kinh tế - xã hội thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động.
Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã tổng kết rằng: có ba yếu tố cơ bản nhất để phát triển con người là phải đảm bảo lương thực, an toàn việc làm và an toàn môi trường. Như vậy, có thể thấy mọi chiến lược phát triển của thế giới ngày nay đều hướng vào sự phát triển con người, lấy con người làm trung tâm phát triển xã hội và tiến bộ xã hội; trong đó việc làm là một tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá sự phát triển của xã hội, là thước đo tiến bộ của xã hội.
Xét về mặt xã hội, mọi người có sức lao động đều có quyền đòi hỏi có được việc làm vì đó là một trong những quyền cơ bản của con người. Bác Hồ cũng đã từng nói rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [46, tr.699]. Để có được hạnh phúc, con người cần phải được tự do, đặc biệt tự do trong lao động là điều kiện cơ bản để giải phóng sức lao động và là cơ sở để hoàn thiện, phát triển con người một cách toàn diện.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động luôn là một vấn đề lớn trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của cả nước và của mỗi địa phương, là một chương trình mục tiêu quốc gia. Do đó, việc phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị là một yêu cầu hết sức cần thiết. Đảng ta chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong mỗi bước đi và trong quá trình phát triển. Trong quá trình này, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề cấp bách nhất. Bởi vì giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm là cơ sở thực hiện tiến bộ xã hội và công
bằng xã hội, đẩy lùi tệ nạn xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trường nhanh và bền vững.
Muốn vậy, thì giải quyết việc làm cho người lao động cần có nhiều biện pháp đồng bộ và sự nỗ lực của toàn xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây, sự điều hành sát sao của Ủy ban nhân dân Thị xã, cùng với sự nỗ lực, cố gắng của các phòng, ban liên quan, các đoàn thể: Thị đoàn, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh... trong phát huy sức mạnh tổng hợp, tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh toàn bộ hệ thống nhằm mục tiêu chung giải quyết việc làm cho người lao động. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã nhờ đó đạt được những bước chuyển biến rõ rệt.
Vai trò của Thị đoàn được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Đoàn viên tham gia làm kinh tế, tự tìm tòi, vay vốn kinh doanh sản xuất không chỉ giải quyết việc làm cho cá nhân họ mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho những lao động khác. Phong trào thanh niên lập nghiệp, Thanh niên làm kinh tế giỏi được Đảng bộ thị xã chú ý và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cũng như về nguồn vốn. Hàng trăm thanh niên trẻ đã mạnh dạn vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Và trong số họ rất nhiều người đã giàu lên, và đồng thời giúp người khác giàu lên.
Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân...cũng đóng một vai trò lớn, kết hợp chặt chẽ với Thị đoàn, Đảng bộ thị xã Sơn Tây trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Hội phụ nữ tạo điều kiện cho chị em vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề để chị em tự tạo việc làm thêm tại nhà, nhất là tại các làng nghề tại trong Thị xã. Hội nông dân hỗ trợ người nông dân thâm canh, nâng cao năng suất, quy hoạch và phát triển mô hình trồng rau an toàn, đem lại thu nhập cao hơn cho người lao động giúp cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn. Thêm nữa, Hội cựu chiến binh hết sức tích cực trong công tác giới thiệu người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
Các dự án xuất khẩu lao động ra nước ngoài từ năm 1996 đến năm 2006 đã đem lại những kết quả đáng kể. Hàng chục lao động được ra nước ngoài làm việc mỗi năm với nguồn thu nhập cao và ổn định. Ngoài ra, các thành viên của Hội cựu chiến binh cũng hết sức tích cực tham gia lao động, sản xuất, giảm đáng kể thời gian nhàn rỗi, tăng thêm nguồn thu nhập và cả thiện đời sống của chính họ. Điều này với thị xã có ý nghĩa vô cùng to lớn.
Thêm nữa, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhiều biện pháp kịp thời trong giải quyết công tác lao động và việc làm như:
- Thiết lập và quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tại địa phương và các văn bản chỉ đạo khác thực hiện công tác Lao động Thương binh và Xã hội một cách kịp thờ, đúng đắn, bám sát những nội dung các văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Kết hợp dạy nghề và học nghề tại các cơ sở sản xuất và tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. Từ chỗ nhận thức tầm quan trọng của việc giải quyết việc làm cho người lao động và trách nhiệm của các phòng, ban và toàn thể nhân dân đối với công tác này trong thời gian từ 1996 đến năm 2006 vấn đề lao động và việc làm tại thị xã Sơn Tây có những thay đổi đáng kể. Từ năm 2000 Phòng Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức thành công “Phiên giao dịch việc làm ” và đã thu hút được tham gia của đông đảo các ngành, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề và người lao động trên địa bàn thị xã.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ thị xã Sơn Tây, Ủy ban nhân dân thị xã đã có những đề án giải quyết việc làm và việc làm đến năm 2015. Chủ yếu là quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị cho Trung tâm giới thiệu việc làm, đồng thời phối hợp với các đoàn thể như: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Quốc phòng tăng cường nâng cấp cho các Trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện tốt chức năng tư vấn nghề
nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thị trường lao động cho người lao động.
KẾT LUẬN
Lao động và việc làm là vấn đề lớn của cả xã hội và cộng đồng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát triển tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Đảng còn khẳng định: “Giải quyết việc làm là là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân… Phát triển thị trường lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm” [27; tr.218]. Tăng cường kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội; phải xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo được công bằng xã hội; việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển.
Từ năm 1996 đến năm 2006, Đảng bộ thị xã Sơn Tây luôn bám sát các chương trình chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Quá trình tổ chức thực hiện và kết quả đạt được của công tác giải quyết việc làm cho người lao động đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ thị xã và sự cố gắng nỗ lực của các Phòng, ban, các tổ chức, đoàn thể và của đông đảo nhân dân trong thị xã. Với sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thị xã, đồng thời đề ra nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp thực hiện đúng đắn, phù hợp, mang lại hiệu quả cao, tốc độ xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững.
Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã chỉ đạo một cách toàn diện, có hệ thống, vừa chú trọng phát triển kinh tế - xã hội để tạo mở việc làm vừa tạo mở các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho người lao động như: cho vay vốn, giới thiệu việc làm.... Trong 10 năm kinh tế thị xã có nhiều chuyển biến lớn, kết cấu hạ tầng được xây dựng tương đối hoàn thiện nhất là trong ngành du lịch dịch vụ. Chính trong ngành này hàng ngàn lao động đã được giải quyết việc làm và có nguồn thu nhập cao và tương đối ổn định. Nhất là giai đoạn 2001 – 2006 dịch vụ và du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn đi đầu của thị xã. Ngành kinh tế này không chỉ chiếm tỉ lệ lớn trong GDP của thị xã mà còn có vai trò quan trọng đối với các vấn đề xã hội như vấn đề việc làm cho người lao động. Thêm vào đó, 10 năm qua còn đánh dấu sự phát triển của làng có nghề và làng nghề đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
Sự phối kết hợp của các phòng, ban, đoàn thể, các lực lượng xã hội tham gia đã làm cho công tác giải quyết việc làm mang tính xã hội hóa cao, có sự đồng thuận của nhân dân và phát huy được vai trò của các đoàn thể nhân dân trong quá trình thực hiện. Đồng thời, Đảng bộ thị xã Sơn Tây cũng luôn chú trọng công tác tổng kết, báo cáo kết quả đã đạt được và những điểm còn tồn tại qua mỗi kỳ Đại hội để từ đó khắc phục, rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo. Phòng Lao động và Thương binh Xã hội thị xã ngoài việc thực hiện tốt những chỉ đạo của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân thị xã về công tác giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng lao động còn hết sức tích cực tham mưu cho Thị ủy nhiều biện pháp thu hút đầu tư bên ngoài vào thị xã, phát triển các làng nghề truyền thống và chú trọng công tác đào tạo người lao động. Việc kết hợp giữa các phòng ban trên địa bàn với Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên… cũng đem lại nhiều tác động tích cực tới công tác lao
động và việc làm. Vì có như vậy tất cả các đảng viên mới đều ý thức và nhập cuộc vào công tác xã hội hóa việc làm trên phạm vi toàn thị xã.
Có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2006 đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện, Đảng bộ thị xã Sơn Tây đã phát huy được vai trò và năng lực của mình trong mọi lĩnh vực nhất là trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Từ sự lãnh đạo toàn diện và đúng đắn của Đảng bộ thị xã đã làm cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn có nhận thức tích cực về vấn đề việc làm cho người lao động. Vấn đề đào tạo nghề được chú trọng hơn trước rất nhiều. Các trường dạy nghề trên địa bàn thị xã Sơn Tây tăng đáng kể hàng năm cả về số lượng học sinh tham gia học và chất lượng đào tạo. Đây là nguồn cung ứng, và là điều kiện hấp dẫn để các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế vẫn còn nhiều hạn chế và yếu kém nhất định trong công tác này cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa. Nhất là đối với đội ngũ quản lý ở cấp xã, phường do trình độ chuyên môn còn hạn chế dẫn tới thực hiện các chỉ đạo chưa nhanh chóng, kịp thời và chưa có điều chỉnh kịp thời trong thực tiễn. Mức tăng dân số hàng năm cũng cần có sự phối hợp của các cấp các ngành và toàn thể người dân trong thị xã để có thể giảm thiểu áp lực lên nền kinh tế, đặc biệt là lên vấn đề giải quyết việc làm của thị xã. Trong thời gian tới Đảng bộ thị xã cần tích cực trong tổng kết, rút kinh nghiệm giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2006 để đề ra những đường hướng phát triển giai đoạn tiếp theo, mang lại thắng lợi mới trong thực hiện vấn đề giải quyết việc làm trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương Anh (2007), Chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế
và Dự báo, số 3 (407), tr 36-38.
2. Ban thường vụ Thị ủy Sơn Tây (2005), Lịch sử Đảng bộ thị xã Sơn Tây
(1930 - 2005), Nxb Chính trị - Hành chính.
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây
(2008), tập III, (1950 - 1975), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tây, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây
(2008), tập IV, (1975 – 2008) Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
5. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây (2010), Các kỳ Đại hội Đảng bộ
thị xã Sơn Tây 1959 – 2010, Nxb Chính trị quốc gia.
6. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (7 - 1998), Chương trình quốc gia
xóa đói giảm nghèo, giai đoạn 1998 – 2000, Hà Nội.
7. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2001), Chương trình quốc gia
xóa đói giảm nghèo, giai đoạn 2001 - 2005, Hà Nội.
8. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(1991), Nxb Sự thật, Hà Nội.
9. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 (1991),
Nxb Sự thật, Hà Nội.
10. Chính phủ (2001), “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo
và việc làm, giai đoạn 2001 - 2005”, Hà Nội
11. Cục thống kê Hà Tây (1999), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 1995
– 1998, Hà Đông.
12. Cục thống kê Hà Tây (2001), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 1996
– 2000, Hà Đông.
13. Cục thống kê Hà Tây (2006), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2005,
14. Nguyễn Thị Hồng Cẩm (2008), Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở nước ta giai đoạn 2000-2005, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Số 2 (89), tr. 66-71.
15. Nguyễn Văn Chính (1999), Góp phần nghiên cứu vấn đề lao động trẻ em,
Tạp chí Khoa học: Khoa học xã hội, ĐHQG Hà Nội, Số 3.
16. Trần Ngọc Diễn (2002), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc
làm cho người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.