3.1.2.1. Về những hạn chế
Trong những năm từ 1996 đến 2006, tuy lĩnh vực y tế nước ta có những đổi mới quan trọng và đã đạt được các thành tựu đáng khích lệ, nhưng trải qua thời gian, những hạn chế của lĩnh vực y tế đã bộc lộ và thể hiện một số yếu kém, điều đó được biểu hiện ở một số điểm sau:
Một là, mạng lưới y tế tuy đã được mở rộng, nhưng còn thiếu chiều sâu, trang bị còn thiếu, còn lạc hậu, chưa khắc phục được tình trạng tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực. Các cơ sở y tế còn bố trí theo địa giới hành chính nên chưa hợp lý, chưa thuận tiện cho nhân dân. Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân, đặc biệt là tại tuyến xã và tuyến huyện. Hoạt động của hệ thống y tế đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa hiệu quả, chưa thích ứng với sự phát triển của toàn xã hội, vừa không đáp ứng về y tế phổ cập cho đa số nhân dân, vừa chưa đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận nhân dân có thu nhập cao.
Thứ hai, hệ thống y tế và cơ chế quản lý chậm đổi mới, chưa thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn tài
103
chính công – bao gồm ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế và vốn vay, viện trợ của nước ngoài chỉ chiếm 28%, còn nguồn tài chính tư là 72% - do người dân tự bỏ tiền ra mua thuốc, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh. Hệ thống y tế chưa thích ứng với sự thay đổi cơ cấu bệnh tật: các cơ sở y tế chỉ được đầu tư đáp ứng cơ cấu bệnh tật nhiễm trùng, thiếu các cơ sở chuyên khoa chấn thương, chỉnh hình để chữa các tai nạn, thương tích. Cả nước chỉ có hai cơ sở xạ trị ung bướu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong khi tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày một tăng. Bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, suy gan, thận…ngày một tăng, nhưng chúng ta còn thiếu cả thuốc và thiết bị y tế phục vụ.
Số tiền chi cho y tế tính theo đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2006
STT Tên nƣớc Số tiền (USD)
1 Malaixia 63
2 Thái Lan 44
3 Lào 8
4 Inđônêxia 7
5 Việt Nam 5
Thứ ba, năng lực sản xuất, cung ứng thuốc còn yếu. Các doanh nghiệp dược quy mô còn nhỏ, kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế. Những năm 2005, 2006, tuy có chú ý đầu tư thêm thiết bị tương đối hiện đại, nhưng nhìn chung vẫn chưa theo kịp trình độ các nước trong khu vực, chủ yếu vẫn là nhập khẩu nguyên liệu, không làm chủ được thị trường thuốc. Khả năng cạnh tranh của thuốc sản xuất trong nước còn yếu. Công nghiệp hóa dược chậm phát triển, kể cả nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc hóa dược và nguồn gốc dược liệu và công nghiệp kháng sinh. Công tác quản lý nhà nước về dược còn nhiều bất cập.
104
Thứ tư, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một số dịch bệnh nguy hiểm chưa được khống chế một cách có hiệu quả. Tỷ lệ hộ gia đình được cung cấp nước sạch mới đạt 52%, có nhà tiêu hợp vệ sinh khoảng 40%, còn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm tiềm ẩn, cả ngộ độc do vi sinh vật lẫn do hóa chất. Việc phát triển các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh không đi đôi với việc kiểm soát vệ sinh môi trường nên đã xảy ra ô nhiễm nghiêm trọng, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, vừa tác động tiêu cực đến sản xuất, nhất là sản xuất thủy sản. Bênh cạnh đó, trong những năm qua một số bệnh dịch nguy hiểm cũng chưa được khống chế có hiệu quả, thậm chí còn có chiều hướng gia tăng như đại dịch HIV/AIDS.
Tình hình nhiễm HIV và AIDS qua các năm từ 2001 đến 2006
Năm HIV tích lũy AIDS tích lũy Tổng số người chết
2001 43.410 6.484 3.567 2002 59.200 8.793 4.889 2003 76.180 11.659 6.550 2004 90.380 14.428 8.398 2005 104.111 17.289 10.071 2006 116.565 20.195 11.802
Thứ năm, hệ thống y học cổ truyền phát triển chưa đúng tiềm năng vốn có. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn nghèo nàn và tụt hậu so với các ngành khác. Đội ngũ thầy thuốc được đào tạo cơ bản về y học cổ truyền còn thiếu, nhất là các cán bộ đầu ngành. Thuốc y học cổ truyền còn thô sơ, sử dụng chưa thuận tiện. Công tác nghiên cứu, kế thừa, ứng dụng và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tiến hành chậm và kém hiệu quả. Nhiều bài thuốc hay, nhiều cây
105
thuốc quý còn chưa được nghiên cứu, khai thác, áp dụng nên có nguy cơ thất truyền. Việc nuôi trồng, phát triển dược liệu, cây, con làm thuốc còn tự phát, chưa có kế hoạch và quy hoạch vùng sản xuất. Dược liệu sử dụng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên và nhập khẩu, chưa có kế hoạch tái sinh và nuôi trồng nên chất lượng, giá cả thường xuyên biến động và nguồn dược liệu đang có khuynh hướng phụ thuộc vào nước ngoài.
Thứ sáu, những việc làm vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ y tế chậm được khắc phục, thậm chí có lúc làm giảm lòng tin của nhân dân với ngành y tế [46, tr.379].
3.1.2.2. Về nguyên nhân của những hạn chế
Một là, quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập: nhiều chính sách cụ thể không được bổ sung, điều chỉnh kịp thời, như chính sách viện phí, chính sách định biên cán bộ cho một giường bệnh, đặc biệt là chưa dành nhiều công sức nghiên cứu để sớm có một hệ thống chính sách tài chính y tế hợp lý và bền vững cho một nền y tế xã hội chủ nghĩa trong cơ chế kinh tế thị trường.
Hai là, đầu tư cho ngành y tế còn thấp, phân bổ và sử dụng kém hiệu quả.
Chi ngân sách y tế của nhà nước hàng năm cho một người dân mới đạt mức 5USD, vào loại thấp nhất so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguồn tài chính công bao gồm ngân sách nhà nước cấp, bảo hiểm y tế, vốn vay và viện trợ nước ngoài mới chiếm 28% trong tổng chỉ tiêu y tế. Còn lại là nguồn tài chính tư, do người dân bỏ ra để mua thuốc, tự chăm sóc sức khỏe.
Ba là, việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng còn hạn chế. Diện bao phủ của bảo hiểm y tế còn ít, mới đạt khoảng 17 triệu người, chiếm 21% số dân; nếu cộng thêm 14 triệu người nghèo, 7 triệu trẻ em dưới 6 tuổi thì diện bảo hiểm y tế mới đạt gần 50% số dân. Cơ chế bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập, làm cho
106
tính hấp dẫn và tính hiệu quả của bảo hiểm y tế chưa cao. Hiện nay, trong khi tài chính bệnh viện có một khuynh hướng thiên về thu viện phí, nhưng cần phải lưu ý rằng xét về mặt an ninh xã hội thì viện phí là “cạm bẫy của sự đói nghèo” và không mang tính chia sẻ của cộng đồng trong tài chính y tế như bảo hiểm y tế.
Bốn là, đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng (cứ 1 bác sỹ mới có 1,5 diều dưỡng). Chế độ tiền lương và phụ cấp của cán bộ y tế chưa được quan tâm một cách thích đáng.
Năm là, một số lãnh đạo của các cấp chưa có nhận thức đúng đắn về sức khỏe và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cũng như chưa thật quan tâm đến sự lãnh đạo và chỉ đạo công tác y tế, còn mang nặng tư tưởng bao cấp và ỷ lại hoàn toàn vào nhà nước, “khoán trắng” nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân cho ngành y tế [40, tr 380].