Các đặc tính của thuốc mỡ

Một phần của tài liệu Bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn của thuốc mỡ thân nước bạc clorid (Trang 26 - 27)

Nói chung thuốc mỡ cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải là những hỗn hợp hoàn toàn đồng nhất giữa dược chất và tá dược; dược chất phải đạt độ phân tán cao.

- Phải có thể chất mềm, mịn màng, không chảy ở nhiệt độ thường và dễ bám thành lớp mỏng khi bôi lên da hoặc niêm mạc.

- Không gây kích ứng, dị ứng với da và niêm mạc.

- Bền vững (lý, hóa và vi sinh) trong quá trình bảo quản.

- Có hiệu quả điều trị cao, đúng với yêu cầu, mục tiêu khi thiết kế. Ngoài ra, tùy theo mục đích và nơi sử dụng, còn có một số yêu cầu đặc biệt riêng. Chẳng hạn như:

- Đối với thuốc mỡ chỉ dùng với mục đích bảo vệ da (chống nóng, chống tia tử ngoại, chống acid, kiềm, hóa chất…) thì chỉ yêu cầu tạo ra một lớp bao bọc, che chở da hoặc niêm mạc, vì vậy không dùng tá dược và chất phụ có khả năng thấm sâu dược chất, hay dùng nhất là tá dược silicon.

- Đối với thuốc mỡ hấp thu, gây tác dụng điều trị toàn thân, đòi hỏi thiết kế công thức sao cho cả dược chất, tá dược, chất phụ, dạng thuốc có khả năng thấm sâu dược chất.

19

- Đối với thuốc mỡ dùng với mong muốn tác dụng tại chỗ như giảm đau, chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống viêm… đòi hỏi thiết kế công thức sao cho dược chất giải phóng nhanh và có tính thấm tùy theo các yêu cầu riêng.

- Đối với các hệ trị liệu, yêu cầu quan trọng nhất là thiết kế, sử dụng tá dược, chất phụ như thế nào để có thể kiểm soát chặt chẽ được mức độ và tốc độ giải phóng thuốc cũng như mức độ và tốc độ hấp thu dược chất.

- Đối với thuốc mỡ dùng bôi vết thương, vết bỏng hay dùng tra mắt, đòi hỏi phải vô khuẩn và những yêu cầu riêng về hàm lượng nước, kích thước tiểu phân phân tán … [3]

Một phần của tài liệu Bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn của thuốc mỡ thân nước bạc clorid (Trang 26 - 27)