7. Kết cấu luận văn:
3.2. Một số kinh nghiệm
Từ thực tiễn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hà Nam những năm từ 1997 - 2010, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:
Một là: Thường xuyên quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, vận dụng sát, đúng với thực tiễn địa phương.
Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, Nhà nước với thực tiễn phong trào cách mạng của nhân dân, được tập trung nhất trí cao trong các kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng, các kỳ họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã lãnh đạo các cấp uỷ đảng và toàn thể cán bộ, đảng viên quán triệt, vận dụng và thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng. Đồng thời tuyên truyền giáo dục động viên nhân dân nắm vững và thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách có hiệu quả.
Việc quán triệt, thực thi đường lối của Đảng được cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chỉ thị, thông tư, quy định, chương trình hành động. Đảng bộ luôn phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, luôn chủ động trong xác định hướng đi mang tính chiến lược lâu dài, đề ra mục tiêu nhiệm vụ cụ thể, bước đi thích hợp tập trung lãnh đạo thực hiện trong từng giai đoạn, tạo bước đột phá cho sự phát triển.
Trên cơ sở đường lối chung của Đảng, liên tiếp các nhiệm kỳ, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đều rất chú trọng đầu tư cho nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Căn cứ điều kiện thuận lợi và khó khăn của địa phương, đề ra chủ trương và chương trình hành động sát, đúng, được nhân dân trong tỉnh ủng hộ quán triệt thực hiện nghiêm túc. Tiêu biểu nhất là việc thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 21/5/2001 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn và Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2006-2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam khoá XVII. Đây là những luồng gió mới thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển, nông dân vươn lên làm giàu trên mảnh ruộng của mình. Ngay những năm đầu tái lập tỉnh, để đảm bảo an ninh lương thực và thế phát triển bền vững, đồng thời nâng cao thu nhập cho nông dân trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tác động của đô thị hoá Đảng bộ tỉnh xác định chuyển giao kỹ thuật canh tác, mở rộng ngành nghề dịch vụ ở nông thôn cho đông đảo nhân dân nhất là vùng bị thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề cần kíp, quan trọng không chỉ trước mắt mà còn tác động lâu dài. Từ 1997 đến 2005, vấn đề này bước đầu được triển khai, chưa thu được nhiều kết quả. Sang 2006-2010, thực hiện trong Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn và Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kết quả thu được tương đối tốt. Nhờ đó, ngành nghề nông thôn đa dạng hơn, thu nhập của người dân cao hơn, giảm
gánh nặng xã hội về giải quyết việc làm. Mặt khác, Đảng bộ tỉnh cũng ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế trang trại, coi đây là hướng đi bền vững trong thời kỳ đổi mới và phát triển, biến cái bất lợi trong sản xuất một vụ lúa thành cái có lợi trong phát triển kinh tế trang trại, biến sản xuất độc canh thành sản xuất đa canh tạo ra nhiều hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên cũng có thời điểm do không nắm vững, vận dụng đúng chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề nông nghiệp, nông thôn vào điều kiện địa phương nên trong Đảng bộ, một số tổ chức Đảng phạm sai sót khuyết điểm, nhất là trong chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế mới.
Hai là: Luôn luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền vững mạnh và đổi mới phương thức lãnh đạo.
Tỉnh ủy và các cấp ủy đảng luôn coi trọng công tác xây dựng đảng. Trên cơ sở chấp hành nghiêm đường lối chung của Đảng, Tỉnh ủy xây dựng và ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với thực tiễn. Tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, lề lối làm việc, hướng sâu sát cơ sở, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, dựa vào nhân dân để xây dựng đảng trong sạch vững mạnh.
Công tác xây dựng đảng được coi trọng trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đảng bộ tỉnh quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách đến từng hộ dân giúp họ hiểu và thực hiện đúng đường lối của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát trong đảng được tăng cường, chất lượng hiệu quả được nâng lên. Tại các địa phương trong toàn tỉnh, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, nhất là cán bộ chuyên trách nông nghiệp, nông thôn ngày càng được kiện toàn và nâng cao trình độ. Thường trực tỉnh ủy và các ban ngành liên quan chú trọng đúng mức công tác kiểm tra, chỉ đạo sản xuất kịp thời, hiệu quả.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh còn không ngừng chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền theo hướng tập trung, quyết liệt, kịp thời, nhạy bén, hiệu quả, sâu sát cơ sở, trực tiếp giải quyết vướng mắc cho cơ sở. Gắn đổi mới phương thức lãnh đạo với thực hiện cải cách hành chính. Vì vậy, chính quyền được củng cố, làm tốt công tác ban hành, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách quy định trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Sự đổi mới thể hiện ở: (1) Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh thông qua nghị quyết, song các cấp ủy đảng đã đi sâu sát cơ sở, xác định đúng và trúng các vấn đề trọng tâm, các khâu then chốt, vấn đề bức xúc do cuộc sống đặt ra để xây dựng thành chương trình hành động có sự phân công trách nhiệm cụ thể, tạo chuyển biến mang tính đột phá, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và được nhân dân ủng hộ. (2) Cách thức tổ chức thực hiện nghị quyết. Thực tế nhiều năm vẫn tồn tại tình trạng cấp ủy ra nghị quyết là coi như đã xong nhiệm vụ, còn tổ chức triển khai thế nào là việc của chính quyền và tổ chức khác. Để khắc phục điều này, các cấp ủy đảng đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, phong cách lề lối làm việc, thường xuyên đi sâu, sát cơ sở. Cụ thể hóa nghị quyết thành các chương trình, đề án và các nghị quyết chuyên đề để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với tinh thần chủ động, phân công rõ trách nhiệm, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Mặt khác, trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp ủy đảng thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc kịp thời sơ kết, tổng kết những việc là được, chưa được để bổ khuyết các giải pháp có tính khả thi nhằm thực hiện tốt nghị quyết đề ra. Chẳng hạn cụ thể hóa Chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2006-2010 thành các Đề án trọng tâm, kết hợp với thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa X với các mục tiêu cụ thể, chi tiết theo giai đoạn.(3) Lề lối làm việc. Hàng năm, Ban Thường vụ tỉnh ủy đều có kế hoạch
làm việc, kiểm tra sản xuất, trực tiếp sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến, đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên chi bộ và nhân dân ở thôn xóm. Do đó, kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn, nhất là vấn đề thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những điều trên càng khẳng định: trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, việc đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy theo hướng sâu sát cơ sở, phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ của cả hệ thống chính trị, tạo đồng thuận trong nhân dân với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp là bài học sâu sắc, có ý nghĩa sống còn.
Ba là: Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và phong trào bảo vệ an ninh nông thôn
Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy mọi sức mạnh đều ở nơi dân, quan trọng là làm cách nào Đảng bộ tỉnh khơi dạy, phát huy được sức mạnh ấy. Một mặt, Đảng bộ tỉnh khuyến khích nông dân quyết tâm làm giàu trên chính mảnh ruộng, luống. Mặt khác, tích cực mở rộng ngành nghề dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong suốt quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, Đảng bộ tỉnh luôn đặt ra yêu cầu phát huy tính chủ động và tự chủ trong xác định phương hướng, biện pháp sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi phù hợp với cơ chế kinh tế mới, nâng cao nhận thức cho chính các hộ nông dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Song song với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh chú trọng phát triển đa dạng ngành nghề ở nông thôn theo hướng: Mở rộng quy mô các làng nghề hiện có, khôi phục các làng nghề yếu kém, phát triển các làng nghề mới. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở các xã, thị trấn để tạo mặt bằng khuyến khích ngành nghề phát triển, hình thành các cơ sở chế biến nông sản. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được chú trọng. Riêng
trong hai năm 2009 và 2010, Tỉnh ủy đã tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 12 đơn vị có hoạt động dạy nghề; Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập 3 trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm ở Bình Lục, Duy Tiên và Kim Bảng, các trung tâm này đi vào hoạt động có hiệu quả. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiến hành thẩm định cho vay vốn hỗ trợ việc làm được 475 Dự án với tổng số tiền cho vay là 32,571 tỷ, tạo việc làm mới cho 2.538 lao động [76, tr.4].
Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh gắn việc thực hiện các Đề án trọng tâm, chương trình phát triển nông nghiệp với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện nếp sống mới nông thôn, giải quyết tốt vấn đề vệ sinh môi trường, làm tốt công tác đấu tranh ngăn chặn hành vi tiêu cực đảm bảo trật tự an ninh thôn xóm, không để xảy ra điểm nóng ở nông thôn đặc biệt là các dự án liên quan đến lĩnh vực giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai, nhà ở cho các hộ dân thuộc diện di dời nên đã đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nông dân là không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã đạt nhiều kết quả tốt trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời cũng thấy được những bất cập trong chỉ đạo thực tiễn để bổ sung, điều chỉnh phù hợp đặc điểm từng địa phương và đối tượng các hộ dân.
Khơi dạy sức mạnh toàn dân trên cơ sở phát huy nội lực hộ nông dân, gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn, đảm bảo an ninh nông thôn và thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở thực sự là bài học hết sức quan trọng để phục vụ tốt cho việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
Bốn là: Tranh thủ tối đa sự chỉ đạo, đầu tư của Trung ương và Chính phủ cho công tác khuyến nông, coi khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp
Quán triệt quan điểm của Trung ương Đảng coi phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là tiền đề quan trọng thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tận dụng tối đa mọi sự chỉ đạo, đầu tư, trước hết là vốn đầu tư. Từ đó đề ra nhiều chủ trương, giải pháp tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng cao, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng sản lượng và giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích canh tác, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. Với nhận thức sâu sắc, công tác khuyến nông ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp cho nông dân. Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt công tác khuyến nông theo chương trình quốc gia. Mặt khác đẩy nhanh quá trình xã hội hóa khuyến nông ở tỉnh nhằm huy động mọi nguồn lực của tỉnh cho phát triển nông nghiệp. Qua đó, nâng cao khả năng liên kết bền vững của mô hình 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) trong việc đẩy nhanh chuyển giao công nghệ mới cho nông dân. Trong mô hình 4 nhà này, doanh nghiệp được xác định giữ vai trò kết dính vì không có doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện vật chất thực hiện liên kết giữa nhà khoa học và nhà nông. Một khía cạnh khác trong thực tiễn cũng chỉ ra rằng: Việt Nam là thành viên của WTO thì nông sản của nông dân Hà Nam ngày càng phải vươn ra thị trường trong nước, từng bước tiếp cận thị trường thế giới, do đó việc nhanh chóng nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất cho nông dân trong tỉnh được coi là chìa khóa vàng trên con đường hội nhập.
Cùng với đẩy mạnh công tác khuyến nông, việc đưa khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp được Đảng bộ tỉnh triển khai mạnh mẽ, coi đây là lực lượng sản xuất trực tiếp, hỗ trợ đắc lực cho nông dân.
Thực hiện Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 4 văn bản gồm 2 nghị quyết và 2 chỉ thị. Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 21/5/2001 về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn và Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 2/5/2003 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chỉ thị 19-CT/TU ngày 29/9/2004 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với phong trào xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu/ha, mô hình hộ nông dân đạt 50 triệu/ năm. Chỉ thị 04- CT/TU ngày 07/08/2006 về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tỉnh. Từ đó, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã ban hành 28 văn bản cụ thể hóa chủ trương của Tỉnh ủy. Trong giai đoạn 1997-2008, cả công nghiệp và nông nghiệp đã triển khai 152 dự án, chủ yếu là nông nghiệp. Việc đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, nghiên cứu giống cây trồng, con nuôi năng suất cao, chất lượng phù hợp điều kiện từng vùng, từng địa phương đã góp phần tích cực trong việc phát triển vùng cây trồng hàng hóa, chăn nuôi thủy sản tập trung, phát triển kinh tế trang trại, công nghiệp chế biến nông sản. Chính sự thành công của các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã góp phần nhân rộng mô hình, nhanh chóng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Điển hình như mô hình chuyển đổi ruộng đất trũng cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa canh theo mô hình trang trại; dự án thực hiện quy trình sản xuất giống lúa bố mẹ phục vụ sản xuất hạt lai F1, dự