Đảng bộ tỉnh vận dụng linh hoạt chủ trương chung của Đảng vào

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 50)

7. Kết cấu luận văn:

2.1.1.Đảng bộ tỉnh vận dụng linh hoạt chủ trương chung của Đảng vào

vào thực tiễn Hà Nam

Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đạt được những thành tựu quan trọng, tạo thế và lực thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, song đất nước cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn. Vì thế nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng và nhân dân ta. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong hoàn cảnh đó, nhằm hoạch định đường lối cho sự phát triển của đất nước trong những năm 2001-2005 và 2001-2010

Trong đường lối và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mà Đại hội IX đưa ra, đối với nông nghiệp chỉ rõ phải “tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa...” [13, tr.26].

Tiếp sau Nghị quyết Đại hội IX (2001), Nghị quyết TW 5 khóa IX về “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010” đã làm rõ hơn quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở khẳng định rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những khuyết điểm, yếu kém. Nghị quyết Trung ương 5 đã chỉ rõ những nội dung tổng quát, quan điểm, mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (có thể xem như một định nghĩa hoàn chỉnh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn).

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến, thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

- Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp dịch vụ, giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp....

Nội dung trên cho thấy nhiệm vụ cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Nghị quyết đưa ra 5 quan điểm lớn, trong nông nghiệp, xác định “chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiêụ quả cao, bảo vệ môi trường” [14, tr.93-94]. Trong quan hệ các thành phần kinh tế. Đảng chỉ rõ: phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVI (12/2000) sau chặng đường 4 năm từ khi tái lập tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương quan trọng để Hà

Nam vững bước trên con đường phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhằm tạo cho nông nghiệp bước phát triển mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, Đảng bộ tỉnh Hà Nam chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần “phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và đa dạng sản phẩm”[42, tr.55].

Quan điểm nhất quán của Đảng bộ tỉnh là “tập trung khai thác mọi nguồn lực để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp...gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân. Hình thành liên kết nông, công nghiệp, dịch vụ”. Đồng thời chỉ rõ: “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi, đạt 32-35% vào năm 2005 và 40 % vào năm 2010; tăng nhanh giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, đưa vụ đông thành vụ sản xuất hàng hóa, xuất khẩu. Đến năm 2005 đạt giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác 27-30 triệu đồng/năm”[57, tr.2].

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải gắn với phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn. Vì vậy tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển.

Đảng bộ tỉnh quan tâm chỉ đạo quy hoạch và tổ chức sản xuất, kiểm tra lại hiện trạng quỹ đất, cơ sở hạ tầng chất lượng lao động. Một mặt, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU ngày 4 - 5 - 2000 về “Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng manh mún, phân tán ruộng đất”. Mặt khác chuyển sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế về lao động, đất đai, ngành nghề, cây, con đặc sản, vị trí địa lý...để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Lựa chọn cơ cấu

cây trồng vật nuôi có hiệu quả nhất. Đẩy mạnh đàn lợn, đàn dê, bò thịt, bò sữa và gia cầm, cải tạo ao hồ để thâm canh cá và nuôi trồng thuỷ sản. Nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá phục vụ cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu” [57, tr.5].

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng với nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong Chương trình hành động mà Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra đã xác định nhiệm vụ lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng đối với các cấp uỷ, chính quyền trong toàn tỉnh, là nội dung sinh hoạt thường kỳ và tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo. Phải khẩn trương xây dựng các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy nội lực, xây dựng nếp nghĩ, cách làm mới hiệu quả cao cho bà con nông dân [42, tr.86]. Quá trình tổ chức chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn phải gắn với việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; phong trào bảo vệ an ninh nông thôn [57, tr.4].

Để thực hiện tốt hơn Nghị quyết 06- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn; Nghị quyết Đại hội IX của Đảng; Nghị quyết 01-NQ/TU và Chỉ thị 15- CT/TU của Tỉnh uỷ Hà Nam nhất là triển khai Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX vào thực tiễn Hà Nam. Ngày 21/05/2001 Đảng bộ tỉnh đã họp và ra Nghị quyết số 03- NQ/TU về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ ở nông thôn.

Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ của nông nghiệp những năm từ 2001đến 2005 là: Đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng nâng cao chất lượng, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, vừa đảm

bảo an ninh lương thực vừa mở rộng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng nhanh giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, thuỷ sản. Phấn đấu giá trị sản xuất trồng trọt đạt 2,5-3%/ năm; chăn nuôi đạt 4-5%/ năm. Đến năm 2005 đạt tỷ trọng cơ cấu: trồng trọt 65%, chăn nuôi và dịch vụ 35%, sản lượng lương thực quy thóc đạt 440 ngàn tấn/ năm, giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác đạt 27-30 triệu đồng/ năm, hoàn thành cơ bản việc phủ nhanh đất trống, đồi núi trọc và đẩy mạnh phong trào trồng cây nhân dân, góp phần cải thiện môi trường sinh thái. Ngay trong năm 2000-2001, tích cực đổi mới cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đạt năng suất, sản lượng, giá trị cao nhất, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Do đó phải “Sử dụng hợp lý đất nông nghiệp, làm tốt công tác thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu theo yêu cầu thâm canh tăng vụ, đổi mới cơ cấu cây trồng; mở rộng khuyến nông, khuyến lâm; chủ động tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ mới vào sản xuất. Tăng cường quản lý hệ thống dịch vụ nông nghiệp, trại giống cây trồng vật nuôi phục vụ tốt yêu cầu sản xuất... phấn đấu cơ giới hoá nông nghiệp ở các khâu trước, trong và sau thu hoạch đạt 50-60%. Gắn sản xuất với chế biến, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp [42, tr.58-59].

Trên cơ sở tiếp tục phát triển các tiểu vùng kinh tế nông nghiệp những năm từ 1997 đến 2000. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo tiếp tục quy hoạch có hiệu quả vùng sản xuất vụ đông; vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất giống lúa, trồng cây đặc sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; vùng nuôi trồng thuỷ sản (chuyển một phần diện tích trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy

sản). Hoàn thành cơ bản việc chuyển đổi đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún về ruộng đất gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất, đưa công tác quản lý đất đai vào nền nếp. Phát triển ổn định 3 vùng chiến lược theo hướng chuyên sâu: (1)Vùng ven sông và đất màu: quy hoạch thành vùng rau sạch cho thị trường Hà Nội. (2) Vùng đồng bằng: Quy hoạch thành vùng thâm canh sản xuất lúa, dành một phần diện tích sản xuất lúa giống, cấy lúa có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Ngay trong năm 2001, Đảng bộ tỉnh chủ trương làm điểm mô hình sản xuất đa canh nuôi trồng thủy sản với quy mô 10-20 ha ở mỗi huyện, sau đó tổng kết và nhân rộng. (3)Vùng đồi núi: từng bước hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến [57, tr.4].

Nhằm phát huy vai trò tích cực của các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, Đảng bộ tỉnh chủ trương: nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp phục vụ kinh tế hộ gia đình phát triển; tham gia tiêu thụ hàng hoá của nông dân. Phát triển mô hình kinh tế trang trại VAC; sản xuất nông, lâm, thủy sản kết hợp đa canh trên đất nông nghiệp, phù hợp với ưu thế tiểu vùng khí hậu. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mở rộng các hình thức liên kết, liên doanh, kinh tế hợp tác, khuyến khích các thành phần kinh tế làm dịch vụ cung ứng vật tư, bảo quản, chế biến nông sản, tiêu thụ sảm phẩm và xuất khẩu [16, tr.59].

Từ định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần trong nông nghiệp. Đảng bộ tỉnh giao cho Ban chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết và chọn điểm chỉ đạo đi trước một bước trong năm 2001 để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Yêu cầu “cấp uỷ cấp huyện, thị xây dựng kế hoạch thực hiện, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển ngành nghề dịch vụ

ở nông thôn; giao cho Uỷ Ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai và chỉ đạo các ban, ngành chức năng xây dựng đề án, hướng dẫn các huyện thị xã thực hiện. Làm tốt công tác sơ, tổng kết, kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi; giao trách nhiệm cho các cơ quan báo, đài, văn hoá, thông tin làm công tác tuyên truyền kịp thời nêu gương, động viên các điển hình tiên tiến trong quá trình thực hiện nghị quyết. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân làm tốt công tác giáo dục, vận động hội viên, đoàn viên thi đua thực hiện nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Đảng bộ tỉnh còn đặc biệt nhấn mạnh chủ trương đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, nhiệm vụ trung tâm là cơ giới hóa, điện khí hóa các khâu trong sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản; tiếp tục nâng cao hiệu quả đổi mới cơ cấu mùa vụ, giống cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh nuôi lợn hướng nạc, sin hóa đàn bò; quản lý đất đai hiệu quả hơn; tăng cường nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, ưu tiên hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện nước; ưu tiên vốn thuộc chương trình quốc gia giải quyết việc làm, đầu tư phát triển nghề mới, phát triển trang trại sử dụng nhiều lao động. Hàng năm tỉnh dành một phần ngân sách xây dựng quỹ khuyến nông. Coi trọng công tác phòng chống úng, lụt, bão. Quan tâm thích đáng với công tác đào tạo, bồi dưỡng và dạy nghề cho nông dân, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động. Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân tự đào tạo nghề cho người lao động. Các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với các trường, trung tâm dạy nghề có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật, thường xuyên cung cấp thông tin kinh tế cho người sản xuất. Mở rộng các hình thức dạy nghề tại cộng đồng để tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Như vậy, chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông nghiệp từ năm 2001 - 2005 có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thông qua lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả nhất kết hợp phát triển nông, lâm, thuỷ sản tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển. Bước đi trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ tỉnh ngày càng vững vàng hơn, các hướng chuyển dịch phù hợp thực tiễn địa phương.

2.1.2. Quá trình tổ chức thực hiện

Căn cứ vào chủ trương của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã lên kế hoạch, thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đạt kết quả, việc trước tiên vẫn là tập trung ruộng đất, tạo thuận lợi cho khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Để quản lý sử dụng đất đai hợp lý theo tinh thần nghị quyết 03- NQ/TU. Ngày 11/7/2001, Ủy Ban nhân dân tỉnh ra tờ trình 442/TT-UB về quản lý sử dụng đất đai đến năm 2010. Theo đó, đến 2005 có 50.848 ha đất nông nghiệp, cải tạo vườn tạp để trồng cây lâu năm 2.347ha, chủ yếu là cây ăn quả. Chuyển được 2.264 ha đất lúa đưa 2.041 ha đất có mặt nước chưa sử dụng vào nuôi trồng thủy sản để 2010 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 8.434 ha. Bố trí 10.404 ha đất lâm nghiệp.

Tiếp tục thực hiê ̣n Chỉ thi ̣ 15-CT/TU, ngày 4-5-2000 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi ruộng đất nông nghiê ̣p nhằm khắc phu ̣c tình tra ̣ng

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tu nam 1997 den nam 2010 (Trang 50)