì vậy phải cẩn thận khi bổ sung vào khẩu phần cho gia súc.

Ngoài ra, vitamin E còn kết hợp với selen bảo vệ phospholipit khỏi bị phá hủy của các peroxit; tham gia phản ứng phosphoryl hóa; tham gia trong trao đổi axit nhân; tham gia tổng hợp axit ascorbic; và tham gia tổng hợp ubiquinon (Coenzyme Q).

2.10.6.4 Triệu chứng thiếu vitamin E

Vitamin E và selen có quan hệ với nhau, đa số các chứng bệnh trên có thể chữa được bằng Se.

Đối với gia suc cái mang thai, vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai, sự phát triển của thai non và giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non do đã trung hòa hoặc làm mất hiệu lực của gốc tự do trong cơ thể.

Vitamin E có thể giúp làm giảm tiến trình lão hóa của da và lông cải thiện tình trạng da khô sần sùi, lông gãy rụng...làm giảm giá trị thương phẩm của gia súc gia cầm.

Nói chung việc sử dụng vitamin E khá an toàn. Lượng dư thừa không được sử dụng sẽ nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể. Vitamin E hầu như không có tác dụng phụ khi sử dụng ở liều thông thường. Tuy nhiên khi lạm dụng vitamin E, dùng liều quá cao có thể gây buồn nôn, dạ dày bị kích thích hoặc tiêu chảy, chóng mặt, nứt lưỡi hoặc viêm thanh quản. Những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi ngừng thuốc.

Cách tốt nhất để bổ sung vitamin E là sử dụng các thực phẩm chứa vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên có nhiều chất béo như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương... Trong trường hợp nếu thiếu vitamin E ở gia súc cái trong khi mang thai thi có thể sử dụng vitamin E trực tiếp bằng cách tiêm.

Hình 2.7: Đậu nành ly trích Hình 2.8: Bánh dầu dừa Hình 2.6: Bã đậu nành Hình 2.5: Lá rau muống Hình 2.4: Cỏ lông tây Hình 2.9: Vitamin E

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm 3.1.1 Địa điểm thí nghiệm 3.1.1 Địa điểm thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành ở Trại chăn nuôi tại 474/c khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy và phòng thí nghiệm Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

3.1.2 Thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7/2014 đến tháng 11/2014.

3.2 Phương tiện thí nghiệm 3.2.1 Động vật thí nghiệm 3.2.1 Động vật thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 18 thỏ cái sinh sản bao gồm 9 thỏ lai địa phương và 9 thỏ thuần giống New Zealand có trọng lượng trung bình 2,5 kg và 10 - 11 tháng tuổi. Ngoài ra, trong quá trình thí nghiệm còn sử dụng 5 thỏ đực thuần New Zealand cho công tác phối giống.

3.2.2 Chuồng trại thí nghiệm

Chuồng nuôi thỏ là dạng lồng, gồm 2 dãy lồng chuồng, mỗi dãy gồm 10 ô, mỗi thỏ cái sinh sản được nhốt riêng từng ô. Ngoài ra, còn có 1 lồng chuồng để nhốt thỏ đực thuần và 1 dãy chuồng để nhốt thỏ con.

Bên trong chuồng được bố trí máng uống bằng nhựa 250 ml. Ngoài ra, còn có 18 thau nhựa dùng để cho thỏ ăn bã đậu nành trộn bột đậu nành, thau nhựa được rửa sạch mỗi ngày.

Dưới đáy chuồng được bố trí tấm nilong để hứng phân và nước tiểu cho việc vệ sinh mỗi ngày.

3.2.3 Thức ăn thí nghiệm

Cỏ lông tây được cắt tại nội ô thành phố Cần Thơ và Trường Đại học Cần Thơ. Bã đậu nành được mua tại cơ sở sản xuất chao trong Thành phố Cần Thơ. Lá rau muống được mua tại Thành phố Cần Thơ. Đậu nành ly trích được mua ở cửa hàng thức ăn gia súc gia cầm tại Trà Nóc. Bánh dầu dừa được mua tại các cơ sở sản xuất bánh dầu dừa. Vitamin E được mua tại các cửa hàng bán

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên khả năng sinh sản của thỏ cái lai địa phương và thỏ new zealand (Trang 33)