Quá trình chỉ đạo thực hiệnphát triển giáo dục vàđào tạo của Đảng bộ

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ nam 2001 den nam 2013 pdf (Trang 39 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiệnphát triển giáo dục vàđào tạo của Đảng bộ

bộ tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến năm 2005

36

Từ năm 2001 đến năm 2005, tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đa dạng các loại hình trường lớp ở tất cả các cấp, các bậc học.Củng cố hệ thống trường lớp hiện có, tạo điều kiện để các trường ngoài công lập sẽ được thành lập đi vào hoạt động.

1.3.2. Chất lượng giáo dục và đào tạo các cấp học, bậc học 1.3.2.1.Chất lượng giáo dục mầm non

Bước vào thời kỳ đổi mới với tác động của kinh tế thị trường, các cơ sở giáo dục mầm non ở địa phương không còn được hợp tác xã bao cấp, Đảng bộ tỉnh đã cho phép các trường mầm non được thu học phí và giao cho sở chỉ đạo các địa phương tuyên tuyền giải thích cho phụ huynh về chủ trương đúng đắn đó.

Ngoài ra, tỉnh Hải Dương còn chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng cho các cháu mầm non. Vì vậy, tỉnh đã lãnh đạo các sở ban ngành phát động chương trình chống suy dinh dưỡng trở thành chương trình quốc gia, có sự viện trợ của quốc tế.

Tỉnh yêu cầu công tác truyền thông hướng dẫn các gia đình cách chế biến thức ăn hàng ngày cho các cháu, làm tốt công tác tuyên truyền và vận động trẻ trong độ tuổi đến nhà trẻ, mẫu giáo.Các cháu mẫu giáo được sắp xếp lớp theo độ tuổi, được thực hiện các chương trình cải tiến.

Nhờ sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh Hải Dương mà giáo dục mầm non đã đạt được chất lượng cao và có những chuyển biến tích cực trong những giai đoạn tiếp theo.

1.3.2.2. Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, đổi mới giáo dục phổ thông tiến tới phổ cập bậc trung học

Vấn đề đặt ra cho Đảng bộ tỉnh Hải Dương, ngành giáo dục và đào tạo của tỉnhlà chất lượng giáo dục bậc tiểu học và trung học (trung học cơ sở và trung học phổ thông).

37

Sau những chỉ đạo tích cực của Đảng bộ tỉnh về xóa mù chữ thì đến 1991 tỉnh Hải Dương đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục năm 1991 và năm 2000 Hải Dương đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỉnh phát động phong trào xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia bậc tiểu học cho hai trường ở thành phố Hải Dương. Phong trào phấn đấu trở thành trường chuẩn đã trở thành phong trào phấn đấu toàn diện của các trường tiểu học.

Không chỉ phổ cập bậc tiểu học, tỉnh Hải Dương còn phấn đấu phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tỉnh đã vận động chống bỏ học ở cấp trung học cơ sở huy động học sinh trung học trong độ tuổi trở lại trường. Việc thành lập lại trường trung học cơ sở theo từng đơn vị xã phường được triển khai tích cực, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, có đủ cán bộ quản lý và giáo viên cho hoạt động dạy và học của từng trường, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Chính nhờ sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh đối với ngành giáo dục và đào tạo mà tỉnh Hải Dương trở thành một trong 6 tỉnh đi đầu về công tác này.

Đối với giáo dục trung học phổ thông, nhận thấy việc đặt các lớp bán công trong trường trung học phổ thông công lập chỉ là biện pháp tình thế, tỉnh Hải Dương còn lãnh đạo thành lập phát triển các trường ngoài công lập để tách hết các lớp bán công trong trường công lập. Cùng với nâng cao chất lượng văn hóa, tỉnh đã luôn chú ý tới chất lượng giáo dục toàn diện của các trường. Thời gian này, theo sự chỉ đạo của Bộ tỉnh đã tăng cường củng cố các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề thông thường như may, điện tử, cơ khí cho các trường trung học phổ thông và một số trường trung học cơ sở.

1.3.2.3. Phát triển giáo dục thường xuyên

Đất nước tiến hành công cuộc đổi mới đã có ảnh hưởng tích cực đến phong trào bổ túc văn hóa. Để phục vụ tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng văn hóa, tỉnh đã thường xuyên đầu tư cơ sở vật chất cho trung tâm giáo dục thường xuyên để đủ chỗ học và các điều kiện trang thiết bị cho hàng chục lớp đào tạo tại chức hàng

38

năm. Các trung tâm giáo dục thường xuyên không chỉ dạy văn hóa mà còn mở lớp dạy nghề như may, điện dân dụng, ngoại ngữ, tin học cho thanh niên và nhân dân địa phương. Các trung tâm vẫn duy trì một số lượng lớn các lớp bổ túc trung học phổ thông cho các em học sinh không được học ở các trường phổ thông.Đặc biệt tuy đã đạt tiêu chuẩn về xóa mù chữ nhưng tất cả các trung tâm vẫn duy trì thường xuyên các lớp xóa mù chữ và các lớp chống tái mù chữ cho nhân dân.

Với chức năng nhiệm vụ được mở rộng hơn, ngành giáo dục thường xuyên đạt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông của tỉnh.

1.3.2.4. Giáo dục chuyên nghiệpđược củng cố, phát triển

Ngành học giáo dục chuyên nghiệp bước vào thời kỳ đổi mới với sự thay đổi quan trọng, thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân và chuyển sang thời kỳ mới với các hoạt động ngày càng có hiệu quả, quy mô và chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh Hải Dương, đến năm 2005 ngành học chuyên nghiệp từng bước ổn định và phát triển.Sở giáo dục và đào tạo đã trình phương án “Quy hoạch mạng lưới trường chuyên nghiệp đến năm 2010” trong đó tiến tới thành lập một trường Đại học Hải Dương đa hệ, đa ngành để cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho tỉnh.

1.3.3. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên thường xuyên theo định kỳ, đảm bảo đủ biên chế, tiếp tục khắc phục sự không đồng bộ về cơ cấu giáo viên, tích cực động viên giáo viên dưới chuẩn, không còn điều kiện chuẩn hóa về nghỉ hưu trước tuổi.

Một hoạt động nghiệp vụ rất quan trọng của ngành học là thường xuyên tổ chức hội giảng từ cấp cơ sở đến toàn quốc để giao lưu trao đổi kinh nghiệm giảng dạy học tập giữa các trường, các tỉnh.

39

Cùng với hội giảng, tỉnh còn lãnh đạo các sở ban ngành, tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học.Các cuộc hội thảo khoa học đều được hầu hết các trường tham gia và là dịp trao đổi kinh nghiệm rất tốt giữa các trường.Ngoài ra tỉnh còn thường xuyên đánh giá thi đua tất cả các trường chuyên nghiệp, chú trọng công tác tuyển sinh các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.3.4. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển giáo dục và đào tạo từ nam 2001 den nam 2013 pdf (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)