Đo điện trở cách điện

Một phần của tài liệu nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý điều khiển, vận hành, thí nghiệm máy cắt sf6 (Trang 85)

III. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM SAU LẮP ĐẶT MÁY CẮT SF6

5. Đo điện trở cách điện

Để đánh giá tình trạng cách điện của MC ta tiến hành đo điện trở cách điện giữa cực - cực, cực - đất bằng Mêgôm 3121 hoặc BM 21. Gía trị điện trở đo được phải đạt mức tối thiểu cho phép qui định đối với từng cấp điện áp khác nhau. Nếu không đạt thì tiến hành lau sạch bề mặt sứ bằng giẻ lau sạch có tẩm cồn hoặc sấy nóng.

---

---

- 85 -

Đây là hạng mục ngằm kiểm tra ở chế độ nặng nề nhất cách điện chịu đựng trong 1 phút mà tính chất của cách điện MC không bị phá huỷ. Hạng mục này bắt buộc cho MC có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống. Đối với cấp điện áp cao hơn chỉ tiến hành thử nghiệm khi có điều kiện. Điện áp được thử nghiệm giữa cực - đất, giữa các buồng cắt.

Cấp điện áp của MC(kV) 6 10 22 35 110

Điện áp thử nghiệm đối với MC do các

nước tư bản sản xuất (kV) 18 28 50 70 120

Điện áp thử nghiệm đối với MC do các

nước XHCN sản xuất (kV) 28 38 58 85 120

Khi thử nghiệm tại hiện trường sau khi lắp đặt thì điện áp thử nghiệm bằng 80% điện áp thử nghiệm xuất xưởng.

Đây là thử nghiệm phá hỏng mẫu vì điện áp thử nghiệm cao hơn điện áp vận hành gây ra quá áp chất cách điện. ảnh hưởng thử nghiệm cao áp lặp lại có tính chất tích luỹ do đó các thử nghiệm này không sử dụng cho mục đích bảo dưỡng.

7. Đo điện trở một chiều và cách điện các cuộn đóng cắt.

Cuộn đóng, cắt được đo điện trở một chiều bằng cầu một chiều P333 , AVO- Ohm và đo điện trở cách điện bằng Megôm3121, BM 21 nhằm mục đích kiểm tra chất lượng của cuộn dây đóng,cắt. Các giá trị này được xem xét và so sánh với giá trị của nhà sản xuất.

8. Kiểm tra động cơ tích năng.

Đo điện trở một chiều và cách điện cuộn dây để kiểm tra sự liền mạch, chất lượng các mối nối và tính chất cách điện các cuộn dây.

Dùng đồng hồ bấm dây để đo thời gian tích năng của động cơ. Kết quả nhận được so sánh với gía trị của nhà chế tạo. Thông thường giá trị này khoảng 15 giây.

9. Kiểm tra áp lực khí.

Áp lực khí nạp phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Vì vậy, khi kiểm tra áp lực khí của bất kỳ loại MC nào thì phải xác định được nhiệt độ môi trường nơi có đặt MC đó. Sau đó căn cứ vào đường đặc tính nạp khí của MC cần kiểm tra để biết được áp lực khí tương ứng với nhiệt độ môi trường. Đối chiếu áp lực này với đồng hồ chỉ thị áp lực của MC. Nếu áp lực của MC thấp thì phải nạp bổ sung.

10. Kiểm tra rơ le khí (trong qúa trình nạp khí).

Để kiểm tra các tiếp điểm của rơ le khí chúng ta sử dụng đèn hoặc đồng hồ vạn năng nối vào các tiếp điểm Plockout và Palarm của MC. Tiến hành nạp khí theo quy trình nạp khí máy cắt đến khi đèn tắt đó chính là giá trị khoá máy cắt khi áp lực tụt

---

---

- 86 -

xuống quá thấp cắt so sánh với giá trị trên đồng hồ. Tiếp tục nạp khí cho đến khi đèn tiếp tục sáng lần thứ hai đây là giá trị cảnh báo áp lực khí giảm so sánh với gía trị trên đồng hồ. Nếu quá trình đã nạp xong hoàn toàn tới áp suất định mức thì tháo đồng hồ áp lực. Sau đó, nối đèn dò hoặc đồng hồ vạn năng tới các tiếp điểm, ấn van một chiều để xả từ từ khí trong buồng rơ le áp lực. Khi đèn sáng hoặc đồng hồ kêu thì tiến hành so sánh như trên.

Chú ý: quá trình nạp cần phải đo nhiệt độ môi trường và áp suất nạp theo nhiệt độ cho phù hợp với từng loại MC.

11. Kiểm tra rò khí.

Sau khi nạp xong ta đóng các van lại rồi tháo vòi nạp dùng thiết bị rò khí (nếu không có thì khuấy một bát nước xà phòng) kiểm tra tất cả các đầu nối có khả năng rò khí (như van của bộ giám sát mật độ khí, các đầu nối của đường ống nạp tới MC, các vòng nối tại chỗ nối của MC, mặt bích ...). Nếu không thấy thiết bị rò khí kêu hoặc xà phòng sủi bọt thì kết thúc công việc nạp khí .

Chú ý : sau đó một tiếng cần quay lại kiểm tra áp kế của MC xem có sụt khí

hay không.

12. Đo thời gian.

Mục đích để đo thời gian chuyển động của máy cắt.

Sau đây tác giả xin đưa ra một số khái niệm về thời gian hoạt động của máy cắt. (trang 16-17 IEC 56) (1984)

Thời gian cắt

Thời gian cắt của máy cắt là quãng thời gian từ khi có tín hiệu cắt đến khi có

hồ quang bị dập tắt hoàn toàn. Thời gian này phụ thuộc vào đặc tính của cơ cấu máy cắt và thời gian cháy của hồ quang, được tính toán cho hồ quang của dòng cắt định mức.

Thời gian đóng

Là khoảng thời gian kể từ khi cung cấp điện cho mạch đóng khi MCĐ đang ở vị trí mở cho đến khi mà các tiếp điểm chạm nhau trên tất cả các cực.

Ghi chú:

Thời gian đóng bao gồm thời gian tác dụng của tất cả các thiết bị phụ cần để đóng MCĐ, và là các phần hợp thành của MCĐ đó.

Thời gian đóng

Là khoảng thời gian kể từ khi cung cấp điện cho mạch đóng khi MCĐ đang ở vị trí mở cho đến lúc dòng điện bắt đầu chạy trong cực đầu tiên.

Ghi chú:

1. Thời gian đóng bao gồm thời gian tác động của mọi thiết bị phụ cần thiết để đóng MCĐ, và là phần hợp thành của MCĐ đó.

2. Thời gian đóng có thể thay đổi do sự thay đổi của thời gian tiền hồ quang. Thời gian tiền hồ quang

---

---

- 87 -

Là khoảng thời gian kể từ khi dòng điện bắt đầu chạy qua cực đầu tiên trong một thao tác đóng cho đến thời điểm mà tất các tiếp điểm chạm nhau trên tất cả các cực.

Ghi chú:

1. Thời gian tiền hồ quang phụ thuộc vào giá trị tức thời của điện áp đặt vào trong một thao tác đóng đặc trưng, và do đó cũng thay đổi một cách đáng kể. 2. Không được lẫn lộn định nghiã này của thời gian tiền hồ quang của một MCĐ với định nghĩa của thời gian tiền hồ quang của một cầu chẩy.

Thời gian mở - đóng (của một lần tự đóng trở lại)

Là khoảng thời gian kể từ thời điểm tách các tiếp điểm chịu hồ quang trên tất cả các cực đến thời điểm mà các tiếp điểm chạm nhau trên cực đầu tiên trong một thao tác đóng trở lại.

Thời gian chết (của một lần tự động đóng trở lại)

Là thời gian kể từ thời điểm hồ quang tắt hoàn toàn trên tất cả các cực khi tiến hành thao tác mở cho đến khi dòng điện lập lại đầu tiên trên một cực bất kỳ khi thao tác đóng được tiến hành ngay sau đó.

Ghi chú :

Thời gian chết có thể thay đổi theo thời gian tiền hồ quang Thời gian tự đóng lại

Là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu thời gian mở cho đến thời điểm mà các tiếp điểm chạm nhau trên tất cả các cực trong một thao tác đóng trở lại.

Thời gian đóng lại (trong quá trình đóng trở lại)

Là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu thời gian mở cho đến khi dòng điện hình thành trở lại đầu tiên trên một cực bất kỳ tiếp sau thao tác đóng

Ghi chú:

Thời gian đóng lại có thể thay đổi do sự thay đổi của thời gian tiền hồ quang. Thời gian đóng mở

Là khoảng thời gian kể từ khi các tiếp điểm chạm nhau trong cực đầu tiên trong một thao tác đóng cho đến thời điểm mà các tiếp điểm chịu hồ quang đã tách nhau ra trên tất cả các cực trong một thao tác mở được tiến hành sau đó.

Ghi chú:

Trừ khi có chỉ dẫn khác , người ta giả thiết rằng khi bộ phận ly hợp được lắp sẵn trong MCĐ được cấp điện khi các tiếp điểm chạm nhau trên cực đầu tiên trong thao tác đóng. Đó là thời gian đóng - mở cực tiểu.

Thời gian đóng- mở

Là khoảng thời gian kể từ lúc có dòng điện chạy qua trên cực đầu trong một thao tác đóng đến lúc kết thúc thời gian hồ quang trong một thao tác mở được tiến hành sau đó.

Ghi chú:

1. Trừ khi có chỉ dẫn khác , người ta giả thiết rằng bộ phận ly hợp để mở cuả MCĐ được cấp điện một nửa chu kỳ sau khi dòng điện bắt đầu chạy qua trong mạch chính khi đang hình thành. Cần lưu ý là việc dùng rơle có thời gian tác động ngắn hơn có thể đặt MCĐ vào các dòng không đối xứng cao hơn so với các dòng đã dự kiến ở mục 6.106.5.

---

---

- 88 -

2. Thời gian hình thành - cắt có thể thay đổi do sự thay đổi của thời gian tiền hồ quang.

Thời gian cắt tối thiểu

Là khoảng thời gian nhỏ nhất trong đó điện áp nguồn cung cấp phụ cần được đặt vào rơle mở để đảm bảo cho MCĐ được mở trọn vẹn.

Thời gian đóng tối thiểu

Là khoảng thời gian nhỏ nhất trong đó điện áp nguồn cung cấp phụ cần được

đặt vào thiết bị đóng để đảm bảo cho MCĐ được đóng trọn vẹn.

Đo thời gian đóng cắt ở điện áp cực tiểu, cực đại của cuộn đóng và cắt.

Đối với máy cắt truyền động bằng hệ thống thuỷ lực ta tiến hành đo thời gian ở áp lực nhỏ nhất và lớn nhất.

Công việc đo thời gian chuyển động của máy cắt chỉ được tiến hành bởi những người đã được đào tạo, hiểu rõ công việc mình làm, sử dụng thành thạo thiết bị Để đo thời gian chuyển động của MC ta dùng các thiết bị chuyên dụng như: TM-1600 MA61, XBT-100, CBT-200. Kết quả nhận được bao gồm: thời gian đóng C, cắt O, chu trình đóng-cắt C-O, cắt - đóng cắt O-C-O phải so sánh với kết quả của nhà chế tạo cũng như độ không đồng thời giữa các pha để có thể phối hợp với thời gian của bảo vệ rơ le.

13. Đo điện trở tiếp xúc các tiếp điểm chính bằng dòng điện một chiều.

Sau khi đưa MC về vị trí đóng ta tiến hành đo điện trở tiếp xúc các tiếp điểm chính bằng dòng điện một chiều trị số cao 100200A để đánh giá chất lượng của tiếp điểm chính và tiếp động. ứng với các gía trị dòng điện định mức của từng loại MC cụ thể sẽ có tiêu chuẩn điện trở tiếp xúc riêng. Sử dụng các thiết bị MOM-200, MOM-600 để đo điện trở tiếp xúc của tiếp điểm chính.

14. Các thí nghiệm khác tuỳ theo loại MC và yêu cầu của nhà chế tạo.

Đối với máy cắt dầu: phải thí nghiệm phóng điện chục thủng dầu máy, phải đo tg sứ xuyên.

Đối với MC có tụ điện mắc song song với tiếp điểm chính ta phải tiến hành kiểm tra tụ điện theo qui trình kiểm tra tụ điện.

O-0,3s-CO-3s-CO CO-15s-CO

15. Kết quả thí nghiệm máy cắt khí SF6 sau lắp đặt, trước khi đưa vào vận hành

---

---

Một phần của tài liệu nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý điều khiển, vận hành, thí nghiệm máy cắt sf6 (Trang 85)