Với một số trường không phát hiện ra được triệu chứng hư hỏng ổ đỡ con lăn do trong tín hiệu dao động có lẫn dao động gây ra bởi bánh răng. Trong trường hợp này cần sử dụng phương pháp trung bình hóa tín hiệu đồng bộ để tách được nguồn tín hiệu gây ra bởi bánh răng, phần còn lại của tín hiệu chính là tín hiệu ổ đỡ con lăn. Không mất tính tổng quát trong phần này đề xuất phương án sử dụng tín hiệu pha được tách ra từ tín hiệu gia tốc để áp dụng phương pháp trung bình hóa. Với trường hợp có tín hiệu pha việc áp dụng phương pháp trung bình hóa sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Quy trình chẩn đoán chung cho ổ đỡ con lăn trên cơ sở TSA được thể hiện trên hình 4.28.
Hình 4.28. Quy trình chẩn đoán cho ổ đỡ con lăn trên cơ sở trung bình hóa tín hiệu không pha
Kết luận chƣơng 4
Việc giám sát tình trạng hoạt động hộp số bánh răng đã và đang đem lại nhiều lợi ích kinh tế như là tránh phải dừng máy đột ngột, chủ động trong công tác bảo dưỡng sửa chữa. Phương pháp trung bình hóa đồng bộ là một phương pháp cơ bản để chẩn đoán hư hỏng trong hộp số bánh răng. Chương này đã trình bày cơ sở lý thuyết về phương pháp trung bình hóa đồng bộ và ứng dụng của phương pháp này kết hợp với phân tích thời gian – tần số vào chẩn đoán hư hỏng của bánh răng. Một số kỹ thuật cải tiến phương pháp trung bình hóa đồng bộ đã được đề xuất như trung bình hóa đồng bộ với nhiều trục quay khác nhau, trung bình hóa không cần tín hiệu pha. Bên cạnh đó, quy trình chẩn đoán cho ổ đỡ con lăn sử dụng phương pháp trung bình hóa không pha cũng đã được đề xuất. Đây là những điểm
Tín hiệu đo gia tốc
Pha trục quay được tái tạo:
Trung bình hóa tín hiệu đồng bộ Tín hiệu bánh răng
Kurtogram Vùng tần số lựa chọn
Phổ đường bao miền bậc Hilbert Phổ đường bao miền tần số
Tín hiệu ổ đỡ con lăn Lấy mẫu tín hiệu
104
mới của luận án nhằm cải thiện chất lượng chẩn đoán bằng phương pháp trung bình hóa tín hiệu đồng bộ mà hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu.
105
CHƢƠNG 5: CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu của luận án trên mô hình thực, một chương trình tính đã được xây dựng trên cơ sở toàn bộ thuật toán đã được trình bày ở các chương trước. Chương trình tính có nhiệm vụ hỗ trợ người làm nhiệm vụ chẩn đoán sớm tìm ra triệu chứng hư hỏng của các phần tử quay trong hộp số bánh răng. Bên cạnh đó trong chương này còn giới thiệu chi tiết quá trình thu thập dữ liệu đo trong phòng thí nghiệm và ngoài thực tế sản xuất. Một quy trình chẩn đoán mới đã được đề xuất nhằm mục đích chẩn đoán các chi tiết quay trong hộp số bánh răng vận hành với các điều kiện tốc độ và tải trọng biến đổi. Các kết quả đo sẽ được đưa vào chương trình tính để xử lý, sau đó căn cứ theo quy trình chẩn đoán để phát hiện và định vị hư hỏng. Kết quả chẩn đoán hư hỏng sẽ được so sánh với kết quả hư hỏng thực tế nhằm đánh giá độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu cũng như tính chính xác của bộ chương trình tính đã xây dựng.