Đo thời gian

Một phần của tài liệu nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý điều khiển, vận hành, thí nghiệm máy cắt sf6 (Trang 87)

III. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM SAU LẮP ĐẶT MÁY CẮT SF6

12. Đo thời gian

Mục đích để đo thời gian chuyển động của máy cắt.

Sau đây tác giả xin đưa ra một số khái niệm về thời gian hoạt động của máy cắt. (trang 16-17 IEC 56) (1984)

Thời gian cắt

Thời gian cắt của máy cắt là quãng thời gian từ khi có tín hiệu cắt đến khi có

hồ quang bị dập tắt hoàn toàn. Thời gian này phụ thuộc vào đặc tính của cơ cấu máy cắt và thời gian cháy của hồ quang, được tính toán cho hồ quang của dòng cắt định mức.

Thời gian đóng

Là khoảng thời gian kể từ khi cung cấp điện cho mạch đóng khi MCĐ đang ở vị trí mở cho đến khi mà các tiếp điểm chạm nhau trên tất cả các cực.

Ghi chú:

Thời gian đóng bao gồm thời gian tác dụng của tất cả các thiết bị phụ cần để đóng MCĐ, và là các phần hợp thành của MCĐ đó.

Thời gian đóng

Là khoảng thời gian kể từ khi cung cấp điện cho mạch đóng khi MCĐ đang ở vị trí mở cho đến lúc dòng điện bắt đầu chạy trong cực đầu tiên.

Ghi chú:

1. Thời gian đóng bao gồm thời gian tác động của mọi thiết bị phụ cần thiết để đóng MCĐ, và là phần hợp thành của MCĐ đó.

2. Thời gian đóng có thể thay đổi do sự thay đổi của thời gian tiền hồ quang. Thời gian tiền hồ quang

---

---

- 87 -

Là khoảng thời gian kể từ khi dòng điện bắt đầu chạy qua cực đầu tiên trong một thao tác đóng cho đến thời điểm mà tất các tiếp điểm chạm nhau trên tất cả các cực.

Ghi chú:

1. Thời gian tiền hồ quang phụ thuộc vào giá trị tức thời của điện áp đặt vào trong một thao tác đóng đặc trưng, và do đó cũng thay đổi một cách đáng kể. 2. Không được lẫn lộn định nghiã này của thời gian tiền hồ quang của một MCĐ với định nghĩa của thời gian tiền hồ quang của một cầu chẩy.

Thời gian mở - đóng (của một lần tự đóng trở lại)

Là khoảng thời gian kể từ thời điểm tách các tiếp điểm chịu hồ quang trên tất cả các cực đến thời điểm mà các tiếp điểm chạm nhau trên cực đầu tiên trong một thao tác đóng trở lại.

Thời gian chết (của một lần tự động đóng trở lại)

Là thời gian kể từ thời điểm hồ quang tắt hoàn toàn trên tất cả các cực khi tiến hành thao tác mở cho đến khi dòng điện lập lại đầu tiên trên một cực bất kỳ khi thao tác đóng được tiến hành ngay sau đó.

Ghi chú :

Thời gian chết có thể thay đổi theo thời gian tiền hồ quang Thời gian tự đóng lại

Là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu thời gian mở cho đến thời điểm mà các tiếp điểm chạm nhau trên tất cả các cực trong một thao tác đóng trở lại.

Thời gian đóng lại (trong quá trình đóng trở lại)

Là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu thời gian mở cho đến khi dòng điện hình thành trở lại đầu tiên trên một cực bất kỳ tiếp sau thao tác đóng

Ghi chú:

Thời gian đóng lại có thể thay đổi do sự thay đổi của thời gian tiền hồ quang. Thời gian đóng mở

Là khoảng thời gian kể từ khi các tiếp điểm chạm nhau trong cực đầu tiên trong một thao tác đóng cho đến thời điểm mà các tiếp điểm chịu hồ quang đã tách nhau ra trên tất cả các cực trong một thao tác mở được tiến hành sau đó.

Ghi chú:

Trừ khi có chỉ dẫn khác , người ta giả thiết rằng khi bộ phận ly hợp được lắp sẵn trong MCĐ được cấp điện khi các tiếp điểm chạm nhau trên cực đầu tiên trong thao tác đóng. Đó là thời gian đóng - mở cực tiểu.

Thời gian đóng- mở

Là khoảng thời gian kể từ lúc có dòng điện chạy qua trên cực đầu trong một thao tác đóng đến lúc kết thúc thời gian hồ quang trong một thao tác mở được tiến hành sau đó.

Ghi chú:

1. Trừ khi có chỉ dẫn khác , người ta giả thiết rằng bộ phận ly hợp để mở cuả MCĐ được cấp điện một nửa chu kỳ sau khi dòng điện bắt đầu chạy qua trong mạch chính khi đang hình thành. Cần lưu ý là việc dùng rơle có thời gian tác động ngắn hơn có thể đặt MCĐ vào các dòng không đối xứng cao hơn so với các dòng đã dự kiến ở mục 6.106.5.

---

---

- 88 -

2. Thời gian hình thành - cắt có thể thay đổi do sự thay đổi của thời gian tiền hồ quang.

Thời gian cắt tối thiểu

Là khoảng thời gian nhỏ nhất trong đó điện áp nguồn cung cấp phụ cần được đặt vào rơle mở để đảm bảo cho MCĐ được mở trọn vẹn.

Thời gian đóng tối thiểu

Là khoảng thời gian nhỏ nhất trong đó điện áp nguồn cung cấp phụ cần được

đặt vào thiết bị đóng để đảm bảo cho MCĐ được đóng trọn vẹn.

Đo thời gian đóng cắt ở điện áp cực tiểu, cực đại của cuộn đóng và cắt.

Đối với máy cắt truyền động bằng hệ thống thuỷ lực ta tiến hành đo thời gian ở áp lực nhỏ nhất và lớn nhất.

Công việc đo thời gian chuyển động của máy cắt chỉ được tiến hành bởi những người đã được đào tạo, hiểu rõ công việc mình làm, sử dụng thành thạo thiết bị Để đo thời gian chuyển động của MC ta dùng các thiết bị chuyên dụng như: TM-1600 MA61, XBT-100, CBT-200. Kết quả nhận được bao gồm: thời gian đóng C, cắt O, chu trình đóng-cắt C-O, cắt - đóng cắt O-C-O phải so sánh với kết quả của nhà chế tạo cũng như độ không đồng thời giữa các pha để có thể phối hợp với thời gian của bảo vệ rơ le.

13. Đo điện trở tiếp xúc các tiếp điểm chính bằng dòng điện một chiều.

Sau khi đưa MC về vị trí đóng ta tiến hành đo điện trở tiếp xúc các tiếp điểm chính bằng dòng điện một chiều trị số cao 100200A để đánh giá chất lượng của tiếp điểm chính và tiếp động. ứng với các gía trị dòng điện định mức của từng loại MC cụ thể sẽ có tiêu chuẩn điện trở tiếp xúc riêng. Sử dụng các thiết bị MOM-200, MOM-600 để đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm chính.

14. Các thí nghiệm khác tuỳ theo loại MC và yêu cầu của nhà chế tạo.

Đối với máy cắt dầu: phải thí nghiệm phóng điện chục thủng dầu máy, phải đo tg sứ xuyên.

Đối với MC có tụ điện mắc song song với tiếp điểm chính ta phải tiến hành kiểm tra tụ điện theo qui trình kiểm tra tụ điện.

O-0,3s-CO-3s-CO CO-15s-CO

15. Kết quả thí nghiệm máy cắt khí SF6 sau lắp đặt, trước khi đưa vào vận hành

---

---

- 89 -

BM.08.12

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC

CÔNG TY TNHH MTV THÍ NGHIỆM ĐIỆN MIỀN BẮC

Số:……/ BB-ETC1-CA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…tháng……năm 201…

BIÊN BẢN THÍ NGHIỆM MÁY CẮT ĐIỆN

(Test report of circuit breaker)

Kiểu máy (Type): 3APGF1 Số chế tạo (Series number): X303656 Hãng sản xuất (Manufacturer): Siemens Năm sản xuất (Year of manufacture): 2010 Điện áp định mức (Rated voltage) (kV):

145 Dòng điện định mức (Rated current)(A): 1250

Dòng cắt định mức (Rated short curcuit current)(kA): 25

Vị trí lắp đặt (Site): Máy cắt 132 Trạm (Station): 110kV – Nam Ninh – Nam Định Tình trạng (State): Sau lắp đặt Ngày thí nghiệm (Date): 09/01/2013

Điều kiện môi trường (Ambient condition): t = 20 0C, w = 65 %

Phương pháp thử (Testing method): IEC62271 – 100,IEC60694, QCVN QTĐ-5:2008/BCT

1 - KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM (Testing results):

Kiểm tra bên ngoài và thao tác đóng cắt 5 lần: Bình thường

(General inspection closing and opening 5 times):

Hạng mục (Items) Pha A (Phase A) Pha B (Phase B) Pha C (Phase C ) 1.Điện trở cách điện (Insulation resistance) (M)*

Trước khi thử cao áp

(Before HV testing) 100 000 100 000 100 000

Sau khi thử cao áp

(After HV testing) 100 000 100 000 100 000

2.Điện trở tiếp xúc (Main contact resistance)

()* 25 28 28

3.Thời gian đóng (Closing time) (ms)* 87.5 86.7 87.4 4.Thời gian cắt (ms)

(Opening time) *

Cuộn cắt 1 (Trip 1) 24.9 25.2 25.4

Cuộn cắt 2 (Trip 2) 26.0 26.3 26.5

5.Thời gian ngừng tiếp xúc ở chế độ O-CO (ms)

(Operating sequence O - CO)* 291.6 290.7 291.1

6.Áp lực khí nạp ở t = 20 0C (kg/cm3)

---

---

- 90 -

7.Điện trở cách điện cuộn đóng/cuộn cắt (M)

(Insulation resistance of close, open coil)*

100/100/100

8.Điện trở cách điện động cơ tích năng (M)

(Insulation resistance of motor)* 100

9.Kiểm tra cơ cấu truyền động

(Check mechanical) Tốt

10.Thử điện áp AC f = 50 Hz trong một phút (kV) (AC, f = 50 Hz withstand voltage test in 1

minute)*

120 120 120

2 - THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM (Testing instruments):

3 - KẾT LUẬN (Conclusion):

Các hạng mục đã thí nghiệm đạt yêu cầu kỹ thuật. (Equipments Accepted satisfy with technical regulation).

Người thí nghiệm (Testers) TP cao áp (Chief of department) GIÁM ĐỐC (Director) IV. Kết luận chương 5

Nội dung chương 5 với hai phần nội dung lớn là : tính toán buồng dập hồ quang và quy trình thí nghiệm sau lắp đặt, trước khi đưa vào vận hành của máy cắt SF6.

Trong máy cắt cao áp thiết bị dập hồ quang là bộ phận quan trọng nhất, khi ngắt mạch điện ở đó xảy ra các quá trình cơ bản dập hồ quang và tiếp theo đó là phục hồi độ bền về điện giữa các khoảng cách tiếp điểm. Quá trình dập hồ quang xảy ra phức tạp phụ thuộc vào sự làm việc của kiểu thiết bị dập hồ quang, phụ thuộc khả năng dập hồ quang của thiết bị và phụ thuộc vào vào đặc tuyến V-A của quá trình đó. Dạng đặc tuyến của quá trình này phụ thuộc vào nguyên tắc tác động của thiết bị và vào các đặc điểm kết quả từng chi tiết của nó. Tính toán, thiết kế thiết bị dập hồ quang là một trong các nhiệm vụ quan trọng khi thiết kế máy cắt. Trong tính toán Máy đo điện trở tiếp xúc (Main contact resistance tester) MOM-600 N0:3101178 Thiết bị đo điện trở cách điện(Insulation resistance tester) M 3125 N0:1008582 Máy thử cao thế (Power frequency withstand voltage tester) ALT - 120 N0:95755 Thiết bị chụp sóng máy cắt (Operating time tester) CT - 6500 N0:4010727

---

---

- 91 -

cần phải xác định các tham số của thiết bị và các đặc tuyến của nó. Sau khi tính toán lựa chọn các thiết bị trong buồng dập hồ quang, tác giả nhận định rằng các thiết bị trong buồng dập hồ quang cực kì phức tạp, hiện nay các nhà sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng yêu cầu rất cao về kĩ thuật, công nghệ vật liệu, công nghệ sản xuất.

Thí nghiệm trước khi đưa vào vận hành là công việc bắt buộc đối với tất cả các thiết bị trong hệ thống điện. Công việc này sẽ quyết định xem thiết bị có đủ điều kiện đưa vào vận hành hay không. Trước khi xuất xưởng, các thiết bị đã được thí nghiệm tại phòng thí nghiệm tiêu chuẩn và được chứng nhận đạt các yêu cầu bởi các nhà sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển và lắp đặt tại công trường (điều kiện nhiệt độ, độ ẩm khác với trong phòng thí nghiệm tiêu chuẩn), một số các thiết bị điện không đạt yêu cầu vận hành. Đối với máy cắt SF6 sẽ gặp một số trường hợp như : thời gian đóng, cắt quá lớn, độ lệch thời gian đóng cắt giữa các pha không đạt yêu cầu kĩ thuật (độ lệch thời gian đóng giữa các pha không vượt quá 5ms, độ lệch thời gian cắt giữa các pha không vượt quá 3ms) ( theo IEC 62271-100). Điện trở tiếp xúc giữa hai cực trong một pha của máy cắt SF6 khi đóng lớn hơn giá trị thí nghiệm xuất xưởng. Các lỗi này đều có thể được khắc phục bằng cách điều chỉnh lắp đặt. Ngoài ra, một số lỗi khác như điện trở cách điện giữa các pha với nhau hoặc

Một phần của tài liệu nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý điều khiển, vận hành, thí nghiệm máy cắt sf6 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)