Phƣơng pháp làm giảm kích thƣớc tiểu phân bằng phƣơng pháp siêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế phytosome rutin (Trang 38 - 39)

Tiến hành bào chế phytosome rutin theo phương pháp ghi trong mục 2.3.3 với các thông số sau: tỷ lệ mol rutin:phospholipid 1:1, nhiệt độ 600C, thời gian phản ứng là 3 giờ. Một lượng phức hợp được hòa tan vào 50 ml nước để tạo thành hỗn dịch phytosome, tiến hành siêu âm ở các khoảng thời gian lần lượt là 15 phút, 20 phút, 25 phút. Đo KTTP, phân bố KTTP, thế zeta. Kết quả được trình bày như bảng 3.5 và hình 3.4.

Bảng 3.5: KTTP, PDI, thế zeta của phytosome rutin theo thời gian siêu âm.

Thời gian siêu âm KTTP (nm) PDI Thế zeta (mV)

15 phút 277,0±4,2 0,425±0,427 -69,65±2.05

20 phút 262,8±3,3 0,340±0,325 -89,90±2.26

30

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn KTTP, PDI hỗn dịch phytosome rutin theo thời gian siêu âm

Nhận xét:

- Khi tăng thời gian siêu âm từ 15 phút lên 20 phút, KTTP và PDI giảm, giá trị thế zeta tăng. Tuy nhiên khi tăng thời gian siêu âm lên 25 phút, KTTP lại tăng lên không đáng kể (262,8 nm lên 263,4 nm), PDI vẫn giảm và giá trị tuyệt đối của thế zeta cũng giảm không đáng kể (từ 89,9 nm xuống 88,25 nm).

- Như vậy, mẫu phytosome siêu âm ở 20 phút và 25 phút đều cho KTTP bé (khoảng 263nm), PDI thấp (<0,35) và giá trị tuyệt đối của thế zeta cao nhất (khoảng 89 mV). Tuy nhiên khi siêu âm ở thời gian dài có thể gây tăng nhiệt cục bộ, tăng quá trình thủy phân, gây oxy hóa phospholipid ảnh hưởng tới chất lượng phytosome, ngoài ra siêu âm lâu cũng gây tốn năng lượng. Do vậy thời gian 20 phút được chọn làm thời gian tối ưu để làm giảm KTTP phytosome tạo thành.

Kết luận:

Thời gian siêu âm hỗn dịch phytosome là 20 phút được sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế phytosome rutin (Trang 38 - 39)