Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế tu nam 1996 den nam 2006 (Trang 110 - 118)

Một là, phải nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về vị trí, vai trò của công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Xuất phát từ quan niệm con người là tài nguyên quan trọng nhất trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chúng ta luôn nhấn mạnh sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội.

Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Người cũng nhấn mạnh thêm: “Mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe…Dân cường thì nước thịnh”.

107

Quan điểm trên được nhấn mạnh trước hết để mọi người dân hiểu giá trị của sức khỏe bản thân mình và mỗi người dân biết tự chăm sóc sức khỏe là cách tốt nhất trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của đất nước. Đồng thời, còn là để các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước luôn coi trọng chăm sóc sức khỏe trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của mỗi địa phương. Khi nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới là tập trung cho tăng trưởng kinh tế, rất dễ xuất hiện tư tưởng coi nhẹ vai trò của sức khỏe, coi sức khỏe là của “tuổi thọ”, chỉ biết sử dụng sức khỏe để làm kinh tế mà quên mất đầu tư cho việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Điều này cần được nhận thức đầy đủ không chỉ lãnh đạo Đảng, chính quyền cấp Trung ương mà tất cả các cấp ở địa phương, đặc biệt là trong các doanh nghiệp khi sử dụng sức lao động của những người lao động để tạo ra của cải vật chất. Chính vì vậy, chúng ta khẳng định đầu tư cho chăm sóc sức khỏe là đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách được ưu tiên hàng đầu và thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Hai là, phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng ta về công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân khi sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại.

Công bằng trong chăm sóc sức khỏe là một loại công bằng xã hội có những tiêu chí hoàn toàn khác với công bằng trong kinh tế. Trong kinh tế, công bằng được thực hiện theo cơ chế ai làm nhiều, ai góp vốn nhiều thì được hưởng nhiều, nhưng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân không thể gắn chặt khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản với khả năng chi trả. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở chỗ chúng ta phấn đấu xây dựng một nền y tế sao cho mọi người dân không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt dân tộc đa số hay dân

108

tộc thiểu số, không phân biệt sống ở nông thôn hay thành thị, miền xuôi hay miền núi đều được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, kể cả phòng bệnh lẫn chữa bệnh và phục hồi chức năng. Mặc dù khi chúng ta quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo do mặt trái của cơ chế thị trường mang lại, nhưng nền y tế Việt Nam vẫn phải kiên trì theo đuổi định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, ngay một lúc chúng ta chưa thể thực hiện được công bằng trong chăm sóc sức khỏe một cách tuyệt đối theo tinh thần “có bệnh như nhau thì bất cứ ai trong xã hội cũng được chữa trị như nhau”. Trước mắt, chúng ta phấn đấu sao cho mọi người dân trong xã hội đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, “tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đảng và nhà nước ta luôn luôn nhấn mạnh tính chất nhân đạo của ngành y tế. Đề cao bản chất nhân đạo của nghề y, đồng nghĩa với việc chúng ta không thể gắn nghề y với mục đích thương mại như những ngành kinh tế hoặc một số ngành văn hóa xã hội khác nhằm mang lại lợi nhuận trực tiếp thông qua khám và chữa bệnh. Y tế cũng mang lại lợi nhuận cho xã hội, nhưng phải hiểu lợi nhuận của y tế là thông qua việc tạo nên nguồn nhân lực để xây dựng đất nước, chứ không phải lợi nhuận được tính bằng sự lỗ lãi cụ thể ở việc khám và chữa bệnh cho người dân để xây dựng lợi ích một số người hoặc lợi ích cá nhân của người làm nghề y. Đó là tư tưởng, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta khi tiến hành đổi mới toàn diện ngành y tế. Nhận rõ bài học này của Đảng ta đối với ngành y tế trong thời kỳ đổi mới có ý nghĩa quan trọng để hoạch định chính sách đối với y tế trong thời gian tới, nhằm giữ cho được công bằng trong y tế, giữ cho được

109

định hướng xã hội chủ nghĩa trong ngành y tế, khi mà đất nước ta đang đối mặt với sự phân hóa giàu nghèo do cơ chế thị trường đem lại ngày càng rõ nét trong xã hội.

Kinh nghiệm về hoạch định chiến lược y tế trong thời kỳ chuyển đổi của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy, trong lĩnh vực y tế, nếu các chính sách dù nhỏ hay lớn, nếu theo hướng “thương mại hóa” – tức đề cao quá mức tính chất tiêu dùng, coi nhẹ tính chất công cộng của tất cả các dịch vụ y tế sẽ mang lại hậu quả lớn, có khi phải trả giá cho sự sai lầm đó hàng chục năm sau. “Thương mại hóa” sẽ làm cho định hướng công bằng không trở thành hiện thực, làm cho nền y tế mất tính chất xã hội chủ nghĩa, thậm chí sẽ thúc đẩy sự suy thoái đạo đức của người thầy thuốc, dẫn đến thói quen luôn đặt người bệnh lên “bàn cân đồng tiền”, trái với tính nhân đạo vốn có của ngành y. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong giai đoạn chuyển đổi nền y tế cho thấy: một hệ thống y tế chỉ trở thành y tế công bằng bền vững khi có một cơ chế tài chính công - nghĩa là có ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế được thực hiện trong các bệnh viện công. Nếu tổ chức bệnh viện mang hình thức công lập, nhưng cơ chế tài chính mang tính chất tư nhân – tức là lấy viện phí làm nguồn thu chính thì chưa thể có một hệ thống y tế với tính công bằng bền vững. Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 chỉ rõ rằng: “Đổi mới hệ thống y tế theo hướng: công bằng, hiệu quả và phát triển nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước. Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già, công bằng trong đãi ngộ với

110

cán bộ y tế”. Nghị quyết còn chỉ rõ: “Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính y tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các nguồn tài chính công (bao gồm ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh”.

Ba là, phải hiểu đúng chủ trương của Đảng về xã hội hóa và đa dạng hóa lĩnh vực y tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết 04/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII năm 1993 đã chủ trương “xã hội hóa y tế” và chỉ rõ rằng: “sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt”.

Sau những năm thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, kết quả thu được là ý thức tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân có nhiều tiến bộ, điển hình là phong trào rèn luyện thân thể của các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện cuộc vận động không hút thuốc lá, phong trào xây dựng làng văn hóa sức khỏe trong toàn quốc đã trở thành phong trào sâu rộng, thu hút nhiều người tham gia, mang lại kết quả rất đáng khích lệ. Ý thức của mỗi người dân trong việc chia sẻ những thách thức, gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh đã được hình thành và nhiều tổ chức đã xuất hiện như: Bảo hiểm y tế, quỹ từ thiện, quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo…

Ngoài y tế công lập luôn được bổ sung, tăng cường, thì nhiều cơ sở y tế tư nhân đã ra đời với các hình thức khác nhau: bệnh viện tư trên địa bàn các tỉnh, bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài, phòng khám tư, nhà thuốc và phòng chẩn trị y học cổ truyền.

111

Tuy vậy, việc xã hội hóa y tế vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Vì vậy, trong quá trình thực hiện xã hội hóa và đa dạng hóa lĩnh vực y tế, chúng ta cần quán triệt một số tư tưởng:

Phải hiểu đúng chủ trương xã hội hóa y tế của Đảng đã được nêu lên trong Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị “về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” để tránh hiểu xã hội hóa một cách phiến diện và cực đoan. Có như vậy mới huy động được tính năng động, tính tích cực của các thành viên trong xã hội vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe, mặt khác tránh khuynh hướng sai lầm “thương mại hóa” nền y tế dễ xuất hiện trong cơ chế thị trường như tư nhân hóa ngành y tế, quá đề cao giải pháp viện phí, chỉ đầu tư vào kỹ thuật cao để thu hồi vốn và lợi nhuận, coi nhẹ việc đầu tư các dịch vụ y tế thiết yếu.

Phải nắm vững mục tiêu ưu tiên của xã hội hóa y tế. Trong giai đoạn hiện nay, xã hội hóa y tế nhằm mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người có công với nước, người thuộc diện chính sách và thuộc diện khó khăn về sức khỏe.

Phải coi trọng công tác phòng bệnh, kết hợp mật thiết giữa phòng bệnh tích cực, chủ động với điều trị có chất lượng, toàn diện để khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường tạo ra, để đề phòng khuynh hướng đơn thuần chạy theo lợi nhuận do khám chữa bệnh mang lại và coi nhẹ y tế dự phòng. Do đó, cần quán triệt quan điểm mà Nghị quyết của Chính phủ số 37/CP đã đề ra là “dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền y tế Việt Nam”.

112

Bốn là, phải luôn chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là những người có năng lực và có đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Cán bộ y tế các tuyến từ Trung ương tới cơ sở là những người trực tiếp tham gia làm công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, tham mưu giúp cấp ủy đề ra chủ trương, đường lối cũng như kiểm tra, giám sát công tác này. Vì vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ y tế có quan hệ mật thiết với hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế làm công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng một nền y tế công bằng, hiệu quả đảm bảo cho mọi người dân đều có cơ hội như nhau trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã nêu rõ yêu cầu: kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Sắp xếp lại mạng lưới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành; xây dựng một số trung tâm đào tạo cán bộ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Tăng cường đào tạo cán bộ y tế theo hình thức cử tuyển cho miền núi và đồng bằng sông Cửu Long; chú trọng đào tạo cán bộ quản lý y tế, nhất là cán bộ quản lý bệnh viện. Coi trọng việc đào tạo, sử dụng và đãi ngộ nhân tài về y tế. Mở rộng việc đưa cán bộ có trình độ cao đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí nhà nước, khuyến khích du học tự túc theo các chuyên ngành đang có nhu cầu.

Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lí đối với cán bộ, nhân viên y tế; thực hiện chế độ đãi ngộ đối với người thầy thuốc tương đương như với

113

người thầy giáo. Có chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đối với những người công tác tại trạm y tế xã. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ; khuyến khích thầy thuốc về công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, trên thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế còn tồn tại nhiều bất cập. Các cấp ủy Đảng phải chăm lo hơn nữa đến công tác này nhằm đào tạo, bồi dưỡng được những cán bộ y tế thực sự tâm huyết, có đạo đức nghề nghiệp như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn “Lương y như từ mẫu”.

Năm là, Đảng, Nhà nước phải coi trọng đổi mới tổ chức và quản lý nền y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới.

Khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nước ta đã có một hệ thống y tế nông thôn dựa vào hợp tác xã nông nghiệp thực hiện nội dung chủ yếu là “chăm sóc sức khỏe ban đầu”. Ngày nay, mặt trận y tế nông thôn chính là

y tế cơ sở, được coi là xương sống của y tế Việt Nam. Mạng lưới y tế bao gồm y tế thôn, bản, phường, xã, quận, huyện là tuyến trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người được chăm sóc sức khỏe, chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta phục hồi sau khi y tế nông thôn rơi vào khủng hoảng do các hợp tác xã nông nghiệp tan rã, chuyển sang hộ nông dân.

Sau hơn 10 năm phục hồi, tuyến y tế cơ sở trong cả nước được tăng cường cán bộ, cơ sở hạ tầng cả về số lượng và chất lượng. Việc phát triển y tế xã, y tế thôn, kết hợp với việc hình thành mô hình y tế huyện vào những năm 1990, thể hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cùng với y tế cơ sở, Đảng và Nhà

114

nước ta đã chú trọng phát triển y tế chuyên sâu ở cấp tỉnh và Trung ương đã góp phần to lớn trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cơ chế đầu tư cho y tế đã được Đảng, Nhà nước ta coi trọng. Nhà nước vừa tăng đầu tư cho y tế qua ngân sách, vừa đưa ra chủ trương bảo hiểm y tế, viện phí để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong việc chi tiêu phục vụ các dịch vụ y

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế tu nam 1996 den nam 2006 (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)