Được quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014-2015 (Trang 26 - 29)

- Bằng ngoại tệ ( quy VNĐ) 103.959.448 90.792.650 74.340

38 Được quy định tại Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

và nội địa, góp phần thực hiện tốt các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và phát triển thị trường.

Năm 2012, cả nước tổ chức hàng ngàn hoạt động TTM với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, Chương trình TTM quốc gia đóng vai trò nòng cốt đã tập trung nguồn kinh phí là 93,08 tỷ đồng cho 114 đề án, đạt tỷ lệ giải ngân là 99,1%. Chương trình đã hỗ trợ 4.596 doanh nghiệp, trong đó 90 % là DNNVV tham gia với hơn 7.924 gian hàng, gần 677.582 lượt giao dịch, 28.879 hợp đồng, số khách tham quan đạt 979.935 lượt người. Tổng giá trị hợp đồng và doanh số đạt gần 1 tỷ USD và hơn 1.200 tỷ đồng.

Các chương trình năm 2013 tiếp tục hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp trong việc duy trì quan hệ bạn hàng cũ và mở rộng quan hệ với nhiều đối tác mới, phát triển thị trường, quảng bá hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nội địa và thị trường thế giới. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã nghiên cứu thực hiện Chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (theo Quyết định số 2741/2011/QĐ-TTg) và xây dựng cổng thông tin điện tử xúc tiến mở rộng thị trường.

Các hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu tích cực, góp phần nâng cao tổng mức lưu chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, hệ thống phân phối trong nước đối với hàng hóa của các doanh nghiệp, đặc biệt khối doanh nghiệp ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế. Hầu hết phân phối qua các cửa hàng bán lẻ làm nâng chi phí, tăng giá thành khi đến tay người tiêu dùng.

Về bảo vệ thị trường trong nước, mặc dù Chính phủ triển khai các hoạt động nhằm ổn định thị trường như bình ổn giá và chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý vi phạm trong kinh doanh nhưng các hoạt động này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Lượng hàng lậu, hàng giả tràn ngập thị trường, tạo thách thức lớn khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh không công bằng ngay tại thị trường trong nước. Ngoài ra, thực trạng chuỗi phân phối hiện nay chủ yếu bị chi phối và kiểm soát bởi các công ty nước ngoài cũng là thách thức để hàng hóa của doanh nghiệp có thể thâm nhập vào các chuỗi này.

2.2. Một số vấn đề đặt ra trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp

Mặc dù đã có sự nỗ lực to lớn của Chính quyền các cấp như khẳng định ở trên, các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó đa số là DNNVV vẫn có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế và dễ bị tổn thương từ suy giảm kinh tế. Có thể kể

đến một số nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chưa phát huy được năng lực để phát triển như sau:

- Môi trường kinh doanh mặc dù được cải thiện đáng kể vẫn tiềm ẩn sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực giữa các khu vực kinh tế, do đó chưa tạo đủ niềm tin và động lực để doanh nghiệp, đặc biệt d bỏ vốn đầu tư, dám làm và sáng tạo. Môi trường kinh doanh thuận lợi không chỉ bao gồm tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia nhập, rút lui khỏi thị trường thuận lợi, mà còn tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo cơ hội công bằng để khuyến khích doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế dám chấp nhận rủi ro, bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, làm giàu cho mình và đất nước.

- Cơ cấu ngành chưa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư. Trong những năm trước đây, vốn và nhân lực được nhiều doanh nghiệp chuyển dịch, đầu tư vào một số ngành như tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, trong khi đó các ngành kỹ thuật, công nghệ, cơ khí thì không hấp dẫn được nhà đầu tư, sinh viên và người lao động. Do đó, những ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao thiếu nguồn đầu tư, thiếu nhân lực có chất lượng để phát triển.

- Năng lực của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu: Chất lượng nhân lực thấp bao gồm cả nhân lực quản lý và người lao động, thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề. Chất lượng quản trị điều hành doanh nghiệp nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư vào công nghệ, nhiều doanh nghiệp áp dụng công nghệ lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh kém.

- Nguồn lực dành cho trợ giúp doanh nghiệp còn hạn chế trong khi công tác tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp còn mang tính dàn trải, phân tán và rời rạc. Đối tượng thụ hưởng trong một số chính sách, chương trình trợ giúp chưa rõ ràng, chưa có sự liên kết và tập trung cho một nhóm doanh nghiệp trọng điểm để phát triển thành các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp chỉ nhận được một trong các chương trình hỗ trợ, chưa mang tính tổng thể, toàn diện, do đó chưa tạo được tác động cộng hưởng để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trên cơ sở năng lực cạnh tranh ngày một cao hơn.

- Các địa phương chưa dành đủ quan tâm đến công tác hỗ trợ, phát triển DNNVV: Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt tại Quyết định số 1231/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/9/2012 đã thực hiện được hơn 1 năm với một số kết quả nhất định đạt được như trình bày ở trên. Ở cấp trung ương, hầu hết các Bộ ngành nghiêm túc, tích cực triển khai các giải pháp phê duyệt tại Kế hoạch và kịp thời báo cáo tình hình triển khai về Bộ Kế

hoạch và Đầu tư để tổng hợp, xử lý. Ở cấp địa phương có khoảng 70% (44/63) tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển DNNVV của địa phương và có báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch, các khó khăn, vướng mắc để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hướng dẫn xử lý. Bên cạnh đó, khoảng 30% số địa phương chưa phê duyệt và triển khai kế hoạch phát triển DNNVV của tỉnh cũng như chưa có báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch.

- Chưa quan tâm đúng mức và chưa có chính sách phù hợp cụ thể đối với việc mở rộng thị trường đầu tư cho khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt cho DNNVV, bao gồm cả thị trường mua sắm của Chính phủ và thị trường tiêu dùng của dân cư. Chưa có đánh giá và nhìn nhận đúng mức tác hại nguy hiểm của tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu qua biên giới, hàng giả, hàng kém chất lượng và sản phẩm độc hại đối với nền kinh tế, đặc biệt đối với DNNVV.

Các vấn đề trên đặt ra thách thức cho Chính phủ và các Bộ ngành trong việc xem xét, tìm ra cách thức hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ngoài nhà nước và

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2014-2015 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)