1930.
3.1.3 Giai đoạn 1936-1939
- Những thành công của quá trình vận động quần chúng trong những năm 1936- 1939 không những đã cho thấy được sự đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương trong việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng cho phù hợp với xu hướng đấu tranh mới của cách mạng thế giới dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản, mà còn cho thấy được bản lĩnh lãnh đạo quần chúng đấu tranh khi biết kết hợp những điều kiện khách quan và chủ quan để xác định đường lối đấu tranh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình. Sự đúng đắn này được minh chứng bằng thành tích cụ thể và không thể phủ nhận: vừa phải trải qua một cơn sóng gió do bị kẻ địch khủng bố, hệ thống tổ chức của Đảng cũng như cơ sở trong quần chúng chỉ vừa được khôi phục trở lại. Đảng luôn phải hoạt động trong những điều kiện khắc nghiệt nhất mà kẻ thù tạo ra, trong khi nhân dân ta chưa có một quyền tự do dân chủ nào. Nhưng Đảng đã phát động được một cao trào quần chúng đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp kết hợp chặt chẽ với hoạt động bí mật, không hợp pháp. Đây là một thành tích hiếm có đối với một đảng cộng sản ở một nước thuộc địa. Thắng lợi của Mặt trận Dân chủ chính là thắng lợi của đường lối sáng suốt quán triệt sâu sắc tinh thần cách mạng tiến công của Đảng, biết triệt để lợi dụng những khả năng hợp pháp để tập hợp, động viên và tổ chức lực lượng quần chúng, đưa quần chúng ra đấu tranh.
- Cuộc vận động dân chủ 1936- 1939 tiếp tục rèn luyện đấu tranh cho đội quân chính trị đông đảo để chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Với cơ sở quần chúng đã được thử lửa qua cao trào 1930- 1931, thời kỳ đấu
102
tranh phục hồi lực lượng những năm 1932- 1935. Đến giai đoạn 1936- 1939, “hàng triệu quần chúng công nông cùng với đông đảo quần chúng tiểu tư sản và các tầng lớp trên đã được động viên, giáo dục và tổ chức lại dưới các hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp kết hợp với không hợp pháp rất linh hoạt và phong phú. Thắng lợi to lớn đó đã tạo ra lực lượng mới và trận địa mới cho cao trào cứu nước rộng lớn những năm 1940- 1945.” {2; 289}.
- Qua cuộc vận động dân chủ rộng lớn này, uy tín và ảnh hưởng của Đảng không chỉ được mở rộng và nâng cao trong quần chúng nhân dân trong nước mà qua thời kỳ này uy tín của Đảng trong Quốc tế Cộng sản được nâng lên thêm một bước, các đảng chính trị tại Pháp và nhiều nước khác đánh giá cao vị thế của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Trải qua thời kỳ đấu tranh này, thêm một lần nữa đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng nói riêng và chủ nghĩa Mác- Lê Nin nói chung được truyền bá sâu rộng trong quần chúng.
- Làm phong phú thêm các lĩnh vực và hình thức đấu tranh và vận động quần chúng. Cao trào cách mạng này đã diễn ra trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng… diễn ra bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt: bãi công, biểu tình, bãi chợ, bãi khoá, mít tinh, báo chí, nghị trường…các hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai kết hợp với bí mật. Tuy vậy, công tác bí mật luôn được Đảng ta coi là nòng cốt.
Ý nghĩa quốc tế của quá trình vận động quần chúng giai đoạn 1936- 1939.
Trước hết, cuộc vận động dân chủ này đã đưa cách mạng Việt Nam hoà nhịp
với phong trào đấu tranh dân chủ khắp nơi trên thế giới, góp phần tạo nên một mặt trận, một sức mạnh tổng hợp cho phong trào cách mạng thế giới trong quá trình đấu tranh, tiến công vào nghĩa chủ phát xít, bọn đế quốc quân phiệt phản động đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình, chống chiến tranh đế quốc.
Thứ hai, thắng lợi của cuộc vận động này góp phần thúc đẩy cách mạng Lào,
Campuchia cũng như phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác trong khu vực cùng phát triển.
Thứ ba, cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam phát triển hỗ trợ tích cực cho
cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ ở Pháp giành nhiều thắng lợi trước khi bước chân vào một thời kỳ đấu tranh mới.
103
3.2 Một số kinh nghiệm.
3.2.1 Từ quá trình lãnh đạo cách mạng nói chung và quá trình vận động quần chúng
nói riêng của Đảng trong giai đoạn 1930- 1931, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:
- Kinh nghiệm về việc xác định mục tiêu đấu tranh cụ thể cho từng giai đoạn một cách đúng đắn, phù hợp để tiến tới giành thắng lợi cuối cùng. Một cuộc cách mạng xã hội thường phải trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh khác nhau, thắng lợi của từng giai đoạn góp phần vào thắng lợi chung của cả quá trình cách mạng. Nếu một đảng cách mạng lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng mà không biết đặt ra những mục tiêu đấu tranh phù hợp với điều kiện khách quan, chủ quan, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng, động viên tinh thần đấu tranh của quần chúng để giành thắng lợi thì con đường đấu tranh của đảng ấy chắc chắn sẽ đi vào ngõ cụt và thất bại là một tất yếu có thể đoán trước.
Năm 1930 khi Đảng vừa được thành lập, những điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi cho một cuộc lật đổ chính quyền thực dân phong kiến mang lại thắng lợi hoàn toàn cho nhân dân chưa xuất hiện. Muốn cho tình thế cách mạng xuất hiện thì Đảng phải có những chuẩn bị tích cực về chủ quan, tức là phải tích luỹ lực lượng, phải chuẩn bị về mọi mặt. Khi chưa thể đặt ra những mục tiêu cho một cuộc quyết chiến cuối cùng thì tất yếu phải đưa ra những mục tiêu có tính cụ thể, trước mắt, gần gũi với yêu cầu thực tế đời sống của quần chúng “đó là đấu tranh giành quyền lợi dân sinh, dân chủ”{2; 156}, bước đầu đưa quần chúng làm quen với đấu tranh cách mạng, rèn luyện quần chúng để chuẩn bị cho các phong trào đấu tranh. Trong Luận cương Chính trị tháng 10 năm 1930, Đảng ta đã khẳng định: “Không chú ý đến những sự nhu yếu và sự tranh đấu hàng ngày của quần chúng là rất sai lầm (…). Nhiệm vụ của Đảng là phải lấy những sự nhu yếu hằng ngày làm bước đầu mà dắt vô sản giai cấp và dân cày ra chiến trường cách mạng.” {20; 102}. Mặc dù
có sự khác nhau trên một số vấn đề vào thời điểm hiện tại nhưng đồng chí Nguyễn
Ái Quốc cũng cho rằng mục tiêu cụ thể lúc ấy là tập hợp, tổ chức, vận động nông dân đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày chứ chưa phải là việc tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Trong thực tế, cao trào 1930- 1931 là sự cụ thể hoá những quan điểm chỉ đạo của Đảng ta với những mục tiêu trước mắt. Việc thành lập chính quyền Xô viết lúc ấy chỉ là một kết quả tất yếu, một hiệu ứng tất nhiên khi phong trào quần chúng được đẩy lên rất cao. Đảng đã nhanh chóng kiểm điểm chỉ ra những ưu, khuyết, kịp thời uốn nắn theo phương hướng đúng đắn để hạn chế thấp
104
nhất những hậu quả từ sự khủng bố quyết liệt của địch. Xô viết Nghệ Tĩnh và cao trào 1930- 1931 đã xác định cho Đảng ta kinh nghiệm đầu tiên về vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh đó là việc xác định đúng những mục tiêu cụ thể trước mắt. Về kinh nghiệm này, đồng chí Lê Duẩn cũng đã kết luận: “ở mỗi thời kỳ nhất
định hay mỗi tình thế nhất định, biết đề ra được mục tiêu cụ thể sát hợp nhất, biết dựa theo quy luật khách quan mà điều khiển cuộc đấu tranh thế nào để thực hiện mục tiêu đó với mức thắng lợi tối đa, mở đường cho cách mạng tiến lên những bước mới cao hơn và tạo ra triển vọng chắc chắn nhất cho thắng lợi cuối cùng.” {10; 38}.
- Kinh nghiệm về đánh giá và khắc phục một cuộc khởi nghĩa của quần chúng khi nó nổ ra chưa đúng thời cơ và bị đàn áp.
Trong lịch sử đấu tranh cách mạng dân tộc và thế giới không tránh khỏi những cuộc khởi nghĩa bùng phát có tính chất manh động của quần chúng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của những người lãnh đạo đấu tranh. Điều quan trọng đối với những người lãnh đạo không phải là việc kiểm điểm kỷ luật một ai đó đã trực tiếp hay gián tiếp làm bùng nổ cuộc khởi nghĩa đó hay than vãn, hoang mang về mức độ tổn thất mà quần chúng phải hứng chịu từ sự khủng bố của kẻ thù. Trái lại, những người lãnh đạo cần tỉnh táo để có những phân tích, đánh giá đúng đắn rồi có những biện pháp giải quyết hợp lý định hướng cho quần chúng những biện pháp đấu tranh tối ưu để hạn chế thấp nhất những thương vong không cần thiết, đồng thời tiếp tục phát huy tinh thần đấu tranh của quần chúng, bảo vệ những thành quả mà cách mạng vừa giành được.
Năm 1870, 6 tháng trước khi Công Xã Pari diễn ra, Các Mác đã cảnh báo công nhân Pari không nên bạo động non khi chưa có đủ điều kiện. Tháng 3 năm 1871, khi cuộc đấu tranh vũ trang của công nhân Pari đã nổ ra thì C. Mác lại ca ngợi tinh thần đấu tranh của công nhân Pari, gọi những hành động đó là “tấn công lên trời”, vai trò của C. Mác lúc diễn biến cách mạng 1871 là một cố vấn theo dõi và chỉ đạo công nhân đấu tranh.
Cũng trên tinh thần đó, năm 1905 khi đánh giá về cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vừa diễn ra, Lê Nin cho rằng không bao giờ người ta có thể tính trước một cách thật chính xác những cơ hội thắng lợi, điều quan trọng là rút ra bài học bổ ích và làm thế nào giữ vững được khí thế cách mạng của quần chúng để chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh mới để giành những thắng lợi có ý nghĩa lớn hơn.
105
Mặc dù đang hoạt động tại nước ngoài nhưng Nguyễn Ái Quốc luôn theo dõi mọi động thái của cao trào 1930- 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh để cùng với Đảng đưa ra những chỉ đạo phù hợp cho quần chúng đấu tranh. Sau này Người đã khẳng định: “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc cách mạng Tháng Tám thắng lợi sau này.” {1; 210}.
Trước những diễn biến mạnh mẽ và phức tạp của phong trào đấu tranh của quần chúng tại Nghệ Tĩnh, Trung ương Đảng đã có những chỉ đạo khẩn trương đối với Xứ uỷ Trung Kỳ, thẳng thắn chỉ ra rằng: “chủ trương như thế là là chưa đúng hoàn cảnh (…) Song việc đã như vậy rồi thì bây giờ phải làm cách thế nào mà duy trì kiên cố ảnh hưởng của Đảng, của Xô viết trong quần chúng để đến khi thất bại thì ý nghĩa Xô viết ăn sâu vào trong óc quần chúng và lực lượng của Đảng và Nông hội vẫn được duy trì.” {16; 83}. Đảng vừa biểu dương tinh thần cách mạng tiến công tuyệt vời của công nông Nghệ Tĩnh, phát động phong trào cả nước ủng hộ công nông Nghệ Tĩnh, vừa uốn nắn lệch lạc, chuẩn bị đối phó với khủng bố của địch; đồng thời nhanh chóng chuyển vào bí mật và rút ra những kinh nghiệm thiết thực, chuẩn bị cho cao trào cách mạng tiếp theo.
- Kinh nghiệm về việc xây dựng khối liên minh công nông vững chắc làm nòng cốt cho đội quân chính trị quần chúng rộng lớn.
Thực tiễn cao trào 1930- 1931 đã cụ thể hoá chủ trương liên minh công nông mà Đảng ta vạch ra ngay từ khi thành lập và đây chính là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thành công lớn nhất của cao trào cách mạng này chính là việc đã kết hợp được hai giai cấp có tinh thần cách mạng cao nhất, bị áp bức nặng nề nhất trong xã hội lúc đó. Chủ nghĩa Mác- Lê Nin về liên minh công nông đã được minh chứng một cách đúng đắn trong điều kiện Việt Nam. Ngay từ đầu Đảng ta đã thấu suốt lý luận này và đã thực hiện nó một cách mạch lạc, sinh động trong cuộc thử sức đầu tiên do mình trực tiếp lãnh đạo. Sự tham gia đấu tranh của hàng vạn quần chúng công nông trên cả nước cho thấy sự ủng hộ của đông đảo quần chúng dành cho Đảng.
Khối đoàn kết công nông trong thời kỳ này đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc như những sự kiện vẻ vang nhất, nhưng một hạn chế cần thừa nhận chính là việc chưa thể thành lập được Mặt trận Dân tộc thống nhất. Nguyên
106
nhân chủ yếu là do đảng viên và quần chúng chưa được giáo dục một cách sâu sắc về chủ trương thành lập Mặt trận, nên trong thực tiễn, chủ trương thành lập Hội Đồng minh phản đế Đông Dương đã không được thực hiện. Chỉ sau này chúng ta mới nhận thấy được tầm quan trọng thực sự của chủ trương quan trọng này.
Cao trào 1930- 1931 không chỉ khẳng định vai trò của liên minh công nông và đội quân chính trị quần chúng rộng lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta mà còn cho Đảng ta những kinh nghiệm quý báu về về phương pháp tổ chức và phát động công nông, phát động đội quân chính trị quần chúng rộng lớn. Đó là việc kết hợp các khẩu hiệu đấu tranh chính trị với các khẩu hiệu đấu tranh kinh tế trên nguyên tắc các mục tiêu đấu tranh phải xuất phát từ các nhu cầu cụ thể, thiết yếu với quần chúng hàng ngày. Ta sử dụng các hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, giành thắng lợi từng bước, dù nhỏ, để khuyến khích quần chúng đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. Đảng viên bám sát với quần chúng để tự rèn luyện bản lĩnh cách mạng đồng thời giáo dục, tuyên truyền, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho quần chúng. Việc tổ chức và phát động đội quân chính trị đông đảo mà công nhân, nông dân là lực lượng chủ yếu đã trở thành vấn đề chiến lược cách mạng và vấn đề phương pháp cách mạng.
- Để có được một cao trào đấu tranh rộng lớn của quần chúng, nhất định phải có những hình thức và phương pháp cách mạng thích hợp nhằm biến đường lối của Đảng thành hiện thực.
Thực tiễn giai đoạn 1930- 1931 đã cho thấy cần phân biệt rõ hai hình thức và phương pháp đấu tranh khi chưa có và khi có tình thế cách mạng là yêu cầu vô cùng quan trọng của phương pháp cách mạng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền.
Tinh thần của Luận cương Chính trị đã nêu rõ : “Lúc thường thì phải tuỳ theo tình hình mà đặt khẩu hiệu “phần ít” để binh vực quyền lợi cho quần chúng (…) để khoách trương sự tranh đấu cách mạng ra” {16; 101}. Tức là khi chưa có tình thế cách mạng, phương pháp thích hợp nhất là vận động quần chúng đấu tranh vì các quyền lợi hàng ngày như tăng lương, giảm giờ làm, giảm thuế, chống thuế…
Đây chính là lúc Đảng phải tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho một cuộc đấu tranh cách mạng bùng nổ khi thời cơ đến, đặc biệt là việc chuẩn bị lực lượng cách mạng và tạo ra thời cơ cách mạng, trong quá trình này tuyệt đối không được
107
thủ tiêu đấu tranh. Liên tục trong giai đoạn chuẩn bị này Đảng phải hướng quần chúng vào sự tập dượt đấu tranh và đòi các quyền tự do dân chủ chứ chưa phải nổi dậy giành chính quyền, mọi khả năng giành chính quyền có tính chất cục bộ đều phải có những chỉ đạo chi tiết và phải thận trọng nhằm duy trì ảnh hưởng của Đảng và tinh thần đấu tranh của quần chúng. Nguyên tắc chỉ đạo là không dùng các hình