3.3.3.1. Xử trí TDKMM bằng hiệu chỉnh liều
Trước mỗi đợt điều trị, BN cần được theo dõi các chỉ số huyết học và sinh hoá. Khi gặp độc tính độ 1 có thể tiếp tục điều trị. Khi gặp độc tính từ độ 2 trở lên, BN cần được dừng điều trị để cải thiện các chỉ số trước. . Hình 3.9 thể hiện số đợt điều trị có chỉ số huyết học và/hoặc sinh hoá độ 2 và độ 3 xuất hiện trong các phác đồ điều trị và bảng 3.15 thể hiện việc điều chỉnh các chỉ số trước mỗi đợt điều trị cho BN.
Hình 3.10: Theo dõi chỉ số huyết học và sinh hoá của BN trƣớc mỗi đợt điều trị Bảng 3.15: Các biện pháp điều chỉnh điều trị
Số đợt (N=380) Tỷ lệ (%) Về lý thuyết cần dừng điều trị 8 2,1 Trên thực tế đã dừng điều trị 4 1,1 Về lý thuyết cần hiệu chỉnh liều 0 0,0 Trên thực tế đã đƣợc điều chỉnh liều 0 0,0 4 1 0 2 1 0 0 0 0 1 2 3 4 5 Capecitabine đơn thuần Capecitabine +Bevacizumab Capecitabine +Cetuximab XELOX Số đợt Độ 2 Độ 3
37
Các BN gặp TDKMM trên huyết học và sinh hoá từ độ 2 trở lên cần được dừng điều trị để điều chỉnh các chỉ số huyết học trở về độ 1 hoặc bình thường rồi mới điều trị tiếp. Trên thực tế có 8 đợt điều trị (2,1%) ở mức độ 2 và độ 3 cần dừng điều trị để điều chỉnh các chỉ số nhưng chỉ có 4 đợt điều trị (1,1%) được dừng.
Đợt xét nghiệm có độc tính độ 3 cần được hiệu chỉnh liều ở đợt điều trị tiếp theo nhưng đó cũng chính là đợt xét nghiệm cuối cùng trong bệnh án của BN nên không có đợt điều trị nào cần hiệu chỉnh liều.
3.3.5.2. Xử trí TDKMM bằng thuốc phối hợp
Ung thư là một bệnh hệ thống và việc dùng hoá trị độc với tế bào cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người bệnh. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc hỗ trợ là không thể thiếu để cải thiện thể trạng và hạn chế TDKMM của hoá trị. Bảng 3.16 tổng kết các thuốc dùng kèm trong điều trị hoá chất của 77 BN trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.16. Các thuốc dùng phối hợp với Capecitabine
STT Nhóm thuốc Biệt dƣợc (Hoạt chất) Số đợt
(N=529)
Tỷ lệ (%)
1 Corticoid đường uống
Medrol (Methyl prednisolon) 1 0,2
2 Chống nôn Ondem (Ondansetron) 13 2,5
3 Trị tiêu chảy Valcotil (Loperamid), Smecta, Lacbio Pro, Enterogermina, Bailuzym,
Debridat (Trimebutine)
39 7,4
4 Trị táo bón Forlax, Duphalac, Sorbitol 7 1,3
5 Điều trị giảm bạch cầu Peg Crafeel 15 2,8 6 Điều trị triệu chứng đau thượng vị
Nexium Mups (esomeprazol), Gastropulgit, Ovac (omeprazol), Kagasdine (Omeprazol), Rantax (Ranitidine)
91 17,2
7 Điều trị các triệu chứng ngứa
Aerius (Desloratadine), Telfast (Fexofenadine)
13 2,5
38 thần Amitriptylin 9 Bổ gan, điều trị rối loạn chức năng gan
Diệp hạ châu Vạn Xuân, Vihacaps, Philorpa S, Hepaur, Qyliver,
Meyerbinyl, Euformin, Pevitax
123 23,3
10 Tăng cường miễn dịch
Cycloferon, Hepatymo (Tenofovir), Incycferon
13 2,5
11 Vitamin và khoáng chất
Enpovid AD, Magnesium B6,
Ferlatum 800mg, Bidivit AD, Kalium Choratum 500mg, Panagin 10ml, Canci sandoz, Briozcal, 3B, B1+B6, vitamin E, Tadryferon B9 406 76,7 12 Chống huỷ xương, ngăn ngừa di căn xương
Pamisol (Disodium pamidronate), Zometa (Acid zoledronic),
Sunzobone (Acid zoledronic), Zogenex (Acid zoledronic) , Zoldria (Acid zoledronic)
21 4,0
Đa số các đợt điều trị (406 đợt chiếm 76,7%) đều được dùng các loại vitamin như vitamin B1, B6, 3B, E đặc biệt là các vitamin A, D được sử dụng khá nhiều với các biệt dược hay được kê như Bidivit AD, Enpovid AD và các sản phẩm bổ sung khoáng chất như Calci, Sắt đường uống khi sử dụng Capecitabine.
123 đợt điều trị (23,3%) được bổ sung các thuốc bổ gan, điều chỉnh chức năng gan vì sử dụng hoá trị ung thư đường uống ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng gan của BN.
91 đợt điều trị (17,2%) được kê các thuốc PPI, ức chế thụ cảm thể H2 hay antacid để ngăn ngừa hay điều trị các triệu chứng đau thượng vị; ợ hơi, ợ chua.
24 đợt điều trị (4,5%) được kê các thuốc an thần do đa phần BN UT ĐTT vào điều trị đã cao tuổi, thường mệt mỏi, mất ngủ, tâm trạng không tốt hoặc BN quá đau đớn.
Thuốc chống nôn đường uống cũng được kê kèm với Capecitabine trong 13 đợt điều trị (2,5%) do BN vừa trải qua những đợt truyền hoá chất và có TDKMM là buồn nôn.
39
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN