Đặc điểm nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e (Trang 45)

Khi được hỏi, đa số bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn thông tin thuốc sau khi được bác sĩ kê đơn (79 bệnh nhân - 71,82%). Trong số các bệnh nhân không có nhu cầu, một lí do được đưa ra nhiều là do đã có bác sĩ tư vấn. Như vậy có thể thấy các bác sĩ ở phòng khám bệnh viện E đã làm khá tốt công tác chuyên môn và tư vấn thông tin thuốc cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân an tâm và tin tưởng. Điều này cũng cho thấy các dược sĩ cần cố gắng hơn trong công tác tư vấn thông tin thuốc tại bệnh viện.

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: trong số 79 bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc, đa số là người trên 60 tuổi (40,51%), nữ giới chiếm 62,03%, cán bộ hưu trí chiếm 53,16% và diện khám theo bảo hiểm chiếm 93,67%. Các nhóm bệnh phổ biến nhất trên nhóm bệnh nhân này là bệnh trên hệ tim mạch (26,58%), hệ tiêu hóa (17,72%) và xương khớp (16,46%); số bệnh nhân mắc từ 2 bệnh trở lên chiếm 21,52%. Như vậy, trong triển khai ban đầu tư vấn công tác thông tin thuốc tới bệnh nhân ở phòng khám bệnh viện E, cần phải rất chú trọng tới đối tượng người cao tuổi và đối tượng nữ giới để có thể cung cấp những thông tin phù hợp với nhu cầu điều trị bệnh cũng như đặc điểm tâm lí của những đối tượng này. Khi xây dựng nội dung tư vấn thông tin thuốc, nên chú ý trước tiên tới những thuốc nằm trong danh mục bảo hiểm y tế và thuốc điều trị các bệnh tim mạch, xương khớp cho phù hợp với thực tế.

Các nội dung yêu cầu thông tin thuốc bao gồm: tác dụng, tác dụng không mong muốn, lưu ý khi sử dụng, điều chỉnh liều lượng thuốc, bảo quản thuốc (hình 3.4). Đây đều là những nội dung cơ bản của thông tin về một thuốc. Trong đó nội dung về tác dụng của thuốc được quan tâm nhiều nhất với 89,87% số bệnh nhân có nhu cầu thông tin thuốc. Tác dụng của thuốc ảnh hưởng trực tiếp tới việc điều trị bệnh của bệnh nhân. Vì vậy trong quá trình tư vấn, dược sĩ nên chỉ rõ tác dụng của thuốc cho bệnh nhân để bệnh nhân hiểu hơn về quá trình điều trị bệnh của mình. Bên cạnh đó, nội dung có lượng người quan tâm ít nhất là bảo quản thuốc cũng có được sự quan tâm của trên một nửa số bệnh nhân (54,43%). Điều này cho thấy mức độ quan tâm tới thông tin thuốc của bệnh nhân là cao, cho thấy tiềm năng khả thi của việc triển khai tư vấn thông tin thuốc.

Về hình thức và thời gian tư vấn, đa số bệnh nhân lựa chọn hình thức hỏi đáp trực tiếp (53,16%) với khoảng thời gian hợp lí là 5-10 phút (31,65%) và không giới hạn thời gian (30,38%). Theo một nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai, thời gian trung bình cho một cuộc tư vấn sử dụng thuốc là 4,8  2,4 phút; thời gian dài nhất

36

cho một lần tư vấn là 7 phút và ngắn nhất là 3 phút [13]. Vì vậy, khoảng thời gian 5 – 10 phút là phù hợp với yêu cầu chuyên môn, yêu cầu từ bệnh nhân cũng như điều kiện khách quan về thời gian của cả người tư vấn lẫn người được tư vấn. Tập trung vào hình thức tư vấn hỏi đáp trực tiếp cũng sẽ phù hợp với tình hình thực tế, thuận tiện cho bệnh nhân khi vừa lĩnh thuốc về.

Việc nắm bắt được những nhận thức và nhu cầu tư vấn của bệnh nhân sẽ là những gợi ý quan trọng, giúp dược sĩ xây dựng nội dung và triển khai mô hình tư vấn sử dụng thuốc trong tương lai.

4.1.3. Mối liên quan giữa các yếu tố và nhu cầu thông tin thuốc

Kết quả ở bảng 3.3 ghi nhận được là: cứ tăng 01 tuổi, đối tượng có xác suất có nhu cầu thấp hơn 0,938 lần so với những đối tượng có tuổi thấp hơn (OR = 0,938; 95% CI: 0,887 – 0,992; p < 0,05). Cùng với việc lứa tuổi trẻ có số lượng cao (hai độ tuổi xuất hiện nhiều nhất là 19 và 21 tuổi), có thể gợi ý triển khai mô hình hoạt động nên tập trung vào đối tượng trẻ, vốn là những đối tượng cho thấy nhu cầu thông tin thuốc cao hơn, cũng như năng động và dễ chấp nhận cái mới hơn.

4.2.Về nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên y tế

4.2.1. Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên

Đa số bác sĩ và điều dưỡng cho rằng thông tin thuốc là “rất cần thiết” với công việc của mình (91,89% số bác sĩ và 68,42% số điều dưỡng). Không có bác sĩ hay điều dưỡng nào cho rằng thông tin thuốc là “không cần thiết”. Kết quả này nói lên tầm quan trọng của thông tin thuốc đối với công việc thường nhật của các cán bộ, nhân viên y tế tại bệnh viện E. Đây sẽ là động lực cũng như yêu cầu cho khoa Dược cần phải đảm bảo thực hiện tốt công tác thông tin thuốc tại bệnh viện.

Nội dung thông tin thuốc về chỉ định là nội dung được nhiều bác sĩ quan tâm nhất, với 94,59% số bác sĩ cho biết đây là nội dung quan trọng với bản thân. Những nội dung được quan tâm nhiều tiếp theo là cách dùng thuốc, liều dùng, tác dụng phụ và phản ứng có hại (91,89%). Đây đều là những nội dung thông tin quan trọng, phục vụ trực tiếp cho công tác chẩn đoán, điều trị, kê đơn và giám sát các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bác sĩ. Nội dung tương tác thuốc cũng thu hút được sự quan tâm của số đông bác sĩ (83,78%), cho thấy đây là một vấn đề càng ngày càng trở nên quan trọng đối với bác sĩ, nhất là khi đối tượng khám bệnh có xu hướng là những người phải điều trị bằng nhiều loại thuốc cùng một lúc. Trong khi đó, nội dung có số lượng bác sĩ quan tâm ít nhất là danh mục thuốc thiết yếu (35,14%) – điều này có thể được giải thích do danh mục thuốc ít biến đổi, phổ biến trong bệnh viện, lại dễ dàng cập nhật chính xác nên không phải là ưu tiên hàng đầu [11].

37

Nội dung thông tin thuốc được các điều dưỡng quan tâm nhất là cách dùng thuốc (với 78,95% số người được hỏi), tiếp đó là liều dùng (68,42%), tác dụng phụ và phản ứng có hại (68,42%) và chỉ định (57,89%) – những nội dung gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng.

Về hình thức trao đổi thông tin thuốc muốn nhận được, theo hình 3.10, 72,97% số bác sĩ được hỏi cho biết họ muốn được nhận thông tin thuốc thông qua hội thảo khoa học. Hội thảo khoa học là nơi các bác sĩ có thể được tiếp cận, trao đổi và cập nhật những thông tin mới về thuốc, về bệnh, hướng dẫn trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đây là một hình thức được diễn ra khá thường xuyên và mang lại hiệu quả cao cho bác sĩ nên được các bác sĩ rất tin tưởng. Hình thức này nên được tiếp tục trong tương lai. Bên cạnh đó, hai hình thức trao đổi qua mạng trực tuyến và qua phần mềm lần lượt được bác sĩ mong muốn nhiều thứ hai và thứ ba (64,86% và 56,76%), cùng với việc một số lượng lớn bác sĩ đang sử dụng mạng internet làm công cụ tra cứu thông tin thuốc, cho thấy xu hướng áp dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện đang trở nên phổ biến hơn. Điều này cũng gợi ý cho các dược sĩ phát triển mô hình cung cấp thông tin thuốc qua mạng, và qua các phần mềm tra cứu thông tin thuận lợi, nhanh, gọn, chính xác. Hình thức trao đổi thông tin thuốc mà bác sĩ ít mong muốn nhận được nhất là thông qua giao ban (10,81%). Đây có thể là công việc hàng ngày của bác sĩ, và ít có giá trị cung cấp thông tin mới trong việc sử dụng thuốc nên bác sĩ không quan tâm lắm. Trái lại, với điều dưỡng thì đây lại là kênh quan trọng với tỷ lệ nhiều nhất (47,37%) điều dưỡng được hỏi có mong muốn nhận được thông tin thuốc qua giao ban. Đây có thể vẫn là kênh chính và là kênh TTT hiệu quả đối với điều dưỡng. 36,84% điều dưỡng muốn được cung cấp TTT qua phần mềm, 31,58% muốn tư vấn qua gọi điện trực tiếp và qua hội thảo khoa học. Điều này cho thấy, cần tăng cường các kênh tư vấn qua phần mềm, qua điện thoại và qua hội thảo khoa học đối với điều dưỡng.

4.2.2. Thực hành tra cứu thông tin thuốc của cán bộ và nhân viên y tế

Trong nhóm bác sĩ được hỏi, đại đa số cho biết mục đích tra cứu thông tin thuốc của mình là để ứng dụng trong công việc (35 trên tổng số 37 người), tiếp theo là bổ sung kiến thức chuyên môn (31 trên 37 người). Về phía điều dưỡng, 18 trên 19 người cũng trả lời mục đích tra cứu thông tin thuốc để ứng dụng trong công việc; 10 người tra cứu thông tin thuốc nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn. Trong khi đó, tỉ lệ người được hỏi tra cứu thông tin thuốc nhằm làm tài liệu tham khảo và vận dụng trong nghiên cứu lại thấp hơn hẳn, đặc biệt là ở nhóm điều dưỡng khi không có ai tra cứu thông tin thuốc để phục vụ hai mục đích trên. Kết quả trên cho thấy

38

nhu cầu chủ yếu của các bác sĩ và điều dưỡng đối với thông tin thuốc là để phục vụ trực tiếp cho công việc của mình là chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, một công việc mà áp lực càng ngày càng tăng; việc nghiên cứu chỉ là thứ yếu. Đây cũng là cơ sở để cho khoa Dược điều chỉnh hoạt động cung cấp thông tin thuốc sao cho phục vụ tốt hơn nhu cầu thực tế của bác sĩ và điều dưỡng trong viện.

Khi được hỏi về những khó khăn gặp phải trong tra cứu thông tin thuốc, phần đông bác sĩ cho biết họ không gặp vấn đề gì khi tra cứu (40,54%). Khó khăn mà nhiều bác sĩ gặp phải nhất là nghi ngờ độ chính xác của thông tin (35,14%). Trong khi đó, đối với điều dưỡng, khó khăn lớn nhất trong tra cứu thông tin thuốc là mất nhiều thời gian (36,84%), kế tiếp là kĩ năng tìm kiếm (21,05%).

Kết quả trên có thể có liên quan tới số liệu về tỉ lệ tham gia tập huấn về công tác TTT. Trong khi phần lớn bác sĩ trả lời là đã từng tham gia tập huấn về công tác thông tin thuốc (59,46%), số lượng điều dưỡng chưa từng tham gia tập huấn lại chiếm đa số (57,89%). Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới việc tra cứu mất nhiều thời gian và gặp khó khăn trong kĩ năng tìm kiếm.

Về nguồn tra cứu thông tin thuốc cụ thể, có một số sự khác biệt giữa hai nhóm bác sĩ và điều dưỡng. Hình thức tra cứu phổ biến nhất đối với bác sĩ là qua sách báo, tài liệu chuyên ngành với 78,38% số bác sĩ được hỏi. Đây là hình thức tra cứu đảm bảo độ tin cậy của thông tin, vì vậy lượng bác sĩ tin tưởng vào nguồn thông tin này sẽ cao. Một nghiên cứu phỏng vấn các cán bộ y tế tại một số bệnh viện tại miền Bắc cũng cho thấy các tài liệu in trên giấy như sách báo tạp chí chuyên ngành và tài liệu phát tay là những hình thức được sử dụng nhiều hơn cả [14]. Hình thức tra cứu trực tuyến qua website trong nước và website nước ngoài đều có tỉ lệ khá cao là 59,46% và 56,76%, cho thấy Internet đang trở thành một công cụ được tin dùng trong tra cứu thông tin thuốc nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng của mình – nhất là khi so với một nguồn tài liệu truyền thống khác là tài liệu phát tay (tỷ lệ 59,46%). Trong khi đó, đối với điều dưỡng, hai hình thức tra cứu thông tin được sử dụng nhiều nhất là tài liệu phát tay (52,63%) và bảng tin của khoa Dược (36,84%). Chỉ có 4 trên 19 điều dưỡng (21,05%) sử dụng sách báo và tài liệu chuyên ngành làm công cụ tra cứu thông tin thuốc.

4.2.3. Đánh giá hoạt động thông tin thuốc từ khoa Dược bệnh viện

Khoa Dược bệnh viện là nơi chịu trách nhiệm cung cấp thông tin thuốc chủ yếu cho các cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện. Phần lớn bác sĩ (59,46%) và điều dưỡng (63,16%) đánh giá chất lượng công tác cung cấp TTT từ khoa Dược bệnh viện là “Bình thường, tạm ổn”. Tỉ lệ bác sĩ và điều dưỡng đánh giá “Tốt” đều

39

cao thứ hai (ở mức lần lượt 18,92% và 26,32%). Như vậy, nhìn chung, các bác sĩ và điều dưỡng hài lòng với công tác cung cấp TTT tới từ khoa Dược.

Khoa Dược cũng nhận được sự tin cậy nhất định của các cán bộ, nhân viên y tế trong bệnh viện, thể hiện thông qua kết quả phần lớn số bác sĩ và điều dưỡng được hỏi cho biết mức độ thường xuyên tra cứu TTT thông qua khoa Dược là “thỉnh thoảng” (tỉ lệ lần lượt là 54,05% và 52,63%). Như vậy có thể thấy công tác thông tin thuốc của khoa Dược tới cán bộ y tế hiện tại được thực hiện tương đối hiệu quả, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu của bác sĩ và điều dưỡng tại khoa. Đây là cơ sở để khoa Dược giữ vững và phát huy nhằm đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu của bác sĩ và điều dưỡng. Tuy nhiên, khoa Dược cũng nên chú ý cải thiện công tác thông tin thuốc cho đối tượng bác sĩ, khi có 2 (trên tổng số 37) bác sĩ đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin thuốc từ khoa Dược là “không tốt” và 2 bác sĩ cho biết bản thân không bao giờ tra cứu thông tin thuốc thông qua khoa Dược.

40

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1.Kết luận

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 110 bệnh nhân và 56 bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện E (trong đó có 37 bác sĩ và 19 điều dưỡng), kết quả thu được như sau:

5.1.1. Nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện E

 Về nhu cầu thông tin thuốc: Đại đa số các bệnh nhân có nhu cầu tư vấn thông tin thuốc sau khi được bác sĩ kê đơn. Trong 05 nội dung thông tin thuốc, nội dung được quan tâm nhiều nhất là tác dụng của thuốc. Đa số bệnh nhân lựa chọn hình thức hỏi đáp trực tiếp với khoảng thời gian hợp lí là không giới hạn thời gian và 5-10 phút.

 Về mối liên quan giữa các yếu tố với nhu cầu thông tin thuốc: cứ tăng 01 tuổi, đối tượng có xác suất có nhu cầu thấp hơn 0,938 lần so với những đối tượng có tuổi thấp hơn.

5.1.2. Nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện E

 Về nhu cầu thông tin thuốc của cán bộ, nhân viên y tế:

 Đa số bác sĩ và điều dưỡng cho rằng thông tin thuốc là “rất cần thiết” với công việc của mình (91,89% số bác sĩ và 68,42% số điều dưỡng)

 Nội dung thông tin về chỉ định là nội dung được nhiều bác sĩ quan tâm nhất (94,59%). Những nội dung được quan tâm nhiều tiếp theo là cách dùng thuốc, liều dùng, tác dụng phụ và phản ứng có hại (91,89%). Đối với điều dưỡng, nội dung được quan tâm nhất là cách dùng thuốc (78,95%), tiếp đó là liều dùng, tác dụng phụ (68,42%) và chỉ định (57,89%).

 72,97% số bác sĩ muốn được nhận thông tin thuốc thông qua hội thảo khoa học. Trong khi đó, điều dưỡng chủ yếu muốn nhận thông tin thông qua giao ban (47,37%).

 Về thực hành tra cứu thông tin thuốc tại cơ sở:

 Đa số bác sĩ và điều dưỡng tra cứu thông tin thuốc nhằm mục đích ứng dụng trong công việc (35/37 bác sĩ; 18/19 điều dưỡng), kế tiếp là để bổ sung kiến thức chuyên môn (31/37 bác sĩ; 10/19 điều dưỡng). Đặc biệt, không điều dưỡng nào tra cứu thông tin thuốc nhằm làm tài liệu tham khảo và vận dụng trong nghiên cứu.

 Phần đông bác sĩ cho biết họ không gặp vấn đề gì khi tra cứu thông tin thuốc (40,54%). Khó khăn mà nhiều bác sĩ gặp phải nhất là nghi ngờ độ chính xác của thông tin (35,14%). Trong khi đó, đối với điều dưỡng, khó

41

khăn lớn nhất là mất nhiều thời gian (36,84%), kế tiếp là kĩ năng tìm kiếm (21,05%)

 Hình thức tra cứu phổ biến nhất đối với bác sĩ là qua sách báo, tài liệu chuyên ngành (78,38%); tra cứu trực tuyến qua website trong nước và website nước ngoài cũng được tin cậy (59,46% và 56,76%). Đối với điều dưỡng, hai hình thức tra cứu được sử dụng nhiều nhất là tài liệu phát tay (52,63%) và bảng tin của khoa Dược (36,84%).

 Về đánh giá hoạt động thông tin thuốc của khoa Dược bệnh viện:

 Phần lớn bác sĩ và điều dưỡng đánh giá chất lượng công tác cung cấp thông tin thuốc từ khoa Dược bệnh viện là “Bình thường, tạm ổn”.

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)