Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển giáo dục vàđào

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ nam 2001 den nam 2013 pdf (Trang 31 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển giáo dục vàđào

đào tạo từ năm 2001 đến năm 2005

1.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hải Dương 1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm của Đồng bằng sông

Hồng, diện tích đất tự nhiên 1.656 km2; phía đông giáp thành phố Hải Phòng;phía tây giáp tỉnh Hưng Yên;phía nam giáp tỉnh Thái Bình;phía bắc

giáp tỉnh Bắc Giang.

Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung

bình hàng năm là 23,3oC, giờ nắng trung bình hàng năm là 1524 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.

Địa hình: Hải Dương được chia làm 2 vùng, vùng đồi núi và vùng đồng

bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông

28

Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số và lao động:“Số dân khoảng hơn 1.735.084 người. Trong đó

mật độ dân số trung bình là 1.044.26 người/km2; dân số thành thị: 324.930 người; dân số nông thôn: 1.378.562 người; nam: 833.459 người; nữ: 870.033 người” [73, tr. 1].

Giao thông và cơ sở hạ tầng: Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ

tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển.

Hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện. Đường sắt: tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh.Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải

Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.

Hành chính sự nghiệp: Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc

gồm thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh và 10 huyện (Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang). Thành phố Hải Dương là trung tâm hành chính,

29

Kinh tế: So với năm 2007,năm 2008, “Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng

10,5%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,9%; giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 13%. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%;giá trị hàng hoá xuất khẩu ước đạt 420 triệu USD tăng 73,6%, trong đó, chủ yếu tăng do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 85,7%.Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 440 triệu USD, tăng 47,9% so với cùng

kỳ năm trước”[73, tr. 1].

Đến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha.Với chính sách thông thoáng, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với lợi thế vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Đến hết tháng 10/2008 đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án ( tăng 9 dự án), tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2007. Ước tính vốn đầu tư thực hiện của các dự án năm 2008 đạt 300 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2007.

Du lịch: Hải Dương là vùng đất giàu di tích lịch sử, văn hoá và danh

lam thắng cảnh, tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hoá của dân tộc, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương còn bảo tồn được hàng nghìn di tích có giá trị. Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và niềm tự hào của nhân dân địa phương. Tính đến hết năm 2003, toàn tỉnh có 127 di tích và cụm di tích các loại được xếp hạng Quốc gia, đứng hàng thứ tư về số lượng di tích xếp hạng theo đơn vị tỉnh và thành phố trong cả nước. Trong số những di tích đã xếp hạng có 65 đình, 43 chùa, 33 đền-miếu-đàn, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích lịch sử cách mạng, 5 danh thắng, 6 lăng mộ, 1 văn miếu, 1 di tích khảo cổ học, 3 hệ thống hang động. Trong số các di tích đã xếp hạng, có 2 di tích được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng, đó là khu di tích Côn Sơn và đền thờ Kiếp Bạc.

30

1.2.2. Khái quát về giáo dục và đào tạo của tỉnh Hải Dương đến trước năm 2001

Tỉnh Hải Dương nằm giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử. Nơi đây gắn với tên tuổi các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa lớn như Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, vạn thế sư biểu Chu Văn An, đại danh y Tuệ Tĩnh, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi... Qua các triều đại phong kiến, Hải Dương có nhiều người đỗ đạt nhất cả nước. Thống kê chưa đầy đủ, theo địa danh hành chính ngày nay, “Hải Dương có 488 tiến sĩ Nho học, chiếm 17% số tiến sĩ Nho học của cả nước; trong đó, huyện có nhiều tiến sĩ Nho học nhất là Nam Sách có 125 vị đỗ đại khoa; làng Mộ Trạch (thuộc xã Tân Hồng, huyện Bình Giang) có tới 39 tiến sĩ, được dân gian gọi là “lò tiến sĩ” xứ Đông”[39, tr.7].

Phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng của cha ông, ngay sau những ngày khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thắng lợi, nhân dân Hải Dương hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích cực tham gia phong trào diệt giặc dốt, xóa mù chữ. Cùng với việc làm chăm lo xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng non trẻ, thực hiện sự chỉ đạo của trung ương Đảng bộ và nhân dân Hải Dương bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng, đặt nền móng cho nền giáo dục cách mạng. Mặc dù trong hoàn cảnh hết sức khó khăn vừa sản xuất vừa chiến đấu, đội ngũ giáo viên thiếu, chưa được đào tạo cơ bản, trường lớp không có phải học nhờhọc tạm, chương trình sách giáo khoa giấy vở rất thiếu thốn, song các cơ sở giáo dục vẫn được xây dựng khắp nơi bất chấp các cuộc càn quét của địch. Mục tiêu, tính chất, phương châm của nền giáo dục cách mạng từng bước được hiện thực hóa ngay trong hoàn cảnh kháng chiến đầy gian khổ. Khi hòa bình lập lại trên miền Bắc, chúng ta có điều kiện để bắt tay vào thực hiện cải cách giáo dục quốc dân ngày một

31

hoàn chỉnh. Nhưng không bao lâu, ngành giáo dục Hải Dương cùng với nền giáo dục miền Bắc nói chungvẫn phát triển trong tình hình vừa có hòa bình vừa có chiến tranh. Trong khói lửa bom đạn Mỹ leo thang bắn phá, giáo dục Hải Dương vẫn không ngừng lớn mạnh. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt, các cấp học ở Hải Dương vửa tăng nhanh về số lượng, vừa không ngừng được củng cố và nâng cao chất lượng. Đến năm 1975 hầu hết các xã, phường, thị trấn, đều hoàn chỉnh các cấp học, bậc học: nhà trẻ, mẫu giáo, cấp I, cấp II và bổ túc văn hóa; các huyện đều có trường cấp III, tỉnh đã có nhiều cơ sở giáo dục chuyên nghiệp đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật cho các ngành nghề chủ yếu.

Cải cách giáo dục lần thứ ba thực hiện trong những năm 1980, mặc dù đạt được không ít thành tựu, nhưng do bối cảnh đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nên kết quả không được như mong muốn. Bước sang thời kỳ đổi mới, giáo dục và đào tạo Hải Dương đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng khởi sắc. Các Nghị quyết Đại hội Đảng, đặc biệt là, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VII,Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã tạo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo cả nước một sức sống mới. Ngày nay, với quan điểm giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân, thực hiện phương châm xã hội hóa giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo Hải Dương có những bước tiếnmới. Nếu như năm 1991 Hải Dương là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, thì đến năm 2000 Hải Dương đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Những thành tựu của giáo dục và đào tạo của tỉnh Hải Dương trong kháng chiến và công cuộc đổi mới là tiền đề để Đảng bộ tỉnh có những chủ

32

trương đường lối về giáo dục và đào tạo trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức và hội nhập sâu rộng.

1.2.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển giáo dục và đào tạo từ 2001 đến năm 2005

1.2.3.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo từ năm 2001 đến năm 2005

Nhằm khắc phục những khó khăn, vượt qua thử thách trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngay tại Đại hội VII (1991) Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và khẳng định nhân tố con người giữ vai trò quyết định. Đến năm 1996, Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đưa cả nước tiến vào một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Muốn thực hiện được chủ trương trên thì giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ phải là khâu đột phá, đề ra nguyên tắc giáo dục phải đi đôi với phát triển kinh tế.

Đại hội IX năm 2001 khẳng định: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục” [20, tr.109]. Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào tự học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập.

Năm 2002, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khóa IX ban hành kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương hai khóa VIII về giáo dục và đào tạo, kết luận nêu rõ qua 5 năm thực hiện Nghị quyết, nền giáo dục nước nhà có bước phát triển mới, nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở ở một số tỉnh

33

thành phố, quy mô, chất lượng giáo dục nâng cao. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được xã hội quan tâm. Về khó khăn: quản lý Nhà nước về giáo dục còn hạn chế, thi cử nặng nề, thương mại hóa một số hoạt động giáo dục và đào tạo, cơ cấu giáo dục và đào tạo mất cân đối giữa đào tạo nghề và đào tạo đại học. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, thực hiện cải cách hệ thống giáo dục quốc dân, đầu tư cho giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Để cụ thể hóa việc thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương VI khóa IX Ban bí thư ban hành chỉ thị 40 CT-TW ngày 5/6/2004 “Về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục chuẩn hóa đủ số lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa” [20, tr.238].Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục có những định hướng quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đại hội IX đã có chủ trương đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý.

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) đề ra, được bổ sung, hoàn thiện tại Đại hội IX của Đảng đã được Hội nghị Trung ương 6 (khóa IX) khẳng định là hoàn toàn đúng đắn và giữ nguyên giá trị. Sang thế kỷ XXI, những quan điểm, định hướng phát triển đó tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

34

1.2.3.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển giáo dục và đào tạo từ 2001 đến năm 2005

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2001 - 2005 của tỉnh là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đầu tăng trưởng kinh tế cao hơn thời kỳ 1997 - 2000 và mức bình quân cả nước”[15, tr.353].Để đạt được mục tiêu đó, Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn xác định yếu tố con người có vai trò chủ thể hết sức quan trọng, trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo với nhiệm vụnâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài được coi là quốc sách hàng đầu. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được tỉnh quan tâm. Tỉnh ủy Hải Dương tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa

VIII) và Nghị quyết số 02 - NQ/TU của tỉnh ủy về giáo dục và đào tạo.

Để cụ thể hóa chủ trương đường lối của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII vào thực tiễn.Từ năm 2001 đến năm 2005 Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã có những chủ trương cụ thể.

Năm 2001,Đảng bộ tỉnh Hải Dương chủ trương tiếp tục tăng cường trật

tự, kỷ cương và nề nếp trong giáo dục, Ban Thường vụ tỉnh ủy đã có Chỉ thị

số 10-CT/TU, ngày 22/10/2001về phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng xã hội học tập từ cơ sởvàthực hiện Nghị quyết TW2 (khóa VIII) và Nghị quyết 02 của tỉnh Đảng bộ Hải Dương về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện Luật giáo dục, Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các mục tiêu kinh tế xã hội của toàn tỉnh.

Năm 2002,năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ IX và triển khai chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII. Trên cơ sở quản triệt Chỉ thị số 32/2001/CT- BGD &ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương có

35

Chỉ thị số 18/2001/CT-UB về nhiệm vụ năm học 2001 - 2002 và triển khai thực hiện đề án phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 -

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ nam 2001 den nam 2013 pdf (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)