Một số định hướng, giải pháp phát triển doanh nghiệp trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014-2015 (Trang 29 - 34)

triển của khu vực này.

III- Một số định hướng, giải pháp phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới gian tới

3.1. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các nhóm giải pháp đề ra tại Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015

3.1.1. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ trình và ban hành Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

Tiếp tục hoàn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, gia nhập và rút khỏi thị trường, tạo điều kiện, cơ chế để các doanh nghiệp ngoài nhà nước được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực về đất đai, về vốn, công nghệ để ổn định sản xuất, phát triển kinh doanh.

Cần tiếp tục đẩy mạnh việc dự thảo, sửa đổi bổ sung và trình Quốc hội thông qua các văn bản luật quan trọng liên quan đến môi trường pháp lý cho doanh nghiệp như: Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Phá sản (sửa đổi), Luật Hải quan (sửa đổi), Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật quản lý ngoại thương, Luật Đầu tư và quản lý vốn đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp.

Việt sửa đổi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 (2 bộ luật có vai trò quan trọng tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp, dự kiến trình

Quốc hội trong tháng 10/2014) được hy vọng sẽ đem lại những kết quả khả quan trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Cụ thể:

Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) thể hiện mạnh mẽ tinh thần “cởi trói” cho kinh doanh. Một số điểm dự thảo sửa đổi quan trọng bao gồm: (1) Doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng ký và kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh và nghị định không cấm; (2) Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND và UBND các cấp không được quy định ngành, nghề cấm kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; (3) Dự thảo cũng bãi bỏ việc bắt buộc doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Với quy định mới, quyền cấm kinh doanh và đặt ra điều kiện kinh doanh chỉ thuộc về 3 chủ thể gồm Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ39. Thay vì chỉ được hoạt động theo đúng ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được chủ động mở rộng ngành nghề và chỉ phải thông báo thay đổi tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây thực sự là một bước đột phá trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp và kinh doanh nói chung, khẳng định hơn nữa chủ trương người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; trong khi cơ quan Nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Nhà nước phải làm tốt chức năng kiến tạo phát triển, pháp luật và cơ chế chính sách phải tạo thuận lợi nhất cho mọi người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) theo hướng tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, minh bạch để thu hút đầu tư; tạo bước chuyển biến mới về cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư; giải quyết những khó khăn trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Trong đó có một số điểm nổi bật như:

- Quy định không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế. Trong trường hợp pháp luật thay đổi, các ưu đãi với nhà đầu tư sẽ được duy trì;

- Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đã bãi bỏ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tất cả dự án đầu tư trừ dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

39

Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 dù được đánh giá là đã tạo ra bước đột phá về tư duy, từ tư duy chỉ được kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép sang tư duy người dân được quyền tự do kinh doanh tất cả những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Song trên thực tế, khái niệm “pháp luật” là rất rộng, hoạt động kinh doanh vẫn chịu sự điều chỉnh của nhiều cấp văn bản qui định.Mặt khác, các luật này cũng quy định doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã đăng ký

- Nhấn mạnh việc thiết lập cơ chế “một cửa” tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tập trung các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng thông qua cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu phải tư chịu trách nhiệm tổ chức xem xét, lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh về các nội dung thẩm tra, mà không yêu cầu nhà đầu tư phải đến từng cơ quan để thực hiện các thủ tục khác nhau.

Ngoài ra, việc xây dựng Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư và quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp theo định hướng trên cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng khả năng tiếp cận nguồn lực đầu tư của Chính phủ vốn được tập trung nhiều cho DNNN trước đây.

3.1.2. Tháo gỡ khó khăn, cải thiện tình trạng tiếp cận vốn, tín dụng cho doanh nghiệp

Mặc dù thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng cường cho vay cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước, DNNVV, tuy nhiên dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp này chưa đạt được những kết quả như mong muốn do nhiều nguyên nhân như: hành lang pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, DNNVV và các chính sách hỗ trợ chưa đầy đủ; báo cáo tài chính của DNNVV chưa theo chuẩn mực, không được kiểm toán, các thông tin, số liệu chưa đầy đủ và thiếu tin cậy ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay cũng như chất lượng khoản vay; quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế là những rào cản khiến các DNNVV gặp khó khăn khi đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn của ngân hàng v.v…

Do đó, để cải thiện thực trạng nói trên, các hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian tới cần tập trung để tăng cường năng lực cho doanh nghiệp, hỗ trợ, tư vấn, đào tạo cho doanh nghiệp kỹ năng xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh khả thi, cải thiện năng lực, độ tin cậy để đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục chỉ đạo các tổ chức chủ động tiếp cận DNNVV để tư vấn cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mở rộng loại hình cho vay dựa trên tín chấp và phương án kinh doanh. Tăng cường công tác đào tạo cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thẩm định cho vay đối với các DNNVV; chủ động xây dựng các chương trình tín dụng cho đối tượng khách hàng là DNNVV; tăng cường cải cách thủ tục vay vốn để các DNNVV dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay.

Bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Bộ Tài chính cần chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng phát triển và hệ thống Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại địa phương.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm đưa Quỹ Phát triển DNNVV vào hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

3.1.3. Hình thành hàng rào kỹ thuật bảo vệ thị trường trong nước, kiểm soát chuỗi phân phối đảm bảo đầu ra cho doanh nghiệp

Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý thị trường, giúp cho doanh nghiệp trong nước có môi trường cạnh tranh lành mạnh, giải quyết vấn đề doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với hàng nhái, hàng kém chất lượng, giá rẻ từ bên ngoài, phá vỡ tính lành mạnh của thị trường. Quản lý chặt chẽ chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là hàng tiểu ngạch để bảo vệ người tiêu dùng đồng thời tạo cơ hội kinh doanh cho DNNVV. Bộ Công Thương cũng cần tăng cường quản lý trong lĩnh vực bán lẻ nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đưa được sản phẩm, hàng hóa của mình vào hệ thống phân phối, đến được tay người tiêu dùng trong nước; đồng thời bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước, tránh tình trạng bị các đơn vị nước ngoài áp giá. Tăng cường quản lý và có cơ chế hỗ trợ lĩnh vực này nhằm giúp cho sản phẩm và doanh nghiệp trong nước có cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh, từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng ở cấp độ toàn cầu. Thực hiện kích cầu nội địa, “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” hỗ trợ và bảo vệ sản xuất trong nước một cách lành mạnh và đúng theo qui định của luật pháp quốc tế.

3.1.4. Cải thiện môi trường đầu tư thông qua hình thành và hoàn thiện cơ chế một cửa 3 khâu đầu tư, xây dựng và đất đai

Hiện nay, các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng cũng chưa được quy định thống nhất, đồng bộ giữa các luật nên đã dẫn đến sự chồng chéo về mục tiêu, nội dung quản lý, cơ quan thẩm định, phê duyệt, đồng thời không có sự kế thừa, công nhận kết quả của nhau. Cơ chế “một cửa” đang thực hiện ở một số địa phương mới chỉ thiết lập được quy trình một đầu mối trong tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính, nhưng trên thực tế, nhà đầu tư vẫn phải nộp hồ sơ cho nhiều cơ quan chuyên môn khác nhau của UBND cấp tỉnh để được giải quyết lần lượt thủ tục hành chính theo quy định các luật khác nhau. Kết quả rà soát thủ tục hành chính cho thấy, nhà đầu tư phải thực hiện trung bình 18 thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, môi trường để triển khai dự án đầu tư. Cộng đồng doanh nghiệp cho rằng, thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng là chuỗi thủ tục tồn tại nhiều khó khăn nhất cho doanh nghiệp và là một trong những “nút thắt” phải tháo gỡ nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Để giải quyết vấn đề trên, Dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi đang được điều chỉnh quy định về thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hướng thiết lập cơ chế một cửa tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tập trung các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng thông qua Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây có thể giúp tháo gỡ đáng kể khó khăn trong triển khai dự án đầu tư cho doanh nghiệp.

3.1.5. Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, nâng cao hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, phần lớn các chương trình hỗ trợ mới được Bộ Khoa học và Công nghệ đưa vào triển khai thực hiện trong 2 năm gần đây, tiến độ triển khai chậm, quy mô nhỏ, chưa có tác động cụ thể đối với khu vực doanh nghiệp.

Do đó, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, Bộ Khoa học Công nghệ cần tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình chuyển giao, đổi mới công nghệ, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đẩy nhanh việc triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các DNNVV, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích DNNVV tham gia các chương trình liên kết ngành, liên kết vùng và phát triển công nghiệp hỗ trợ.

3.1.6. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng quản trị kinh doanh cho các DNNVV. Bộ Lao động Thương binh và ã hội (Tổng Cục dạy nghề) đẩy mạnh công tác đào tạo nghề đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cho doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo nghề các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao để chuyển dịch cơ cấu lao động từ thô sơ sang lao động có tay nghề trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển của DNNVV trong giai đoạn mới. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề trong đào tạo và giải quyết việc làm. Phát triển đồng bộ thị trường lao động; phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, các hình thức thông tin thị trường lao động nhằm kết nối cung cầu lao động.

3.2. Thay đổi tư duy trong thực hiện chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp từ phân tán, cắt khúc sang đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm doanh nghiệp từ phân tán, cắt khúc sang đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm

Hiện nay các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được các cơ quan bộ ngành từ trung ương đến địa phương thực hiện dựa trên các chương trình mục tiêu riêng, chẳng hạn: Bộ Công Thương có chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình khuyến công cho doanh nghiệp; Bộ Khoa học Công nghệ có Quỹ Phát triển Khoa học Công nghệ và Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến 2020; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Chương trình đào tạo trợ giúp phát triển DNNVV; Bộ NN&PTNT có chương trình khuyến nông…Mặc dù đều có đối tượng chung là doanh nghiệp, nhưng các hoạt động hỗ trợ này mang tính dàn trải, phân tán dẫn đến hệ quả là một doanh nghiệp chỉ nhận được một trong các hỗ trợ về đào tạo, về đổi mới công nghệ, về khuyến nông hoặc mở rộng thị trường v.v…Trong khi các doanh nghiệp ngoài nhà nước nhỏ và vừa với quy mô và năng lực hạn chế đòi hỏi có sự hỗ trợ tổng thể, toàn diện về nhiều mặt mới có đủ khả năng cạnh tranh để gia nhập thị trường.

Trong điều kiện ngân sách nhà nước có hạn, hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ngoài nhà nước, DNNVV cần thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào nhóm các doanh nghiệp bám theo chuỗi giá trị trên cơ sở tạo lập liên kết giữa các ngành, vùng, giữa doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn, phát triển theo chuỗi giá trị bền vững. Do đó, việc triển khai thực hiện các chính sách, chương trình trợ giúp cho doanh nghiệp thời gian tới cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương với vai trò đầu mối của một cơ quan điều phối chung về DNNVV, đảm bảo nguồn lực không bị phân tán và hiệu quả của công tác hỗ trợ cũng có thể đo đếm được./.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014-2015 (Trang 29 - 34)