Quá trình tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã sơn tây hà tây lãnh đạo giải quyết vấn đề lao động và việc làm tu nam 1996 den nam 2006 (Trang 63)

Sau những năm đầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bước sang thế kỷ XXI, Đảng bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây lại tiếp tục nhiệm vụ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thị xã Sơn Tây vẫn gặp phải một số khó khăn, trở ngại ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề lao động và việc làm. Trước hết, số lượng, tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn tới nguồn lao động và vấn đề giải quyết việc làm của thị xã bởi vì dân số, lao động và việc làm là những vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dân số gia tăng sẽ buộc ngân sách của thị xã nói riêng và của xã hội nói chung phải giảm chi cho đầu tư phát triển, tăng chi cho tiêu dùng. Vì vậy đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn lao động giảm xuống, cơ hội để tìm việc làm càng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó “Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ tuy tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đại hội, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm và chưa mạnh. Hoạt động một số ban quản trị hợp tác xã nông nghiệp còn yếu. Việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các cụm điểm công nghiệp, du lịch còn chậm. Chưa tạo ra được môi trường đầu tư tốt. Chưa xây dựng được làng nghề truyền thống” [82; tr.8].

Việc tăng cường đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và dịch vụ lúc này mang ý nghĩa cực kỳ to lớn. Nó không chỉ gia tăng việc làm mới cho người lao động mà còn giúp gia tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giúp kinh tế của Thị xã tăng trưởng, giúp khai thác những tiềm năng sẵn có trong khu vực về cả địa lý, văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật và nhất là yếu tố nguồn lao động. Song trên thực tế tại thị xã Sơn Tây giai đoạn 1996 – 2000 tốc độ tăng trường kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng. Hoạt động của

các hợp tác xã nông nghiệp chưa đạt hiệu quả cao và còn tồn tại nhiều bất cập. Công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp, du lịch còn chậm. Công tác quy hoạch xây dựng đường, điện, nước chưa đồng bộ. Chưa tạo ra được môi trường đầu tư tốt thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực. Chính vì thế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn chưa phát huy hết tiềm năng của nó, công tác giải quyết việc làm cho người lao động cũng thực hiện chưa thật sự hiệu quả do những bước tiến chậm này.

Bước sang giai đoạn mới 2001 – 2005 với nỗ lực của mình, Đảng bộ và nhân dân thị xã Sơn Tây đã từng bước khắc phục những khó khăn trước mắt và đạt được nhiểu bước tiến trong các lĩnh vực như :

* Phát triển sản xuất

Trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi Đảng bộ thị

xã Sơn Tây nhanh chóng chỉ đạo nhằm có biện pháp nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi và nâng cao giá trị 1 ha canh tác. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sản xuất, giao chỉ tiêu cấy lúa lai tới cán bộ, Đảng viên. Ra Nghị quyết chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã. Tích cực mở 526 lớp huấn luyện chuyển giao kỹ thuật, áp dụng tiến bộ mới cho 25 ngàn lượt người dự học. Vận động, khuyến khích nhân dân dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi mục đích canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật. Đã lập quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đến năm 2010, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị năng suất cao vào sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa ổn định và bền vững. Trong 5 năm từ 2001 đến 2006 đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng được 333 ha, chuyển đổi 33,21 ha đất nông, lâm nghiệp sang đất làm công nghiệp, và 318 ha đất sang làm thương mại, du lịch. Giá trị 1 ha đất canh tác năm 2006 đạt 26 triệu đồng, vượt 4% so với mục tiêu. Tổng sản lượng lương thực quy thóc hàng năm luôn đạt 20.000 tấn.

Khuyến khích chăn nuôi bò sữa, bò lai sin, lợn hướng nạc, đẩy mạnh kinh tế trang trại... nhân rộng mô hình kinh tế vườn, đồi, tạo cảnh quan du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao. Đến nay có 84 trang trại, tăng hơn 3 lần so với năm 2001. Các trang trại này cũng đã giải quyết được cho 700 lao động. Bình quân thu nhập một trang trại đạt 80 triệu đồng/năm. Tỷ trọng chăn nuôi thủy sản tăng khá nhanh, đã nâng từ 27% năm 2001 lên 49,6% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Các trang trại phát triển đã góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện đang có tiền đề vững chắc bằng các mô hình liên doanh với các Công ty CP Thái Lan, Jafa Indonesia, các trung tâm nghiên cứu trong vùng như: Trung tâm Dê thỏ Sơn Tây, Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Trung tâm Môncađa... rồi các mô hình tư nhân, hợp tác như thành lập câu lạc bộ (ở Cổ Đông), hợp tác xã chăn nuôi (ở Xuân Khanh). Vấn đề còn lại là phát triển chăn nuôi công nghiệp nhưng phải đúng quy hoạch, đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư, tích cực áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, chọn lọc con giống có chất lượng, giải quyết khâu tiêu thụ, chế biến thì phát triển mới bền vững và hiệu quả cao. Đối với trồng trọt, thị xã Sơn Tây có tiềm năng rất lớn và hiện đang nổi bật là mô hình trồng cây cảnh cần được nhân rộng và tiến tới chiều sâu để sản xuất cây giống, cây hàng hóa, cây nghệ thuật có giá trị cao. Ở xã Viên Sơn với diện tích hơn 6ha, trong đó có một số áp dụng các mô hình mới như trồng đào, quất cảnh. Mô hình rau sạch cũng đang được ứng dụng ở xã Viên Sơn với 1 nhà lưới 200m2, một cửa hàng bán rau sạch mới được khai trương ở trung tâm thị xã, cho thấy việc trồng rau sạch, rau trái vụ tuy tốn nhiều công lao động và đòi hỏi khoa học kỹ thuật nhưng cho hiệu quả khá cao, cần được nhân rộng bằng tuyên truyền và hỗ trợ trong việc tập huấn khoa học kỹ thuật, cung cấp giống, vật tư. Chính điều này đã giúp cho lao động trong khu vực nông thôn tăng thêm thu nhập trên chính mảnh đất của mình.

Nông - lâm nghiệp, thủy sản của thị xã có những kết quả tích cực ước đạt 67 tỷ đồng, tăng bình quân 4,2 %/năm. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 49,1% cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tăng 3,8 % so với năm 2000... Tổng sản lượng bình quân cây lương thực có hạt đạt 16.100 tấn/ năm; giá trị canh tác năm 2006 bình quân ước đạt 32,5 triệu đồng/ha. Tăng cường chỉ đạo hướng dẫn nông dân sản xuất, giao chỉ tiêu cầy lúa lai tới cán bộ, Đảng viên.

Việc chuyển đổi mô hình, tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản của thị xã phải gắn với việc đảm bảo môi trường. Năm 2006, thị xã có 74 trang trại chăn nuôi trên địa bàn, trong đó có 21 trang trại lợn và 33 trang trại gia cầm và từ chỗ đầu tư khoảng 5 đến 6 tỷ đồng/1 trang trại lợn/ năm; các trang trại đã tạo việc làm cho trên 500 lao động nông thôn. Tổng đàn trâu bò là 10.278 con, đàn lợn là 36.642 con, đàn gia cầm là 451. 241 con.

Thị xã cũng chú trọng đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho 82,6% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ động triển khai các phương án phòng chống lụt, bão, úng. Quan tâm công tác bảo vệ rừng và phát triển cây phân tán, tăng độ che phủ toàn thị xã.

Từ năm 2001 đến năm 2006, thành phố đã chuyển đổi được gần 500 ha kém hiệu quả sang phát triển các mô hình cây, con hiệu quả cao. Bên cạnh đó, diện tích cây rau màu phát triển mạnh với trên 1.600 ha cây rau màu các loại khắp các vùng đồi gò, ven sông Tích hay ven sông Hồng cho thu nhập cao. Trong đó cây rau và cây lạc cho thu nhập cao, chiếm trên 70% diện tích. Điển hình trong phát triển cây rau màu là xã Viên Sơn với gần 50 ha rau mỗi năm, trong đó có 15 ha chuyên rau cho thu nhập cao hơn cấy lúa, trồng ngô 3 - 4 lần. Đặc biệt, Viên Sơn còn là xã đầu tiên xây dựng thành công mô hình rau an toàn với diện tích gần 10 ha đáp ứng được nhu cầu thị trường đô thị. Bên cạnh vùng rau màu, các vườn bưởi, cam, vải, nhãn cũng được nhân rộng với trên 170 ha (gồm cả diện tích gắn với công tác trồng rừng)... Không chỉ có các loại cây trồng mà các mô hình kinh tế trang trại, vườn trại cũng từng bước

phát triển khẳng định hiệu quả cao. Nếu như ở thời điểm năm 2001 toàn thành phố mới có 27 trang trại thì đến nay đã có trên 125 trang trại các loại. Điều đáng mừng là ngoài những trang trại phát triển nhỏ lẻ thì trong những năm qua số lượng trang trại chăn nuôi kết hợp với Công ty CP Group và JAFPA đã tạo nên những vùng trang trại số lượng lớn, có quy mô chăn nuôi từ 5.000 - 10.000 con gà, lợn/lứa cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần đưa giá trị chăn nuôi chiếm trên 52% cơ cấu nông nghiệp... Những bước đi quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế này đã tạo nên bộ mặt mới cho khu vực nông thôn của thị xã, giải quyết được phần lớn thời gian lao động nhàn rỗi, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động.

Đảng bộ thị xã còn ra nghị quyết chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau an toàn, xây dựng cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao. Trong 5 năm (2001-2006) thị xã Sơn Tây đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 333 ha, chuyển 33,21 ha đất nông, lâm nghiệp sang đất làm công nghiệp, và 318 ha đất sang làm thương mại, dịch vụ, du lịch. Cơ cấu cây trồng đã được chuyển dịch đạt hiệu quả cao hơn; mở rộng thêm 8ha chuyên trồng hoa, cây cảnh và 54 ha diện tích rau tập trung ở các phường, xã; chuyển đổi được 23,7 ha diện tích bưởi Diễn trồng phân tán ở các vườn hộ gia đình...Năm 2006 thị xã có 35,5 ha cánh đồng đạt giá trị kinh tế cao (từ 23 – 26 triệu đồng/ha/năm), tăng 21 ha so với năm 2001. Quan tâm tới công tác khuyến nông và bảo vệ thực vật, hỗ trợ mở 526 lớp huấn luyện chuyển giao kỹ thuật, áp dụng tiến bộ mới cho khoảng 25.000 lượt người tham dự học, tổ chức các đợt tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình tiên tiến để ứng dụng trong sản xuất, chăn nuôi.

Thêm nữa, để tạo ra một lượng việc làm lớn mỗi năm, Đảng bộ và các cấp cũng đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích đầu tư vào địa bàn. Trong 5 năm thu hút được 42 dự án đầu tư với tổng diện tích đất cho thuê 196,26 ha với tổng số vốn đầu tư khoảng 326 tỷ đồng, tạo việc làm thường

xuyên cho hàng ngàn lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của thị xã.

Trong 5 năm từ 2001 đến 2005 đã chuyển dịch cơ cấu cây trồng được 333 ha, chuyển đổi 33,21 ha đất nông, lâm nghiệp sang đất làm công nghiệp, và 318 ha đất sang làm thương mại, du lịch. Giá trị 1 ha đất canh tác năm 2005 đạt 26 triệu đồng, vượt 4% so với mục tiêu. Tổng sản lượng lương thực quy thóc hàng năm luôn đạt 20.000 tấn. Khuyến khích chăn nuôi bò sữa, bò lai sin, lợn hướng nạc, đẩy mạnh kinh tế trang trại... nhân rộng mô hình kinh tế vườn, đồi, tạo cảnh quan du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao. Đến nay có 84 trang trại, tăng hơn 3 lần so với năm 2000. Các trang trại này cũng đã giải quyết được cho 700 lao động. Bình quân thu nhập một trang trại đạt 80 triệu đồng/năm. Tỷ trọng chăn nuôi thủy sản tăng khá nhanh, đã nâng từ 27% năm 2000 lên 49,6% trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Có thể thấy, thực hiện những chủ trương và chỉ đạo của Đảng bộ thị xã, theo tinh thần Đại hội Đảng bộ thị xã Sơn Tây lần thứ XVI (năm 1996) và lần thứ XVII (năm 2000), ngành nông nghiệp của thị xã đã có những bước chuyển biến tích cực, tạo sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Nông dân hăng say hơn với lao động, năng động, sáng tạo hơn trong sản xuất thích ứng với cơ chế thị trường. Đến nay nông dân trong địa bàn thị xã không còn có hộ đói, xóa dần hộ nghèo và đang từng bước vươn tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Trong hoạt động phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:

Năm 2000 giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bàn thị xã ước đạt 288 tỷ đồng, trong đó công nghiệp Trung ương, Tỉnh đạt: 194 tỷ đồng, công nghiệp Thị xã: 94 tỷ đồng, các ngành hàng: cơ khí điện, vật liệu xây dựng, may mặc, nước giải khát phát triển khá, có thị trường tiêu thụ ở nhiều địa phương. Phối hợp với các ngành dọc chỉ đạo một số doanh

nghiệp quốc doanh tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của quân đội, khuyến khích các thành phần kinh tế, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, đã hoàn thành quy hoạch cải tạo và phát triển mạng lưới điện thị xã đến năm 2010. Xác định cơ sở hạ tầng là điểm đột phá để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội. Đã tập trung chỉ đạo, huy động nguồn xây dựng, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Triển khai 117 công trình xây dựng. Trong đó có 33 công trình phát triển hạ tầng giao thông; 3 công trình phục vụ nông nghiệp, thủy lợi; 25 công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước; 14 công trình văn hóa, 4 công trình phát triển y tế, 23 công trình giáo dục, 3 công trình thể thao và 12 công trình phát triển điện nước, quy hoạch với số vốn đầu tư khoảng 848,3 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt 398 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP ngành công nghiệp, xây dựng bình quân 5 năm đạt 12,1%; tăng 0,1% so với mục tiêu đại hội đề ra. Nhờ tập trung chỉ đạo, nên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng nhìn chung ổn định, phát triển. Chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh không ngừng nâng cao. Một số ngành như: may mặc, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, cơ kim khí, chế biến thực phẩm các loại... đều có mức tăng khá. Tính đến năm 2006 cơ cấu kinh tế của thị xã Sơn Tây là: công nghiệp, xây dựng đạt 48%; thương mại, du lịch, dịch vụ 42%; nông, lâm nghiệp 10%.

Đảng bộ thị xã còn chỉ đạo 22/23 doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn hoàn thành cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp cổ phần được mở rộng quy mô sản xuất, một số sản phẩm điển hình đã khẳng định được vị trí trên thị trường trong nước và xuất khẩu, điển hình là công ty cổ phần khí cụ điện I, công ty cổ phần may Sơn Hà.... Năm 2006, toàn thị xã Sơn Tây có 900 hộ

Một phần của tài liệu Đảng bộ thị xã sơn tây hà tây lãnh đạo giải quyết vấn đề lao động và việc làm tu nam 1996 den nam 2006 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)