Quá trình tổ chức thực hiện công tác quần chúng giai đoạn 1936-1939

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng tu nam 1930 den nam 1939 (Trang 71 - 97)

1930.

2.2 Quá trình tổ chức thực hiện công tác quần chúng giai đoạn 1936-1939

Phong trào Đông Dương Đại Hội và quần chúng đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh:

Ngay từ khi có nghị quyết của Hội nghị Trung ương tại Thượng Hải (7- 1936) soi sáng, những tin tức của các phong trào dân chủ, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi dân chủ dân sinh, hoà bình của các nước trên thế giới liên tục dội vào đã khích lệ quần chúng, Đảng viên hăng hái đấu tranh theo một “chiến sách” mới. Những thay đổi trong chủ trương tổ chức vận động quần chúng của Đảng trong giai đoạn này được cụ thể hoá một cách rõ nét qua nhiều hình thức phong phú.

Mở đầu là phong trào Đông Dương đại hội, đây là một hoạt động điển hình đã thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng. Biết được thông tin Quốc hội Pháp sẽ cử phái đoàn điều tra sang Đông Dương, Đảng ra chủ trương phát động và tổ chức nhân dân ở tất cả các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, công sở, trường học, khu phố… công khai hội họp. Nội dung chủ yếu của các cuộc hội họp là thảo luận các yêu cầu về tự do, dân chủ, dân sinh và cử đại biểu đi dự đại hội đại biểu nhân dân các cấp, tiến tới tổ chức đại hội đại biểu nhân dân toàn Đông Dương, thảo bản nguyện vọng của nhân dân Đông Dương.

Đây là lần đầu tiên một Đảng bí mật, “bất hợp pháp” tiến hành tổ chức vận động quần chúng công khai hội họp đòi các quyền tự do dân chủ. Có thể khẳng định, đây là một bước đột phá của Đảng trong công tác tổ chức vận động quần chúng đấu tranh. Bước đột phá này chỉ xuất hiện trong các điều kiện cho phép.

Ngày 29- 7- 1936, được phong trào quần chúng khích lệ và được Đảng cộng sản Đông Dương động viên, gợi ý, trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh- một người có uy tín đã đăng lời kêu gọi trên tờ Tranh đấu (La Lutte), kêu gọi lập uỷ ban trù bị, tiến tới triệu tập đại hội Đông Dương. Ngay lập tức quảng đại quần chúng Đông Dương bao gồm các tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội hưởng ứng nhiệt liệt. Ngay sau đó “Bức thư ngỏ” (8- 1936) Đảng ta đã trình bày quan điểm của mình về Đông Dương Đại hội, kêu gọi các đảng phái, các tổ chức chính trị và toàn thể nhân dân Đông Dương vì lợi ích chung, đoàn kết lại, thành lập mặt trận

72

đấu tranh bảo vệ hoà bình, đòi các quyền tự do, dân chủ và cơm áo. “ Bức thư nêu 12 yêu cầu được coi như là nội dung chương trình hành động của Mặt trận nhân dân phản đế” (Đại cương tập 2, 329). Đảng đã nêu ra 12 yêu cầu về tự do, dân chủ làm cơ sở cho việc thảo luận và lập bản dân nguyện. Nội dung của những nguyện vọng đó là đòi các quyền tự do về ngôn luận, hội nghị, tổ chức, đi lại…; trả tự do cho các tù chính trị; bỏ chế độ phân biệt đối xử giữa người Đông Dương với người Pháp; cải tổ hội đồng kinh tế lý tài Đông Dương, các việc dân biểu, hội đồng quản hạt, hội đồng thành phố,những cơ quan kinh tế và chính trị; thực hành luật lao động ngày làm 8 giờ, định lương tối thiểu và cứu tế thất nghiệp, bỏ thuế thân và giảm các thuế khác, xoá nạn cho vay nặng lãi; bỏ độc quyền rượu, muối, nước mắm, cấm buôn thuốc phiện, thải hồi những công chức Pháp ăn hối lộ và đàn áp nhân dân; truyền bá giáo dục, bắt buộc học tiếng Việt trong các trường; nam nữ bình đẳng.

Để thực hiện được chủ trương tiến hành Đông Dương Đại hội Đảng đã kêu gọi thành lập ngay các uỷ ban hành động khắp mọi nơi nhằm tập hợp quần chúng nhân dân và vận động họ bầu cử đại biểu tham dự Đại hội Đông Dương. Đảng còn chú ý công tác nuôi dưỡng phong trào tiến tới sẽ xây dựng một tổ chức có tính chất thường trực của mặt trận thống nhất nhân dân ở Đông Dương.

“Phong trào bắt đầu từ Nam Kỳ. Ngày 13- 8- 1936, uỷ ban lâm thời (lâm uỷ) Đông Dương Đại hội thành lập. Tối 21- 8- 1936, uỷ ban lâm thời họp lần thứ hai, giới thiệu người vào ban thường trực, định nội dung công tác của ban hành động” {35; 330}. Quần chúng nhân dân đáp lại chủ trương vận động Đông Dương Đại hội của Đảng bằng cách tham gia phong trào này mạnh mẽ, nhiệt thành. Riêng tại Miền Nam, chưa đầy hai tháng (tính đến cuối tháng 9- 1936) đã có hơn 600 uỷ ban hành động được thành lập. Tại miền Bắc, trong những Hồi ký của mình, nhà cách mạng Trần Huy Liệu viết: “phong trào lên mạnh nhất là ở Nam Bộ, ở đó đã có đến 600 uỷ ban hành động. ở ngoài này chúng tôi suốt ruột quá. Muốn gây sóng gió ầm ầm nhưng giết đâu ra cán bộ? Hàng nghìn chính trị phạm còn mắc kẹt trong nhà tù, gỡ chưa ra”{40; 22}. Mặc dù phải đối phó với tình trạng thiếu cán bộ, nhưng nhóm đảng viên tại Bắc Kỳ vẫn kiên trì vận động gây dựng thanh thế của Đại hội Đông Dương cho kịp, cho hoà nhịp với những nơi khác. Một “Uỷ ban lâm thời chi nhánh Bắc Kỳ Đại hội Đông Dương” đã được các đồng chí lập ra. Sau đó, tổ chức này cũng xuất bản báo chí, truyền đơn cổ động Đại hội Đông Dương. Nhiều uỷ ban hành động đã được thành lập ở Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Yên, Nam Định…

Chính quyền phản động ở thuộc địa lúc đầu đối phó một cách thận trọng và xảo quyệt. Trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam chính quyền thực dân đều dùng

73

những thủ đoạn nham hiểm để đối phó. Như ở miền Nam, chính quyền thực dân tăng cường kiểm soát sự đi lại, hội họp của nhân dân, đe doạ đuổi việc bắt bớ những người tích cực của các uỷ ban hành động. Kích động cho báo chí phản cách mạng xuyên tạc phong trào Đông Dương Đại hội…“Tại Nam Kỳ, chúng để cho bọn Tơrôtxkit khiêu khích rồi xúi giục bọn tư sản phản động rút lui, gây chia rẽ trong mặt trận Đông Dương đại hội. Tại Bắc Kỳ, chúng cho bon dân biểu bù nhìn đứng ra hiệu triệu một số thân hào tri thức làm bản dân nguyện, đợi ngày trao cho phái đoàn chính phủ Mặt trận bình dân” {40; 23}. Mượn danh nghĩa bọn cách mạng giả hiệu, chính quyền thực dân định thu hẹp vấn đề trong một số người mà chúng có thể khống chế. Nhưng, tất cả những thủ đoạn đó đều bị các chiến sỹ cộng sản lên án. Ở miền Trung, bọn phản động thuộc địa và tay sai cũng dùng chính sách “nắm lấy phong trào để hạn chế phong trào”. Các đồng chí ta đã nhanh chóng vận động các giới nhân dân ở Huế, Quảng Nam, Quảng Trị, Vinh…hưởng ứng tham gia. Một cuộc họp “toàn kỳ” được công khai tổ chức tại viện dân biểu Trung Kỳ có trên 500 người dự. Tại đây một tổ chức có tên “Uỷ ban lâm thời chi nhánh Trung kỳ Đại hội Đông Dương” gồm 26 người, có đại diện viện dân biểu, đại biểu các giới đồng bào, trong đó có nòng cốt là các chiến sỹ cộng sản và những người có cảm tình cách mạng. Đây là một thành công lớn của phong trào cách mạng tại Trung Kỳ.

Nhận thấy phong trào đấu tranh của nhân dân ngày một lan rộng và dâng cao, có nguy cơ mất kiểm soát, được sự dung túng của chính phủ Pháp, bọn phản động thuộc địa chuyển sang công khai đàn áp kết hợp với chia rẽ, mua chuộc xoa dịu tình hình. Ngày 15- 9- 1936, chúng ta ra lệnh giải tán các uỷ ban hành động, cấm tất cả các cuộc hội họp của nhân dân, bắt giam và xét xử những người đứng đầu các ban hành động, tịch thu báo cổ động cho Đại hội Đông Dương…

Để xoa dịu dư luận phản đối của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trong mặt trận nhân dân Pháp, xoa dịu tinh thần đấu tranh của nhân dân Đông Dương, toàn quyền Đông Dương đã ban hành một số quy định có lợi cho nhân dân lao động. “ Thời gian lao động” không quá 10 giờ kể từ ngày 1- 11- 1936, không quá 9 giờ kể từ ngày 1- 1 -1937, không quá 8 giờ kể từ ngày 1- 1- 1938, được nghỉ chủ nhật, nghỉ phép hàng năm (5 ngày từ năm 1937 và 10 ngày từ 1938) được hưởng lương; cấm bắt đàn bà trẻ em làm việc ban đêm” {2; 242}. Tiếp đó Bộ trưởng thuộc địa Pháp còn qui định thêm một số nội dung như: chế độ học nghề, tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt bằng tiền, chế độ nghỉ đẻ, nghỉ cho con bú trong thời gian làm việc.

74

Một kết quả rõ nét nhất là việc chúng phải trả chính trị phạm, “ngày 5- 11- 1936 chúng phải trả tự do cho hai đại biểu cộng sản trong uỷ ban lâm thời Đông Dương Đại hội. Đến tháng 10- 1937 có 1532 tù chính trị- phần lớn là những chiến sỹ cộng sản- ra khỏi nhà tù đế quốc” {35; 332}. Mặc dù bị địch quản thúc, ràng buộc, cán bộ, đảng viên của Đảng được tôi luyện và nâng cao về trình độ lý luận, chính trị, văn hoá và kinh nghiệm vận động quần chúng, nay trở về với nhân dân, trở thành cốt cán của phong trào dân chủ. Đây thực sự là một thắng lợi to lớn của phong trào cách mạng của Đảng ta.

Đại hội Đông Dương mặc dù sớm bị đàn áp nhưng nó đã chứng minh được những giá trị đúng đắn.

Trước hết, thêm một lần nữa khẳng định: khi chủ trương, chính sách, những

khẩu hiệu đấu tranh phù hợp, gần gũi với đời sống của quần chúng nhân dân thì được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ và nhanh chóng trở thành một phong trào rộng rãi.

Thứ hai, qua phong trào này cho thấy rõ hơn bộ mặt của các đại biểu cho tư

sản Việt nam qua thái độ lập lờ có tính chất hai mặt, sẵn sàng ngả sang phe phản động đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc.

Thứ ba, những kết quả quan trọng đạt được qua phong trào này thực sự cần

thiết cho phong trào dân chủ tiếp tục tiến lên. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo phong trào đấu tranh công khai hợp pháp ở một nước thuộc địa.

Từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào dân chủ ngày càng lên cao và đi sâu vào các tầng lớp nhân dân. Phong trào đấu tranh đòi quyền dân chủ, cải thiện đời sống của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác ngày càng phát triển mạnh mẽ. Công nhân đấu tranh đòi tự do lập nghiệp đoàn, tăng lương, giảm giờ làm… nông dân đấu tranh đòi cứu tế nạn đói, nạn lụt, đòi chia lại ruộng đất công, giảm tô, giảm tức, cải cách hương thôn, chống sưu cao thuế nặng, phù thu lạm bổ, chống nạn cướp ruộng đất… tiểu thương, tiểu chủ đòi giảm thuế chợ, thuế hàng, công chức lớp dưới đòi tăng lương. học sinh đòi mở thêm trường… tất cả các tầng lớp đều nêu những yêu cầu chung đòi tự do hội họp, tự do đi lại, tự do báo chí, xuất bản, bỏ thuế thân, phổ thông đầu phiếu, thả tù chính trị và bỏ án quản thúc.

75

Tính riêng 6 tháng cuối năm 1936 đã có 361 cuộc đấu tranh trong đó có 236 của công nhân, “Theo báo cáo của sở mật thám Sài Gòn ngày 12- 12- 1936, trung bình mỗi tỉnh có trên 150 cuộc họp. Đông nhất là 300 người một họp” {60; 84}.

Trong số các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nửa sau năm 1936 phải kể đến cuộc tổng bãi công của công nhân của tỉnh Tĩnh Túc (Cao Bằng) và cuộc tổng bãi công của công nhân Hồng Gai- Cẩm Phả tháng 11- 1936 . Đi vào lịch sử của công nhân Việt Nam, ngày 23- 11- 1936, 2 vạn công nhân mỏ Hồng Gai, Cảm Phả, Mông Dương, Hà Tu, Hà Lầm, Cọc 5 bãi công đòi tăng 25% lương, bọn chủ đã phải nhượng bộ. Từ đó, ngày 23- 11 hàng năm trở thành ngày hội của công nhân mỏ.

Tiếp theo năm 1936, trong năm 1937 có gần 400 cuộc đấu tranh của công nhân, trong đó có những cuộc đấu tranh lớn như: 3000 công nhân nhà máy tơ Hải Phòng, 7000 công nhân dệt Nam Định, 4000 công nhân Ba Son, 20000 công nhân mỏ Uông Bí. Tiêu biểu nhất là cuộc bãi công của 3000 công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh) và Nam Đông Dương. Hầu hết các cuộc đấu tranh trên đã giành thắng lợi, chỉ duy nhất cuộc bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (Vinh) đã phải kéo dài sang tháng 8- 1937 vẫn không thu được thắng lợi, sau phải kết thúc, về khách quan: thực dân Pháp rất gay gắt trong việc đàn áp để tránh sự lặp lại của một cao trào cách mạng như hồi 1930- 1931 cũng bắt đầu từ đất Nghệ- Tĩnh, về chủ quan: bài học cần rút ra cho Đảng, cho công nhân nói chung là sự chuẩn bị đấu tranh, việc vạch ra mục tiêu, khẩu hiệu cho sát với thực tiễn cách mạng.

Về phía giai cấp nông dân, trong năm 1937 cũng có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức. Trong số các cuộc đấu tranh này mục tiêu đòi khất thuế, xoá bỏ các hủ tục tại hương thộn, chống cường bào, hương lý tham ô, ức hiếp dân nghèo… trở thành các mục tiêu phổ biến.

Anh chị em tiểu thương ở nhiều nơi trong ccả nước cũng tích cực đấu tranh điển hình như tại Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng… các mục tiêu mà họ đưa ra cũng rất đơn giản, thiết thực: đòi giảm thuế chợ, thuế môn bài…

Trong năm 1937, còn có cuộc biểu dương lớn về lực lượng dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Đông Dương trong dịp Giuýt- tanh Gô- đa, đảng viên Đảng Cấp Tiến, phái viên của chính phủ Pháp sang điều tra tình hình Đông Dương và trong dịp toàn quyền Brêviê sang nhậm chức. Đảng ta đã tổ chức được những cuộc mittinh, biểu tình lớn diễn ra suốt từ Bắc tới Nam. “Đó là cuộc biểu dương lực

76

lượng lớn, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào” {35; 332}. Dưới hình thức hợp pháp: đón tiếp những người đại diện cho chính phủ Pháp, Đảng đã huy động được hàng chục vạn người thuộc đủ các tầng lớp xuống đường biểu dương lực lượng với các khẩu hiệu điển hình của phong trào Đông Dương Đại hội đã tiến hành năm 1936: đòi toàn xá tù chính trị, bỏ thuế thân, tự do nghiệp đoàn, tự do ngôn luận…Suốt cuộc hành trình của đặc phái viên Gôđa từ Sài Gòn ra Hà nội, ở mọi nơi nhân dân cũng biểu tình nêu ra những yêu cầu về dân sinh, dân chủ. Làn sóng đấu tranh này đã vượt qua những thủ đoạn nhằm ngăn trở của kẻ thù. Cuối năm 1936 thực dân Pháp buộc phải ban hành một số cải cách cho người lao động để mong xoa dịu phong trào, Đảng lại chớp lấy cơ hội này tiếp tục vận động quần chúng tiếp tục đấu tranh, bám vào những điều chúng vừa nhượng bộ để triển khai thêm các cuộc đấu tranh mới, làm thất bại ý đồ của kẻ địch. Điều đó còn khẳng định thêm bản lĩnh của Đảng trong quá trình vận động quần chúng đấu tranh, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng ta với quần chúng, qua đó cũng nói lên tinh thần giác ngộ, trình độ đấu tranh cũng như lòng tin tưởng của quảng đại quần chúng vào Đảng ta ngày một tăng thêm. Vai trò đi đầu của giai cấp công nhân luôn được phát huy, tinh thần đoàn kết giai cấp được thể hiện cao độ. Mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng, giữa quần chúng với nhau (ức là mối liên hệ công nhân, nông dân và các tầng lớp khác) được thể hiện rõ ràng. Đội quân chính trị hùng mạnh hơn lúc nào hết (từ khi Đảng ra đời) làm hạn chế, giảm sút rõ rệt hiệu lực của bộ máy thống trị của thực dân Pháp.

Trong thực tiễn cuộc vận động dân chủ từ năm 1936, Đảng phải đương đầu với không chỉ một kẻ thù, không chỉ là những hạn chế, yếu kém của Đảng, của

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng tu nam 1930 den nam 1939 (Trang 71 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)