Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo

Một phần của tài liệu chính sách của đảng và nhà nước về tôn giáo trường hợp phật giáo từ 1981 2008 (Trang 38 - 43)

1.4.1. Giai đoạn trước năm 1990

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, đặc biệt là kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh “Tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết”, thực hiện đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán với chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Chính sách tôn giáo đó được thể hiện xuyên suốt từ khi Đảng lãnh đạo, đến nay nó càng được củng cố và hoàn thiện hơn.

Giai đoạn 1945 - 1955: Ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã chú ý đến vấn đề tôn giáo, điều này được thể hiện trong Cương lĩnh của Mặt trận Việt Minh (1941): “Ban bố các quyền tự do dân chủ cho nhân dân: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong nước, tự do xuất dương”. Bài thơ Mười chính sách của Việt Minh viết:

“Hội hè, tín ngưỡng, báo chương

Hội họp đi lại có quyền tự do” [69, tr. 17].

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khai sinh, vấn đề tự do tín ngưỡng luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và đặt nó nằm trong khuôn khổ vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Trong Những vấn đề cấp bách của Chính phủ lâm thời thì vấn đề thứ 6 đề cập cụ thể đến quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo: “Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín

ngưỡng tự do và Lương – Giáo đoàn kết” [63, tr. 9]. Chính sách tự do tín ngưỡng còn được thể chế hóa ở Hiến pháp đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Suốt những năm tiếp theo, hàng loạt những Sắc lệnh, Nghị định, v.v. được ban hành, có thể kể đến:

- Sắc lệnh số 35/SL ngày 20-9-1945, về quyền tự do tín ngưỡng, do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp đã ký, quy định tại Điều 1: Đền chùa, lăng tẩm, nhà thờ, tất cả những nơi có tính cách tôn giáo, bất cứ tôn giáo nào, nhân dân đều phải tôn trọng, không được xâm phạm.

- Sắc lệnh số 65/SL về việc bản tồn các di tích lịch sử, tôn giáo, do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký ngày 23-11-1945: Cấm phá hủy những đền, đình, chùa, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách của làng chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy bia ký, đồ vật, văn bằng, chiếu sắc, giấy má sách vở có tính chất tôn giáo hay là không nhưng có lợi ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn. (Điều 4)

- Sắc lệnh số 22/SL, ngày 18-12-1946, do Hồ Chủ Tịch ký, ấn định những ngày tết, ngày kỷ niệm lịch sử và tôn giáo. Theo Sắc lệnh này đối với Phật giáo có ba ngày lễ được nghỉ: lễ sinh nhật Đức Phật Thích Ca (8 - 4 âm lịch), lễ Trung nguyên (15 - 7 âm lịch), lễ Đức Phật thành đạo (8 - 12 âm lịch). Đối với Công giáo có ba ngày nghỉ: lễ Phục sinh (tháng 4 dương lịch), lễ các Thánh (1-11 dương lịch), lễ Thiên Chúa giáng sinh (25 - 12 dương lịch). Ngày kỷ niệm lịch sử Hai Bà Trưng (5 - 12 âm lịch); ngày giổ tổ Hùng Vương (10 - 2 âm lịch); ngày Trần Hưng Đạo (20 - 8 âm lịch), ngày Lao động quốc tế (1 - 5 dương lịch) và ngày Quốc khánh (2 - 9 dương lịch).

- Sắc lệnh về việc miễn thuế đất và hoa màu cho các tổ chức tôn giáo năm 1949 có ghi những tha ma, nghĩa địa, đình, đền, chùa, miếu, nhà thờ đạo Giatô, Cao Đài, các nhà cửa thuộc các đoàn thể Công giáo, Phật giáo, v.v. được miễn thuế vĩnh viễn.

- Sắc lệnh số 133/SL ngày 20-1-1953 Về việc trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc, quy định: Kẻ nào vì mục đích phản quốc gây hiềm khích để phá hoại sự đoàn kết của các dân

tộc các tôn giáo, các đảng phái, các đoàn thể trong nước và chia rẽ Việt Nam với các nước bạn, sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở xuống. Nếu tội nặng phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị xử tử hình. (Điều 12)

- Nghị định số 315-TTg về chính sách của Chính phủ đối với tôn giáo,

ngày 4-10-1953, do Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký. Nghị định gồm hai phần: phần 1, vạch rõ âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của kẻ địch “Chúng xuyên tạc đường lối, chính sách của Chính phủ ta, gây thù hằn giữa lương và giáo, mê hoặc, xúi giục đồng bào ta theo đạo chống khánh chiến, chống Chính phủ” [82, tr. 60]; phần 2, khẳng định chính sách của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa “Mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, không ai được xâm phạm đến quyền tự do đó… Mọi người đều phải tôn trọng việc thờ cúng của các tôn giáo” [82, tr. 61].

- Sắc lệnh số 197/SL ngày 19-12-1953 ban bố Luật cải cách ruộng đất có ghi cụ thể như sau: Ruộng đất của tôn giáo (nhà chung, nhà thờ, thánh thất, tu viện… ) thì trưng thu, trưng mua. Trường hợp có mua chính đáng thì trưng mua (Điều 10); Nhà chung, nhà chùa, từ đường họ và các cơ quan tôn giáo khác được để lại một phần ruộng đất dùng vào việc thờ cúng. Những người làm nghề tôn giáo, nếu không đủ sống, có sức cày cấy và yêu cầu, thì được chia một phần ruộng đất ở nơi họ hoạt động hoặc quê quán họ (Điều 25).

- Đặc biệt là Sắc lệnh số 234/SL Về vấn đề tôn giáo, ngày 14-6-1955, do Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, gồm 5 chương: chương 1, Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng; chương 2, Đối với những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của các tôn giáo; chương 3, Về vấn đề ruộng đất của các tôn giáo; chương 4, Quan hệ giữa chính quyền nhân dân và các tôn giáo; chương 5, Điều khoản thi hành. Sắc lệnh quy định rất rõ ràng, cụ thể, chi tiết và có tính hệ thống cao.

Đây được coi như một bước tiến quan trọng, phản ánh thái độ, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách tự do tín ngưỡng: Không chỉ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mỗi công dân, mà Chính phủ còn đảm bảo

cho quyền ấy được thực hiện. “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào” (Điều 1), “Chính quyền không can thiệp vào nội bộ các tôn giáo” (Điều 13); Nhà nước tạo mọi điều kiện cho hoạt động tôn giáo được phát triển “Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo” (Điều1), “Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo của mình” (Điều 5); Đồng thời cũng nghiêm khắc trừng trị những kẻ mượn danh nghĩa tôn giáo nhằm mục đích “phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín ngưỡng” (Điều 7); Về ruộng đất của các tôn giáo “thì sẽ để lại cho nhà thờ, nhà chung, thánh thất một số ruộng đất đủ cho việc thờ cúng và cho những nhà tu hành có điều kiện sinh sống để làm việc tôn giáo” (Điều 10); Và Sắc lệnh cũng quy định tính hợp pháp của các tổ chức tôn giáo chỉ khi “đã xin phép chính quyền và được chính quyền chuẩn y chương trình, điều lệ. Những tổ chức ấy đều coi như những tổ chức tư nhân và được pháp luật bảo hộ” (Điều 8).

Giai đoạn (1955-1990): Đất nước tạm thời chia làm hai miền Nam - Bắc (1955 - 1975) và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa trong hoàn cảnh khó khăn, từng bước thoát khỏi khủng hoảng (1976-1990). Trong bối cảnh đất nước như vậy, tình hình tôn giáo ở nước ta diễn biến rất phức tạp. Ở miền Bắc, về cơ bản, các chức sắc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia kháng chiến và xây dựng xã hội mới. Còn ở miền Nam, một số tôn giáo như Tin Lành, Công giáo bị thế lực thù địch lợi dụng lôi kéo, quay lưng với dân tộc, gây ra không ít khó khăn cho Chính phủ.

Với chính sách tôn giáo, Đại hội lần thứ III (9 - 1960) nhấn mạnh vừa đảm bảo tự do tôn giáo cho nhân dân, vừa kiên trì chống địch lợi dụng tôn giáo. Đảng ta tiếp tục khẳng định, tại Đại hội lần thứ IV (1976): “chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo từ trước tới nay là tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân, tôn trọng quyền theo đạo và không theo đạo của mọi công dân; đối

xử bình đẳng về mặt pháp luật với các tôn giáo, đoàn kết tất cả những người yêu nước, tiến bộ trong các tôn giáo để cùng xây dựng và bảo vệ đất nước, chống những hoạt động lợi dụng tôn giáo để làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” [82, tr. 71].

Trên tinh thần của Sắc lệnh 234/SL, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục bổ sung đầy đủ, từng bước hoàn thiện và làm rõ hơn chính sách tự do tín ngưỡng trong giai đoạn cách mạng mới. Ngoài Hiến pháp năm 1959 và 1980, Nhà nước đã ban hành nhiều Sắc lệnh, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, v.v. để điều chỉnh hoạt động tôn giáo của các tổ chức, cá nhân. Nếu như nội dung hoạt động tôn giáo ở giai đoạn trước chưa thực sự rõ ràng, còn nhiều thiếu xót thì đến giai đoạn này đã cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn. Chính sách về tôn giáo còn được mở rộng hơn với những quy định: về việc phong tấn, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc; quy định về việc cấp đất; các hoạt động xuất bản; hoạt động giáo dục; hoạt động văn hóa - xã hội của tôn giáo; về quyền và nghĩa vụ của các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ trong các hoạt động tôn giáo; quan hệ giữa chính quyền với tổ chức tôn giáo; quan hệ với cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài…

Trong giai đoạn này, đáng chủ ý nhất là Nghị quyết 297-CP ngày 11-11- 1977 Về một số chính sách đối với tôn giáo của Hội đồng Bộ trưởng. Nghị quyết đã đề cập khá chi tiết, cụ thể về công tác quản lý tôn giáo. Nhiều nội dung mà những văn bản trước đó chưa nhắc tới hoặc nếu có nhưng không đầy đủ, thì ở Nghị quyết 297 này đã được đưa vào, như: vấn đề hoạt động tôn giáo; vấn đề đào tạo, tu bổ, thuyên chuyển những người hoạt động tôn giáo; các tài liệu, đồ dùng về đạo; các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội của các tôn giáo và vấn đề quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo trong và ngoài nước. Đồng thời Nghị quyết cũng đưa ra chủ trương có tính nguyên tắc cho các hoạt động tôn giáo, đó là: các tôn giáo phải tuân thủ theo Hiến pháp, pháp luật và chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động của mình, nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo.

Từ Sắc lệnh 234/SL đến Nghị quyết 297 - CP thể hiện những bước tiến rõ rệt. Chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta dần hoàn thiện

và có hệ thống hơn, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân. Đó là:

Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Các tôn giáo đều được Nhà nước bảo hộ và tạo điều kiện phát triển một cách hợp pháp. Các tôn giáo, cũng như mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Nhà nước kiên quyết xử lý những kẻ lợi dụng tôn giáo gây mất đoàn kết dân tộc, phá hoại hòa bình, thống nhất, dân chủ, cản trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, có hành vi vi phạm pháp luật…

Nhà nước cho phép nhà tu hành được giảng đạo, được truyền bá tôn giáo. Nhà nước cho phép các tổ chức tôn giáo được xuất bản kinh sách và đồ dùng phục vụ sinh hoạt tôn giáo theo Sắc lệnh số 003-SLT năm 1957; mở trường lớp đào tạo đào tạo những người hoạt động tôn giáo tại Thông tư 593- TTg năm 1957; được hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội sau khi đã được sự cho phép của Chính quyền; được hành lễ tại nơi thờ cúng mà không phải xin phép; Các cơ sở tôn giáo đều được bảo hộ.

Đối với ruộng đất tôn giáo được Nhà nước trưng thu, trưng mua sẽ để lại một số diện tích đảm bảo cho việc thờ cúng và sinh sống của nhà tu hành và có qui định cụ thể đối với mức thuế nông nghiệp cho những phần ruộng đất mà nhà thờ, nhà chùa, thánh thất sử dụng. Điều này có quy định cụ thể Nghị định số 559-TTg năm 1955 của Chính phủ về qui định mức thuế nông nghiệp cho những phần ruộng đất mà nhà thờ, nhà chùa, thánh thất được sử dụng từ sau cải cách ruộng đất.

Nhà nước không can thiệp vào các công việc nội bộ của các tôn giáo. Chính phủ cho phép các cá nhân, tổ chức tôn giáo trong nước quan hệ với cá nhân, tổ chức tôn giáo nước ngoài. Các nhà tu hành nước ngoài cũng được phép giảng đạo tại Việt Nam nhưng phải được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam và tuân theo pháp luật nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu chính sách của đảng và nhà nước về tôn giáo trường hợp phật giáo từ 1981 2008 (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)