VI. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
3. Chọn buồng dập hồ quang
Từ những ưu điểm trên ta chọn nguyên lý cắt tự thổi.
Dưới đây là miêu tả cụ thể cấu tạo và nguyên lý hoạt động của buồng dập hồ quang.
5.1.1 Tiếp điểm tĩnh hồ quang 5.1.5 Xy lanh nhiệt 5.1.2 Ống thổi dập hồ quang 5.1.6 Van
5.1.3 Tiếp điểm ngón 5.1.7 Pittong 5.1.4 Tiếp điểm động dập hồ quang 5.1.8 Van
Hình 5.1 Buồng dập hồ quang tương ứng với các trạng thái của máy cắt. Khi máy cắt ở vị trí đóng (hình a) các tiếp điểm chính làm việc và tiếp điểm dập hồ quang đều đóng, dòng điện chạy qua tiếp điểm chính.
Trong quá trình mở, tiếp điểm động làm việc ở giữa tiếp điểm ngón (5.1.3) và xy lanh nhiệt (5.1.5) được mở ra ( hình b). Tiếp điểm hồ quang trên trục (5.1.1) và tiếp điểm dạng ống (5.1.4) vẫn đóng, và kết quả dòng điện đi qua tiếp điểm hồ quang. 5.1.1 5.1.2 5.1.3 5.1.4 5.1.5 5.1.6 5.1.7 5.1.8
---
---
- 79 -
Trong khi quá trình mở tiếp tục, tiếp điểm hồ quang được mở tạo ra hồ quang (hình c). Cũng trong thời gian này, xy lanh nhiêt (5.1.5) chuyển động xuống dưới và nén khí SF6 giữa xy lanh nhiệt và nhóm van (5.1.8). Nguyên nhân này, làm cho khí SF6 tác động lực ngược chiều trực tiếp sự chuyển động của bộ phận cấu thành tiếp điểm động hồ quang xuyên qua nhóm van một chiều (5.1.6) vào xy lanh nhiệt, sau đó xuyên qua lỗ hổng giữa tiếp điểm động hồ quang (5.1.4) và ống dẫn hướng dập hồ quang dập tắt hồ quang.
Với dòng điện ngắn mạch, khí SF6 ở môi trường xung quanh trục (5.1.1) trong khoang hồ quang bị nóng lên và chuyển động vào trong xy lanh nhiệt (5.1.5) làm áp suất tăng cao. Khi dòng điện qua không, khí chuyển động ngược lại từ xy lanh nhiệt qua vòi phun dập tắt hồ quang. Khi điều này xảy ra, van một chiều (5.1.6) trong xy lanh nhiệt (5.1.5) ngăn áp suất cao đi vào khoang nén giữa pittong (5.1.7 ) và nhóm van (5.1.8).