Nội dung chuyển hướng chỉ đạo công tác vận động quần chúng của Đảng.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng tu nam 1930 den nam 1939 (Trang 63 - 71)

1930.

2.1.3 Nội dung chuyển hướng chỉ đạo công tác vận động quần chúng của Đảng.

Chủ trương chỉ đạo trước Hội nghị Thượng Hải tháng 7- 1936. Tháng 4- 1936, nhân dịp chuẩn bị kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1- 5, Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn chỉ đạo quần chúng cách mạng đấu tranh theo tinh thần chỉ đạo của đường lối cũ (chưa có sự điều chỉnh về chiến lược), Đảng khẳng định: chiến thuật thống nhất các lực lượng cách mạng của vô sản và quần chúng cần lao Đông Dương là phương tiện cuối cùng và độc nhất để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp” {20, 4}. Mũi nhọn của quần chúng cách mạng vẫn hướng về đế quốc Pháp nói chung (tức là mọi cai trị của Pháp ở Đông Dương). Đảng còn nhấn mạnh: “muốn

64

đón tiếp mọi đảng phái và phần tử riêng rẽ giải pháp tốt nhất cho việc thành lập mặt trận thống nhất cách mạng chống đế quốc Pháp”. {20; 5}những khẩu hiệu cách mạng được nêu ra cụ thể trong thời kỳ này khẳng định Đảng Cộng sản Đông Dương quan tâm chặt chẽ quyền lợi các giai cấp để lôi kéo được nhiều hơn lực lượng ngoài công nông vào độ quân cách mạng. Nếu so sánh quan điểm chỉ đạo về công tác quần chúng trong Luận Cương 10.1930 thì có thể khẳng định đến tháng 4 năm 1936 đã có những chuyển biến nhất định về chủ trương chỉ đạo trong công tác vận động quần chúng. Đảng Cộng sản Đông Dương bảo vệ tất cả yêu sách của anh chị em …đòi giảm giờ làm, lập bảo hiểm xã hội, chống thất nghiệp, cứu giúp hỗ trợ cho tiểu tư sản, thả tù chính trị… Các khẩu hiệu được tuyên truyền như:

“Đả đảo khủng bố trắng! thả ngay tất cả tù chính trị! Đả đảo đế quốc Pháp và phong kiến bản xứ! Đả đảo bọn quốc gia cải lương, đầy tớ trung thành của đế quốc Pháp. Phản đối chiến tranh đế quốc! Ủng hộ Liên Bang Xô Viết! Đả đảo bọn phát xít, kẻ gây ra chiến tranh đế quốc!...” {20 , 5}.

Đối mặt với vô vàn khó khăn trong thực tiễn cách mạng ở Đông Dương trong bối cảnh kẻ thù điên cuồng đàn áp, khủng bố, hệ thống cơ sở Đảng, đảng viên, quần chúng hỗ trợ đắc lực cho cách mạng có phần bị giảm sút, Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn biết bám sát tình hình đề ra những sách lược phù hợp trước khi có những chuyển biến quan trọng về chủ trương được đưa ra.

Trong một loạt các bức thư ngỏ gửi các tổ chức chính trị, cá nhân và giai cấp cách mạng, Đảng Công sản Đông Dương thể hiện sự nhiệt thành của mình: “ĐCSĐD đề nghị cùng tất cả các Đảng quên đi những hiểu lầm trong quá khứ để tập trung mọi lực lượng đấu tranh của các Đảng cho phong trào chống đế quốc”{ 20; 9}. Từ đó đề ra các biện pháp để liên minh cũng như các mục tiêu cần đạt đến trong quá trình lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Liên tiếp trong các văn kiện ngay trước khi diễn ra Hội nghị tháng 7- 1936 của Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng kiểm điểm lại công tác vận động quần chúng một cách quyết liệt với các đồng chí của mình: “Đảng phải mật thiết liên lạc với quần chúng, phải có quần chúng ủng hộ mới có thế lực”… “ công tác tổ chức phát triển của Đảng không thể ly khai đựơc công tác của quần chúng”. Thực trạng ở Đông Dương kẻ thù luôn chống phá và đàn áp quyết liệt, hễ ai bị bắt - không phân biệt đảng viên hay hội viên công hội, nông hội… đều bị chúng đàn áp như nhau, vì đó Đảng nhắc nhở đảng viên: “ không nên câu nệ về mấy chữ công hội, nông hội…. Từ nay về sau chỗ nào mà các công,nông

65

hội khó tổ chức thì các đồng chí lấy danh nghĩa như ái hữu hội, tương tế hội, hợp tác xã, hội học đêm mà tổ chức công nông cho dễ” {20; 20}.

Đối với công tác thành lập mặt trận thống nhất phản đế. Đây là một việc quan trọng phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế nên Đảng lệnh cho các cấp “ tự động hưởng ứng với các đảng bộ tương đương của các đảng phái đoàn thể khác nữa. Lập mặt trận dân chúng thống nhất phản đế Đông Dương”{20; 21}. Nguyên tắc thành lập, phải dựa vào nghị quyết VII của QTCS , dựa trên sự chỉ đạo của Đảng. Mặt trận này để thực hiện nhiệm vụ chung: “phải dùng đủ phương pháp mà đánh trúc ách thống trị của đế quốc Pháp, chống đế quốc chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bênh vực Xô Viết liên bang, cách mạng vận động Tàu và cách mạng vận động thế giới {20; 21}. Các đảng viên cần nhớ để lôi kéo cho hết quần chúng tham gia mặt trận đấu tranh vì các mục tiêu to lớn đã nêu nhất định Mặt trận phải bênh vực những quyền lợi thiết thân hàng ngày của quần chúng, đặc biệt “trong khi thành lập Mặt trận dân chúng thống nhất phản đế Đông Dương, Đảng phải giữ quyền độc lập về quyền tổ chức chính trị, giữ quyền tự do công kích sự không triệt để của các đảng phái vào MTDCTNPĐ” {20; 22}. Đó là nguyên tắc cũng như yêu cầu của Đảng đối với các đảng viên khi thành lập, tổ chức các hoạt động của Mặt trận.

Trước tình hình mới, ngày 30- 6- 1936 xứ uỷ Nam Kỳ đã ra một quyết định quan trọng, trong đó nêu bật lên các nhiệm vụ cần kíp phải giải quyết, trọng tâm của nó hướng vào vấn đề vận động giai cấp: “dù quần chúng là đông đảo thì họ chỉ có thể đấu tranh thắng lợi nếu họ có những người lãnh đạo, thiếu người lãnh đạo họ chắc chắn thất bại” {20; 28}. Nghị quyết vạch rõ các đối tượng cần vận động, lúc này các tổ chức cần được xây dựng, củng cố và phát triển nhằm xây dựng lại một đội quân cách mạng hùng hậu có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nam Bộ”, có thể khẳng định đây là những quyết sách quan trọng và tiến bộ mà xứ uỷ Nam Kỳ đã làm được.

Chú ý đầu tiên của Đảng trong lực lượng cách mạng là “thanh niên cộng sản” đây là đội quân dự trữ của Đảng, phải khẩn trương tập hợp các thanh niên có tư tưởng cộng sản để lập ra một tổ chức “thanh niên cộng sản”. Các tổ chức công nhân, nông dân cần được tái thiết củng cố và nhân rộng tạo nên một hệ thống gắn bó chặt chẽ, đoàn kết thu hút đông đảo công nhân, nông dân tham gia…Xứ uỷ cũng nhấn mạnh tới vai trò của quân đội, sinh viên cũng như các lực lượng ở bên ngoài ( các tổ chức chính trị khác và quần chúng chịu ảnh hưởng của các tổ chức đó).

66

Trước thềm của môt cuộc vận động cách mạng lớn (thời kỳ 1936- 1939) với nhiều sự khác biệt so với các thời kỳ trước mà xứ uỷ Nam Bộ nói riêng và Trung ương Đảng nói chung đã có những biến chuyển trong chỉ đạo công tác vận động quần chúng… “chúng ta phải tổ chức trong mỗi đại đội một hay hai chi bộ, tuỳ theo số lượng binh lính” phải tiếp xúc với lính mới trong những ngày nghỉ khi họ về nhà. Phải chỉ cho ra cho các tân binh đó biết sự dã man của bọn đế quốc, sử dụng họ làm bia đỡ đạn trong chiến tranh, phải thức tỉnh lương tâm các lính khố đỏ”. Phải tuyên truyền cả trong các thành viên gia đình những người đi lính như cha, me, vợ, con họ….

Xứ uỷ nhấn mạnh việc lập ra các đội dân quân tự vệ để bảo vệ các cơ quan Đảng, đàn ông, phụ nữ đều có thể tham gia các nhóm tự vệ. Vai trò của sinh viên cũng được đề cao: “ các sinh viên là lực lượng không phải không đáng kể trong việc tuyên truyền cách mạng” {20; 33}. Rõ ràng cách nhìn nhìn nhận về sinh viên nói riêng và các bộ phận khác ngoài công nông của thời kỳ này so với các thời kỳ trước có sự thay đổi khá cơ bản.

Trong chủ trương vận động quần chúng với các lực lượng khác cũng như lực lượng quần chúng chịu ảnh hưởng của họ thì có thể khẳng định chắc chắn một điều đây là thời kỳ những chủ trương của Đảng để đối phó với các tổ chức chính trị cách mạng và không cách mạng, tôn giáo đã có những bước phát triển rất cao, điều này thể hiện được bản lĩnh của một đảng chân chính:

Trước hết, đối với những tổ chức quốc gia cách mạng: Đảng nhấn mạnh

chính sách linh hoạt một cách rõ ràng: đối với lực lượng lãnh đạo các tổ chức này cần “lập ra một mặt trận thống nhất bằng cách chúng ta thoả thuận với họ về các hiện tượng tượng tượng trưng chống đế quốc” {20; 33}, riêng với quần chúng của họ Đảng lại nhấn mạnh việc tuyên truyền để chuyển nhận thức của bộ phận này sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản, làm cho họ thấy rằng đi theo các lãnh tụ của họ không thể thoát khỏi kiếp sống bị bóc lột, vì rằng các con đường và các chủ trương khác ngoài cộng sản chủ nghĩa đều là bóc lột.

Thứ hai, đối với các tổ chức quốc gia cải lương, lập trường của chúng ta rất

rõ ràng, vạch mặt bọn này là tay sai của đế quốc, ngăn cản sự phát triển của cách mạng và quần chúng “ Đảng phải lôi cuốn quần chúng đang bị ảnh hưởng của những người cải lương vào cuộc đấu tranh chống CNTB” {20; 34} làm cho quần chúng công nông biết rằng những lãnh tụ cải lương là những đày tớ của chủ nghĩa đế quốc Pháp {20; 34}.

67

Thứ ba, đối với lực lượng Tơrôtxkit, “phải vạch mặt họ trước mặt tất cả mọi

người đặc biệt là trước quần chúng công nông” chúng ta phải thâm nhập quần chúng của bọn này để có thể vạch mặt chúng, hướng họ vào cuộc đấu tranh với khẩu hiệu mà bọn Tơrôtxkit không hề mong muốn: “ cách mạng phản đế và điền địa”.

Thứ tư, đối với các đảng chính trị tôn giáo, lập trường rõ ràng của nghị

quyết: “không thể liên minh” với các lãnh tụ tôn giáo, vì chính họ và tôn giáo là ru ngủ và làm cho quần chúng quên đi đấu tranh. Hướng cuộc vận động vào quần chúng chịu ảnh hưởng tôn giáo, làm cho họ thấy được bản chất của bọn cầm đầu từ đó nổi dậy chống lại bọn cầm đầu, chuyển họ từ lập trường tôn giáo sang lập trường vô sản.

Cũng trong tháng 6-1936, Đảng ra một chỉ đạo quan trọng bằng văn bản với tên gọi: Mặt trận dân chúng thống nhất tranh đấu phản đế. Giải thích vì sao phải thành lập mặt trận này, kinh nghiệm thành lập và hoạt động của hình thức mặt trận ở các nước, những xu hướng sai lầm của Đảng ta về mặt trận phản đế… Đảng khẳng định muốn thực hiện được mặt trận dân chúng thống nhất tranh đấu đế quốc thì phải :

1. Củng cố và phát triển hàng ngũ của Đảng, nâng cao trình độ lý luận của Đảng, biến mỗi đảng viên thành một người tổ chức và lãnh đạo có năng lực trong vận động quần chúng.

2. Khoách trương và củng cố các tổ chức quần chúng: công nông hội, học sinh hội, phụ nữ hội, phản đế liên minh…

3. Phải giúp đỡ các đảng phái quốc gia cách mạng về đường lý thuyết và phải giúp đỡ lẫn nhau trong các cuộc tranh đấu, để đưa họ đến con đường chân chính phản đế….

4. Bênh vực quyền lợi hàng ngày của công nông binh và các lớp quần chúng bị áp bức, kéo thanh niên phụ nữ lao động, người các dân tộc thiểu số, người ngoại quốc vào vận động cách mạng, liên lạc các khẩu hiệu từng phần với những khẩu hiệu chung của cuộc cách mạng phản đế và điền địa ở Đông Dương.

5. Hiệu triệu quảng đại quần chúng lao động toàn xứ chống khủng bố trắng, chống phát xít, chống đế quốc chiến tranh. Phổ biến những thắng lợi của Xô- viết liên bang và Xô- viết Trung Quốc, ủng hộ Xô viết liên bang và ủng hộ Xô- viết Trung Quốc.

68

Tháng 7- 1936 , dưới sự chỉ đạo của đồng chí Lê Hồng Phong, uỷ viên dự khuyết BCH QTCS, hội nghị BCHTU Đảng được triệu tập tại Thượng Hải (Trung Quốc). Căn cứ vào những biến chuyển của tình hình thế giới cũng như trong nước, căn cứ vào những chỉ đạo cụ thể từ Nghị quyết VII QTCS, Hội nghị đã định ra đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới:

“Có thể nói đây là lần đầu tiên Đảng thực sự xem xét lại toàn bộ đường lối chiến lược và sách lược mà Đảng theo đuổi từ tháng 10- 1930 với một tinh thần phê phán nghiêm túc. Hàng loạt những sai lầm của Đảng trước đây trong nhận thức về nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, về mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, về phương pháp và hình thức tổ chức tổ chức quần chúng, tổ chức đấu tranh, nhận thức về các lực lượng cách mạng và về mặt trận dân tộc thống nhất vv…hội nghị đã khẳng định: “thực tế chỉ cho chúng ta thấy rằng, sách lược mới của Quốc tế cộng sản là đúng (…) {20; 79}, đồng thời Hội nghị đã dứt khoát khẳng định: “Ban Trung ương, sau khi đã nghiên cứu những điều kiện chủ quan và khách quan ở Đông Dương đã đi đến kết luận rằng việc thành lập Mặt trận dân tộc phản đế không thể trì hoãn thêm một phút. Các tổ chức Đảng, mỗi một đồng chí phải hết sức chủ động thành lập mặt trận Mặt trận dân tộc phản đế, nhằm tập hợp tất cả các đảng, tất cả các tầng lớp quần chúng để tranh đấu đòi những yêu sách tối thiểu” {65; 9}.

Để thực hiện được kết luận trên, Đảng phải điều chỉnh một loạt vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam với hai mục tiêu cơ bản là “độc lập dân tộc” và “người cày có ruộng” tuy không thay đổi nhưng trước mắt phải được cụ thể hoá bằng những khẩu hiệu sách lược cụ thể, tập hợp thật đông đảo tất cả các tầng lớp nhân dân, tập trung ngọn lửa đấu tranh vào một bộ phận phản động nhất trong hàng ngũ thực dân- phong kiến thống trị ở Đông Dương, chống phát xít và ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh thế giới.

Về tổ chức, Ban Trung ương yêu cầu phải triệt để thay đổi phương pháp tổ

chức quần chúng. Đảng phải thẳng thắn thừa nhận là vai trò tổ chức lãnh đạo của

Đảng chưa thật sự thuyết phục: “các tổ chức quần chúng đã tồn tại trước đây, trong thực tế không có chỗ dựa trong quần chúng. Vì thế cho đến nay, phần lớn quần chúng ở Đông Dương vẫn không được tổ chức. Vì vậy, nhiêm vụ cấp thiết nhất là phải trừ bỏ những hình thức tổ chức thiển cận, bè phái, phải sử dụng mọi khả năng công khai và bán công khai để tổ chức quần chúng rộng rãi hơn, không phụ thuộc vào hình thức, không phụ thuộc vào tên gọi.

69

Về sách lược đấu tranh, Đảng chủ trương sử dụng kết hợp mọi hình thức đấu tranh chính trị, công khai và bán công khai, bí mật hợp pháp và bất hợp pháp, tiến hành trên nhiều địa vực khác nhau. Trong tranh đấu, Đảng sẵn sàng liên minh có nguyên tắc với tất cả các đảng phái, các tổ chức khác nhau trên cơ sở nhất trí về mục tiêu tranh đấu.

Trong lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược một cách toàn diện và triệt để. Sự chuyển hướng này không đơn giản chỉ là sự vận dụng đường lối mới của Quốc tế cộng sản vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Ngược lại, đó là kết quả của cả một quá trình cân nhắc thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng và cuối cùng đi đến kết luận hoàn toàn dứt khoát của đội ngũ lãnh đạo Đảng. Bước chuyển hướng chiến lược này đã đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về tư duy lý luận, về bản lĩnh và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phục hồi của Đảng, cho thắng lợi của cách mạng trong giai đoạn cách mạng trước mắt và cả trong những thời kỳ tiếp theo.

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam lãnh đạo công tác vận động quần chúng tu nam 1930 den nam 1939 (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)