Về các thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế tu nam 1996 den nam 2006 (Trang 95 - 106)

3.1.1.1. Về các thành tựu

Một là, cơ chế đầu tư cho y tế đã được chú trọng, thông thoáng hơn.

Khắc phục hạn chế của cơ chế quản lý bao cấp trong lĩnh vực y tế trước đây, phát huy một số kết quả tạo nguồn kinh phí trong những năm 1986 – 1996, bước vào giai đoạn 1996 – 2006, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, ngành y tế đã phải tập trung giải quyết việc tạo nguồn tài chính và hạch toán chi tiêu cho phù hợp với tình hình mới. Cùng với việc Nhà nước tăng đầu tư cho y tế qua ngân sách hàng năm, bảo hiểm y tế đã hình thành và từng bước được mở rộng diện bao phủ; giải pháp viện phí tuy là “giải pháp tình thế” nhưng đã kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn cho việc chi tiêu phục vụ các dịch vụ y tế, nhất là việc khám, chữa bệnh tại các bệnh viện.

Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo sớm được quan tâm cụ thể thông qua tạo nguồn kinh phí cho hoạt động này. Thu phí phải đi kèm với miễn phí – tức là thu viện phí ở người có khả năng chi trả cho việc khám chữa bệnh theo yêu cầu để có thêm điều kiện hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo. Nhiều quỹ dành cho việc khám chữa bệnh của người nghèo, các hoạt động từ thiện hình thành và phát triển cùng với nhiều chủ trương, chính sách cụ thể của Nhà nước đã thể hiện tinh thần “tương thân tương ái” trong việc chia sẻ của cộng đồng đối với những người bệnh thuộc diện khó khăn về kinh tế, người bệnh ở vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

92

Bên cạnh đó, Nhà nước ta chủ trương vay vốn của các quỹ tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… và chính phủ một số nước, kết hợp với vận động viện trợ của chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ quốc tế, số lượng ngân sách dành cho y tế ngày một tăng. Trong phân bổ ngân sách, bên cạnh tính ngân sách theo đầu dân, Nhà nước đã đặt ra hệ số ưu tiên cho đồng bào sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh việc phân bổ tài chính theo lãnh thổ, Nhà nước còn đề ra các chương trình, mục tiêu quốc gia cho Bộ Y tế trực tiếp quản lý như chương trình phòng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống phong, phòng chống bướu cổ, phòng chống suy dinh dưỡng để tập trung nguồn lực cho một số công tác trọng điểm và vùng trọng điểm.

Ngân sách nhà nước cấp cho y tế ngày một tăng, cụ thể theo bảng sau: (Đơn vị: triệu đồng)

Năm Ngân sách Nhà nước cấp cho y tế

2002 6.291.846

2003 7.715.637

2004 7.957.090

2005 9.081.086

2006 13.624.074

Nhờ đổi mới trong đầu tư cho y tế, các y tế cơ sở đã dần dần được trang bị tốt hơn cả về cơ sở hạ tầng lẫn trang thiết bị và đào tạo cán bộ. Nhiều công nghệ cao đã được thực hiện chẳng những ở các thành phố lớn mà bước đầu ngay tại một số bệnh viện đa khoa trung tâm của một số tỉnh như chẩn đoán hình ảnh, sinh hóa – huyết học, tự động mổ nội soi, mổ sọ não…[46, tr.377]

93

Hai là, nguồn nhân lực và trang thiết bị y tế ngày càng có chất lượng, hiện đại đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Để phát triển hệ thống y tế, từ năm 1996 đến năm 2006, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm phát triển nhân lực y tế thông qua đào tạo đồng bộ các loại hình, đồng thời quan tâm về trang thiết bị y tế. Vào thời kỳ này, cả nước có 8 trường Đại học y dược và hệ thống trường trung học y tế ở các tỉnh có nhiệm vụ đào tạo bác sỹ, dược sỹ, đẩy mạnh các loại hình đào tạo sau đại học, đào tạo y sỹ cho hệ thống y tế của cả nước đã hình thành. Sau 10 năm đào tạo, nguồn nhân lực y và dược có trình độ đại học, sau đại học, trình độ y sỹ phần nào đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân cho các tuyến.

Số cán bộ y tế trên 10.000 dân giai đoạn 2001 - 2006

Phân loại 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Số bác sỹ cho 10.000 dân 5.38 5.65 5.88 5.91 6.03 6.23 Số y bác sỹ cho 10.000 dân 11.63 11.79 11.86 11.80 12.00 11.99 Số y tá cho 10.000 dân 5.66 5.81 5.95 6.06 6.27 6.77 Số dược sỹ đại học cho 10.000

dân

0.76 0.76 0.77 0.78 1.28 1.27

Trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế đã được cải thiện đáng kể. Các trạm y tế xã đã được trang bị các thiết bị y tế cần thiết. Các trung tâm y tế huyện được trang bị các thiết bị chẩn đoán và điều trị. Các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương được trang bị các thiết bị hiện đại. Nhiều trang thiết bị tiên tiến của thế giới đã được đưa vào khai thác, sử dụng như máy gia tốc tuyến tính, máy cộng hưởng từ, máy chụp mạch máu… góp phần chẩn đoán và điều trị thành công một số bệnh hiểm nghèo.

94

Hệ thống y tế dự phòng, các cơ sở nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo đã được trang bị thiết bị hiện đại như Labo sinh học phân tử, ngân hàng mô – tạng, các phương tiện phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học từng bước được hiện đại hóa. Nhiều thiết bị y tế công nghệ cao được nghiên cứu, sản xuất trong nước, được các nhà chuyên môn đánh giá cao như máy phá sỏi ngoài cơ thể, máy nhiệt xạ phục vụ chống SARS, thiết bị laser y tế, dao mổ điện, doppler, tim thai, thiết bị vật lý trị liệu… tiết kiệm nhiều ngoại tệ cho đất nước [46, tr.374].

Ba là, hệ thống chăm sóc sức khỏe ngày càng mở rộng.

Vào cuối năm 2006, nước ta có 10 viện nghiên cứu có giường bệnh, 700 bệnh viện công, 35 bệnh viện tư, 71 bệnh viện chuyên khoa, 46 bệnh viện y học cổ truyền, 860 phòng khám đa khoa khu vực, 94 phòng khám chuyên khoa, 58 nhà hộ sinh khu vực, 79 bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng, 12 viện nghiên cứu; các tỉnh, thành phố đều có trung tâm y tế dự phòng. Mạng lưới y tế cơ sở luôn được coi là xương sống của y tế Việt Nam được khôi phục và phát triển. Đặc biệt, sau khi có chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/1/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố nhanh chóng và phát triển mạnh. Đến năm 2006, hầu hết các bệnh viện huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được củng cố và nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Số giường bệnh cho 10.000 dân giai đoạn 2001 - 2006

Năm Tổng số Số giƣờng quốc lập

2001 23.61 17.71

2002 22.37 16.59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2003 22.80 16.46

2004 23.03 17.15

95

2006 23.49 17.70

Mô hình y tế huyện ra đời từ những năm 1997 đến năm 2005 đã được tổ chức lại theo mô hình mới, trong đó có bệnh viện đa khoa huyện, trung tâm y tế dự phòng huyện và phòng y tế huyện để tăng cường trách nhiệm quản lý và chỉ đạo chuyên môn đối với y tế tuyến xã. Việc thực hiện cơ chế quản lý theo ngành đã tập trung được các nguồn lực, kết hợp giữa lĩnh vực điều trị và dự phòng tốt hơn; đã cơ bản xóa được xã trắng về y tế, hiện chỉ còn 149 xã chiếm 1,4% chưa có trạm xá nhưng đã có cán bộ y tế; 65% xã đã có bác sỹ. Cán bộ y tế tuyến xã được tiêu chuẩn hóa và được xếp vào các ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước. Mạng lưới y tế thôn, bản cũng được khôi phục, cả nước có 96.604 trong tổng số 116.359 thôn bản có nhân viên y tế hoạt động chiến 83%. Các trạm y tế đã từng bước được cung cấp thiết bị y tế cơ bản và xây dựng được quỹ thuốc thiết yếu để phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân địa phương. Với hệ thống y tế rộng khắp, tạo nên mạng lưới dịch vụ y tế đa dạng đã góp phần quan trọng thực hiện công bằng và hiệu quả trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cùng với mô hình y tế huyện, trung tâm y tế chuyên sâu được Đảng, Nhà nước ta quan tâm. Ba trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Trung (Huế) đã được xây dựng và triển khai. Bước đầu ở các trung tâm này được tiếp cận, ứng dụng nhiều công nghệ mới; nhiều trang thiết bị mới được đưa vào sử dụng, nhiều kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã được ứng dụng thành công như mổ nội soi, phẫu thuật tim hở, thay van tim, bắc cầu mạch vành, nối chi, ghép thận, ghép gan, tách cặp

96

song sinh, thụ tinh trong ống nghiệm. Các kỹ thuật cao về hồi sức, hô hấp, tim mạch đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân hiểm nghèo.

Bốn là, ngành dược đã được đầu tư mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thuốc chữa bệnh của nhân dân.

Sau mười năm đổi mới ngành y tế, từ năm 1996 đến năm 2006, ngành dược có nhiều cố gắng trong việc cung ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng cho nhân dân. Đến nay, cả nước đã có 18 doanh nghiệp dược trung ương, 132 doanh nghiệp dược địa phương, 22 dự án đầu tư liên doanh sản xuất thuốc được cấp giấy phép. Các cơ sở cung cấp thuốc thiết yếu bao gồm tư nhân, đại lý thuốc… đã có mặt tại các xã, phường, tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Trong nhiều năm, công nghiệp dược nước ta liên tục đạt tăng trưởng khá. Tỷ lệ thuốc giả trên thị trường giảm hẳn từ 7,08% năm 1991 xuống còn 0,06% năm 2003. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ thuốc giả lưu hành thuộc loại thấp nhất so với mức trung bình trên thế giới (Việt Nam 0,06%, thế giới 0,5%). Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dược, cơ quan kiểm nghiệm, kiểm tra, thanh tra ở Trung ương và địa phương từng bước được kiện toàn, củng cố. Các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế chuyên môn về dược đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về dược đi vào nền nếp [24, tr. 393].

Năm là, hệ thống y tế dự phòng ngày càng được củng cố và nâng cấp bảo đảm nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nhân dân.

Trong những năm 1996 đến năm 2006, hệ thống y tế dự phòng từ Trung ương đến địa phương được củng cố về tổ chức cũng như nâng cấp trang thiết bị, đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

97

Nhiều trang thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng góp phần quan trọng trong việc xác định nguyên nhân bệnh dịch và đề xuất các biện pháp phòng chống. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi.

Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai trên phạm vi toàn quốc đã làm cho tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em giảm đáng kể như bệnh bạch hầu giảm 99,82%, ho gà giảm 53,6%, uốn ván sơ sinh giảm 93,5%, sởi giảm 84,56% so với năm 1985.

Năm 2000, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã chính thức công nhận Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đã thanh toán được bệnh bại liệt. Năm 2003, Việt Nam là nước đầu tiên khống chế thành công bệnh SARS, năm 2004 khống chế thành công dịch bệnh viêm phổi ở người do virút H5N1. Công tác phòng chống sốt rét cũng thu được nhiều kết quả khích lệ, đã chặn đứng sự bùng nổ dịch sốt rét, số tử vong đã giảm xuống gần 100 lần từ 4646 người năm 1991, còn 50 người năm 2003.

Kết quả tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi giai đoạn 2001 - 2006(đơn vị tính %)

Vắcxin 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tỷ lệ tiêm vắcxin phòng lao 96.7 96.7 97.5 95.6 98.2 97.5 Tỷ lệ uống vắcxin bại liệt 96.0 91.6 95.8 96.3 97.8 96.8 Tỷ lệ tiêm bạch hầu, ho gà, uốn

ván 74.8 74.8 100 96.2 97.9 96.7

Tỷ lệ tiêm sởi 95.7 95.7 93.2 97.1 98.6 96.4

Tỷ lệ tiêm đầy đủ 89.7 89.7 93.3 96.5 97.8 95.7

Hoạt động kiểm dịch biên giới đã góp phần quan trọng ngăn chặn bệnh dịch nguy hiểm xâm nhập vào nước ta, được các tổ chức nước ngoài đánh giá là

98

hệ thống hoạt động có hiệu quả. Công tác quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế dần đi vào nền nếp.

Công tác phòng chống HIV/AIDS đã có bước chuyển biến căn bản. Đã có cam kết về chính trị trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương. Công tác truyền thông được triển khai có hiệu quả dưới nhiều hình thức nên tỷ lệ người dân hiểu biết về HIV/AIDS khá cao, nhất là khu vực thành thị.

Công tác nghiên cứu và sản xuất vắcxin đã có những thành công và tiến bộ rõ rệt, có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu vắcxin cho chương trình tiêm chủng mở rộng, góp phần quan trọng trong việc thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Chúng ta đã ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất vắcxin, sinh phẩm y tế như viêm gan B, viêm não Nhật Bản… với chất lượng tốt. Công tác quản lý, kiểm dịch vắcxin, sinh phẩm y tế ngày được củng cố và hoàn thiện, bảo đảm vắcxin được sử dụng có hiệu lực, an toàn cho người sử dụng.

Cùng với công tác phòng chống dịch bệnh, công tác vệ sinh môi trường cũng được đẩy mạnh. Tỷ lệ người dân cũng được dùng nước sạch và có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng cao, góp phần quan trọng vào kết quả công tác phòng chống dịch bệnh.

Công tác y tế trường học từng bước được củng cố, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc học sinh, sinh viên. Hoạt động quản lý và giám sát môi trường lao động được thực hiện thường xuyên. Công tác quản lý, chăm sóc người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp được triển khai khá rộng rãi tại các cơ sở sản xuất góp phần nâng cao sức khỏe và giảm tỷ lệ nghỉ ốm. Số bệnh nghề nghiệp được giám định và tỷ lệ công nhân được khám bệnh

99 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghề nghiệp ngày càng nhiều. Hoạt động phòng chống tai nạn, thương tích được sự ủng hộ và tham gia của các ban, ngành, cộng đồng, đặc biệt là phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em [24, tr.396].

Sáu là, hệ thống y dược học cổ truyền đã được quan tâm đầu tư phát triển. Từ năm 1996 đến năm 2006, đã có nhiều hoạt động nghiên cứu, kế thừa, phát huy các bài thuốc, các phương pháp chữa trị bằng y học cổ truyền, tận dụng nguồn dược liệu phong phú tại các địa phương để chữa trị các bệnh thông thường và nhiều bệnh mãn tính; di thực, thuần dưỡng cũng như bảo tồn và phát triển nhiều loại dược liệu quý hiếm, phù hợp với khả năng tài chính của phần lớn người dân, đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân và xuất khẩu sang nhiều nước. Hàng năm, có khoảng 30% bệnh nhân được khám và điều trị bằng y học cổ truyền, nhất là vùng sâu, vùng xa, góp phần giảm chi phí khám, chữa bệnh và thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân. Việc nuôi trồng cây, con thuốc đang được khôi phục, bước đầu hình thành trang trại trồng cây thuốc, nuôi động vật làm thuốc ở một số địa phương góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo.

Bảy là, việc kết hợp giữa quân y và dân y đã được thực hiện tốt.

Đào tạo nhân viên y tế thôn bản theo địa chỉ lấy từ những quân nhân người địa phương và huy động những quân y đã nghỉ hưu còn điều kiện tham gia đã tạo

Một phần của tài liệu đảng lãnh đạo thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong lĩnh vực y tế tu nam 1996 den nam 2006 (Trang 95 - 106)