Dược sĩ trong hoạt động thông tin thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e (Trang 25 - 26)

Sự phát triển của các trung tâm thông tin thuốc và các chuyên gia thông tin thuốc đã dẫn tới sự khởi đầu của khái niệm “dược lâm sàng”. Đây là nền tảng cho dược sĩ thể hiện khả năng tham gia tích cực hơn vào việc chăm sóc cho bệnh nhân. Bằng việc sử dụng kiến thức chuyên ngành về thuốc cũng như mở rộng nền tảng kiến thức ở một số lĩnh vực nhất định, dược sĩ có thể đóng vai trò cố vấn trong sử dụng thuốc trong điều trị [21].

Hiện tại, dược sĩ hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (tại bệnh viện, phòng khám, chăm sóc sức khỏe tại nhà,…) thường xuyên trả lời các câu hỏi thông tin thuốc cũng như tham gia đánh giá liệu trình điều trị sử dụng cho bệnh nhân và đánh giá sử dụng thuốc. Việc cung cấp thông tin thuốc có thể diễn ra bằng cách trao đổi trực tiếp hoặc theo một cách có khuôn khổ hơn, ví dụ như thuyết trình trước một nhóm bệnh nhân hay nhóm y tá trong khoa điều trị. Dược sĩ có thể tham gia giảng dạy, giám sát sinh viên trong lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân hoặc trong các môi trường thực hành dược. Trong bất cứ vai trò nào kể trên, người dược sĩ cần có kĩ năng thu thập thông tin và đánh giá để đảm bảo rằng mình có được những thông tin chính xác và cập nhật nhất để phục vụ cho việc cung cấp thông tin thuốc cho khách hàng. Dược sĩ cũng cần kĩ năng giải quyết vấn đề tốt để đánh giá tình hình, có chiến lược tìm kiếm thông tin thuốc, đánh giá thông tin và đưa ra câu trả lời. Bên cạnh đó, kĩ năng giao tiếp tốt cũng quan trọng không kém vì người dược sĩ cần đưa ra câu trả lời rõ ràng, mạch lạc với cách diễn đạt phù hợp với đối tượng được cung cấp thông tin [21].

Để trở thành một người cung cấp thông tin thuốc hiệu quả, người dược sĩ phải có khả năng diễn đạt tốt cả qua nói chuyện cũng như qua sử dụng văn bản, đồng thời phải có khả năng [15]:

 Dự đoán và đánh giá đúng nhu cầu thông tin thuốc của bệnh nhân cũng như cán bộ y tế

 Thu thập đầy đủ thông tin ban đầu

 Sử dụng cách tiếp cận có hệ thống để đáp ứng nhu cầu thông tin thuốc, bằng cách tìm kiếm, thu thập và đánh giá văn bản (ví dụ như đánh giá thiết kế nghiên cứu, thống kê, sai số, hạn chế, khả năng ứng dụng) một cách có hiệu quả.

 Tổng hợp, truyền đạt, lưu trữ và ứng dụng thông tin có được vào tình huống chăm sóc bệnh nhân cụ thể.

16

Tùy theo môi trường hành nghề cũng như nhu cầu của khách hàng mà các hoạt động thông tin thuốc khác nhau được tiến hành. Các dược sĩ cần có các kĩ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động thông tin thuốc sau [15]:

 Cung cấp thông tin thuốc cho người bệnh cũng như cán bộ y tế

 Thiết lập nên cũng như duy trì lưu hành các tài liệu thông tin, cả ở dạng in lẫn dạng số, cho bệnh nhân và nhân viên y tế về các chủ đề như: tối ưu hóa sử dụng thuốc, sức khỏe chung hoặc các câu hỏi lâm sàng chọn lọc.

 Giáo dục các nhân viên y tế về các chính sách và quy trình sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bao gồm việc xây dựng nguồn lực để thực hiện thông tin thuốc.

 Đảm trách, hoặc tham gia, công tác giáo dục liên tục cho các nhân viên y tế.

 Giám sát và giảng dạy cho các học viên.

 Tham gia các đề tài nghiên cứu về tăng chất lượng và các đề tài phân tích về giá thành thuốc.

 Tham gia đóng góp bài báo cho lĩnh vực y sinh học và đóng góp ý kiến về công trình của các tác giả khác.

Một phần của tài liệu Khảo sát nhu cầu thông tin thuốc tại bệnh viện e (Trang 25 - 26)