Bối cảnh chung của giáo dục vàđào tạo tỉnh Hải Dương đến trước năm

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ nam 2001 den nam 2013 pdf (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Bối cảnh chung của giáo dục vàđào tạo tỉnh Hải Dương đến trước năm

2.1. Bối cảnh chung của giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương đến trước năm 2006 năm 2006

Giáo dục và đào tạo tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2013 cần khắc phục những tồn đọng qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII( 2001 - 2005) như về chất lượng loại hình giáo dục không chính quy, chất lượng đào tạo tại chức chưa được quản lý tốt. Chất lượng công tác hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông ở các trường; việc đổi mới phương pháp dạy học tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực sự trở thành mục tiêu nhu cầu nguyện vọng và kỹ năng của từng giáo viên. Số học sinh bậc trung học vi phạm kỷ luật còn nhiều. Tuy tương đối đầy đủ về định mức, song đội ngũ giáo viên của tỉnh vẫn chưa thực sự đồng bộ về cơ cấu thiếu giáo viên nhạc, họa, công nghệ; chưa có định mức giáo viên cho tiểu học dạy 2 buổi/ngày. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn, giáo viên các trường cao đẳng có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tuy có nâng cao hơn trước nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Diện tích khuôn viên nhiều trường còn thiếu so với quy định tối thiểu. Điều kiện cơ sở vật chất, phòng học tuy có được kiến thiết song còn thiếu thốn nhất là về thư viện và thiết bị, các trường trung học phổ thông bán công còn thiếu nhiều phòng học, thiết bị dạy nghề còn thiếu thốn, lạc hậu. Việc giảng dạy và ứng dụng tin học trong nhà trường còn hạn chế. Vấn đề dạy thêm, học thêm, thu góp không đúng quy định còn diễn ra ở một số nơi.

Giai đoạn 2006 - 2013 còn là những năm cần phải thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV và XV về giáo dục và đào tạo để phấn đấu đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Ngoài ra, giáo dục và đào tạo Hải Dương còn có sứ mệnh tiếp tục thực hiện Nghị quyết về giáo dục và đào tạo của Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, thực hiện Nghị

46

quyết trung ương 9 khóa XI về đổi mới căn bản, giáo dục và đào tạo.Đây thực sự là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Hải Dương phải có những chủ trương và sự chỉ đạo tích cực đối với các sở, ban, ngành ở từng cấp về giáo dục và đào tạo. Phấn đấu thực hiện đúng và tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân tin tưởng đối với lãnh đạo tỉnh Hải Dương trong sự nghiệp trồng người.

2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển giáo dục và đào tạo từ năm 2006 đến năm 2013 đào tạo từ năm 2006 đến năm 2013

2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo từ năm 2006 đến năm 2013

Văn kiện Đại hội X chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao “Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”[2, tr. 239]; chấn hưng nền giáo dục Việt Nam, chuyển sang mô hình giáo dục và đào tạo mở, mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học ngành học, xây dựng hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập thực hành linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, đổi mới giáo dục mầm non giáo dục phổ thông, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm chỉnh chương trình giáo dục.

Ngày 13 /4/2007, Bộ chính trị Ban hành Chỉ thị số 11/CT-TW về tăng cường lãnh đạo của Đảng với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, mô hình xã hội học tập, và tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương hai khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.

Ngày 25/4/2009, Bộ chính trị Ban hành thông báo kết luận số 242 - TB/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương hai khóa VIII, phương hướng

47

phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, khẳng định giáo dục và đào tạo đã giữ mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung chương trình và chính sách giáo dục, phát triển tích cực, hạn chế tiêu cực của kinh tế thị trường, công bằng trong giáo dục được thực hiện đối với trẻ em vùng sâu vùng xa, gia đình chính sách, coi trọng vai trò nòng cốt của các trường công lập, hạn chế còn tồn tại là giáo dục và đào tạo chưa thực sự được coi là quốc sách hàng đầu, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên chưa được chú ý đúng mức, giáo dục phổ thông dạy chữ chưa quan tâm dạy kỹ năng sống, dạy người và dạy nghề, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến lành mạnh mang bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đổi mới quản lý Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đủ số lượng, chất lượng, đổi mới chương trình đào tạo cơ bản về phương pháp giáo dục, phát triển nguồn lực cho giáo dục, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị 61/BCT/TW ngày 28/12/2000 về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 5/12/2011, Bộ chính trị khóa XI Ban hành chỉ thị X-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn, phổ cập giáo dục tiểu học là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhằm tăng nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện một trong ba khâu đột phá, trong chất lượng phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2001 - 2020.

Đại hội XI xác định một trong ba khâu đột phá, chất lượng phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung vào đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”[22, tr.106].

48

2.2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về giáo dục và đào tạo từ 2006 đến năm 2013

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV họp từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 12 năm 2005 đã tiến hành tổng kết nhiệm kỳ 2000 - 2005, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn 2006 - 2010. Đại hội nêu rõ: “ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để đến năm 2015 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”[9, tr.380].Mục tiêu cụ thể đến năm 2010, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đảm bảo 90% - 95% học sinh học hết bậc trung học cơ sở được học tiếp, trong đó có 10% - 15% học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Kế thừa chủ trương ở Đại hội lần thứ XIV và căn cứ vào tình hình thực tiễn của tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XV họp từ ngày 26/9 đến 28/9/2010 xác định mục tiêu tổng quát trong 5 năm

tới là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp” [10, tr.1].Để thực hiện mục tiêu trên Đảng bộ tỉnh đã đưa ra các phương hướng quan trọng trong đó có phương hướng về giáo dục và đào tạo “tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, có biện pháp khuyến học, khuyến tài; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm. Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của tỉnh và của vùng kinh tế trọng điểm…”[10, tr.1].

49

Từ đường lối chung, tỉnh Hải Dương đã đưa ra chủ trương về giáo dục và đào tạo cho từng năm học.

Năm học 2005 -2006,Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã ra Chỉ thị số 20/CT-UBND về thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”[60, tr. 1-15]; Đảng bộ tỉnh chủ trương phát động thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tỉnh còn đưa ra chủ trương về thực hiện kết luận Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX trong giai đoạn tới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trong 6 đề án phát triển giáo dục và đào tạo 2006 - 2010 về các vấn đềphổ cập bậc trung học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, phát triển các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệpdạy nghề. Phát triển giáo dục mầm non, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập, xây dựng cơ sở vật chất trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến 2020. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến năm 2010 và 2015.

Sang năm học 2006 -2007, Đảng bộ tỉnh Hải Dương chủ trương quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo, Ngoài ra, dựa trên cơ sở các đề án phát triển giáo dục và đào tạo Đảng đưa ra chủ trương lãnh đạo đối với từng cấp học: về phổ cập giáo dục trung học, phát triển giáo dục mầm non, phát triển trung tâm kỹ thuật, tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đồng thời phát huy những thành tích đã đạt được đồng thời khắc phục những tồn tại yếu

50

kém. Đây cũng là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục” [61, tr. 1-20].

Năm học 2007 - 2008,chủ trương của tỉnh là đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án giáo dục đã phát động. Đảng bộ tỉnh chủ trương tiếp tục phát động thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7 /11/2006 của Bộ Chính trị về triển khai cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, năm thứ hai thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT/TTg ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục bằng việc tiếp tục triển khai cuộc vận động hai không với 4 nội dung, đồng thời triển khai cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo do Công đoàn giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013, chỉ thị số 55/2008/CT - BGDĐT về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2013”[62, tr. 1-21].

Năm học 2008 - 2009, tỉnh Hải Dương thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT- BGDĐT ngày 13/8/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 - 2009. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục Đào tạo, Đảng bộ tỉnh Hải Dương xác định năm 2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”[63, tr. 1-20].

Năm học 2009 - 2010 là năm học cuối cùng thực hiện kế hoạch nhà nước 2005 - 2010 kết thúc các mục tiêu lớn của đề án phát triển giáo dục và đào tạo, đánh giá sự nghiệp giáo dục và đào tạo qua 5 năm thực hiện Nghị

51

quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV.Tỉnh có chỉ thị số 19/CT/-UBND ngày 27/8/2010 về nhiệm vụ trọng tâm năm học “Năm đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”[63, tr. 1-20].Chủ trương tiếp tục thực hiện ba cuộc vận động và phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức, kỹ năng sống.Tích cực đổi mới phương pháp quản lý và phương pháp dạy học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tiến hành tổng kết đánh giá thực hiện các đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2005 - 2010.Đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã hội hóa giáo dục và các phong trào thi đua phát triển giáo dục và đào tạo.

Năm học2010 - 2011,tỉnh Hải Dương đưa ra chủ trương thi đua chào mừng Đại hội Đảng các cấp. Đảng bộ tỉnh Hải Dương xác định: “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục;tiếp tục triển khai có hiệu quả sáng tạo cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện vận động mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”[65, tr. 1-24].Thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo (Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008).Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý giáo dục. Đổi mới công tác thi đua đi đôi với tăng cường quản lý, thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi phổ cập tiểu học mức độ 2, phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề…Tăng cường cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa.

Năm 2012, tiếp tục triển khai có hiệu quả và sáng tạo các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” [66, tr. 1-27].Các cơ sở giáo dục xây dựng nội dung kế hoạch thực hiện các cuộc vận động, các phong trào cụ thể cho từng năm học. Triển khai thực

52

hiện tốt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn. Tiếp tục triển khai chương trình hành động phòng chống tác hại của trò chơi trực tuyến mang nội dung không lành mạnh với học sinh, sinh viên.Tích cực tham gia hội khỏe toàn quốc năm 2012. Triển khai thực hiện các đề án được phê duyệt và tiến hành xây dựng các đề án mới theo chỉ đạo của Bộ.Thực hiện Chỉ thị số 3398/CT- BGDĐT ngày 12/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ nam 2001 den nam 2013 pdf (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)