Nguyên tắc quá trình sắc ký trong cột

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng sử dụng chất bảo quản trong sản phẩm chả lụa mặn và chay ở địa bàn thành phố cần thơ (Trang 25 - 26)

Pha tĩnh là một yếu tố quan trọng quyết định bản chất của quá trình sắc ký và loại sắc ký.

 Nếu pha tĩnh là chất hấp phụ thì ta có sắc ký hấp phụ pha thuận hoặc pha đảo.  Nếu pha tĩnh là chất trao đổi ion thì ta có sắc ký trao đổi ion.

 Nếu pha tĩnh là chất lỏng thì ta có sắc ký phân bố hay sắc ký chiết.  Nếu pha tĩnh là gel thì ta có sắc ký rây phân tử.

 Cùng với pha tĩnh để rửa giải chất phân tích ra khỏi cột, chúng ta cần có một pha động. Như vậy nếu chúng ta nạp mẫu phân tích gồm hỗn hợp chất phân tích A,B,C… Vào cột phân tích, kết quả các chất A,B,C… sẽ được tách ra nhau sau khi đi qua cột. Quyết định hiệu quả của sự tách sắc ký ở đây là tổng hợp các tương tác theo Hình 2.3.

Hình 2.2: Sơ đồ sự tương tác trong cột sắc ký

Tổng của 3 tương tác này sẽ quyết định chất nào được rửa giải ra khỏi cột trước tiên khi lực lưu giữ trên cột là F1 và ngược lại.

Đối với mỗi chất, sự lưu giữ được quy định bởi 3 lực F1, F2, F3. Trong đó F1 và F2 giữ vai trò quyết định. Còn F3 là yếu tố ảnh hưởng không lớn.

Ở đây F1 là lực giữ chất phân tích trên cột. F2 là lực kéo của pha động với chất phân tích ra khỏi cột. F3 là lực tương tác giữa pha động và pha tĩnh.

Chất phân tích A+B+C Pha động (MP) Pha tĩnh (SP) F1 F3 F2

Như vậy, với các chất khác nhau thì F1 và F2 là khác nhau, kết quả là các chất khác nhau sẽ di chuyển trong cột với tốc độ khác nhau và tách ra khỏi nhau khi ra khỏi cột. Quá trình tách các chất trong cột tách sắc ký minh họa ở hình 4.2.

Hình 2.3: Minh họa quá trình tách các chất A và B trong cột tách sắc ký.

(Nguồn: http://www.slideshare.net/thaian_dt/chapter-4ppsckkhikhiphir)

Giải thích:

 1: Bắt đầu mẫu chứa hỗn hợp A và B vào cột tách sắc ký.

 2, 3: Ta cho pha động chạy trong cột sắc ký. Ta thấy quá trình tách 2 chất A, B xảy ra trong cột.

Giả sử:

Chất A là màu đen.

Chất B là màu đỏ. Lúc này thì chất B bị giữ lại cột lâu hơn chất A. Do đó, chất A sẽ ra khỏi cột trước chất B.

 4: Chất A ra khỏi cột chỉ còn lại chất B trong cột.  5: Chất B ra khỏi cột.

 6: Quá trình tách các chất trong cột đã xong.

Một phần của tài liệu khảo sát thực trạng sử dụng chất bảo quản trong sản phẩm chả lụa mặn và chay ở địa bàn thành phố cần thơ (Trang 25 - 26)