Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 72 - 74)

22 2 Giấy phép nhập khẩu (import licences)

5.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Quá trình hội nhập của Việt Nam đƣợc bắt đầu từ những năm của thập kỷ 90, đánh dấu bằng việc năm 1993 Việt Nam đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). tháng 1/1995 gửi đơn xin gia nhập WTO và ngày 11/1/2007 đã chính thức trở thành thành viên của WTO; năm 2000 đã ký Hiệp định thƣơng mại song phƣơng với Hoa Kỳ. Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời tham gia vào AFTA và Chƣơng trình thuế quan ƣu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Ngày 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tƣ cách là thành viên sáng lập. Ngày 15/6/1996 gửi đơn xin gia nhập APEC; 11/1998 đƣợc công nhận là thành viên của APEC. Năm 2000 ký Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt - Mỹ...

Nƣớc ta triển khai hội nhập kinh tế quốc tế chƣa lâu, kinh nghiệm còn hạn chế nhƣng cũng đã mang lại những kết quả bƣớc đầu khá khả quan. Đó là: Thực hiện đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nƣớc và có quan hệ kinh tế - thƣơng mại với trên 160 nƣớc và vùng lãnh thổ, với hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng. Đẩy lùi đƣợc chính sách bao vây, cấm vận của các nƣớc, thế lực thù địch. Tạo đƣợc thế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trƣờng và thƣơng trƣờng quốc tế.

Hội nhập giúp Việt nam tăng cƣờng xuất khâu, giảm nhập siêu. Đây là một trong những thành tựu nổi bật của nền kinh tế nƣớc ta năm qua. Thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) và tranh thủ đƣợc nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn và giảm đáng kể nợ nƣớc

ngoài. Việc tăng cƣờng vận động xúc tiến đầu tƣ ở nƣớc ngoài, việc ký kết và thực hiện các hiệp định song phƣơng liên quan đến đầu tƣ đã xuất hiện động thái mới về đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam thể hiện qua việc gia tăng số lƣợng nhà đầu tƣ vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ, kinh doanh. Tiếp thu đƣợc nhiều thành tựu mới về khoa học, công nghệ và kỹ năng quản lý. Nhiều ngành kinh tế mới đã xuất hiện dựa trên cơ sở tăng cao hàm lƣợng chất xám trong sản xuất - kinh doanh. Các ngành cơ khí chế tạo, đóng tàu... từng bƣớc đƣợc nâng lên tầm cao mới, sản phẩm ngày càng tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm. Trong đó xu hƣớng tỷ trọng giá trị của dịch vụ ngày càng tăng, tổng giá trị sản phẩm nông - công nghiệp ngày càng giảm tƣơng ứng. Tất cả các thành tựu trên giúp Việt Nam tiếp tục giữ vững sự ổn định về kinh tế và xã hội.

Bƣớc đầu chúng ta đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, nhƣng cũng vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém nhất định. Cụ thể là: Nhận thức về hội nhập của cán bộ và nhân dân chƣa đƣợc nhất trí cao. Chƣa có một kế hoạch tổng thể và dài hạn để hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống chính sách, luật pháp quản lý kinh tế, thƣơng mại chƣa hoàn chỉnh, còn có những chính sách, luật chƣa thực sự phù hợp với những thông lệ quốc tế; lực lƣợng sản xuất có nguy cơ tụt hậu so với trình độ phát triển chung của thế giới, do đó sức cạnh tranh hàng hoá kém, hiệu quả đầu tƣ thấp. Cơ cấu hàng hoá chủ yếu là bán sản phẩm và gia công, xuất khẩu tuy với khối lƣợng lớn nhƣng giá trị thu đƣợc thấp. Trƣớc xu thế nhập khẩu và sức cạnh tranh chƣa đủ mạnh, có thể dẫn đến khả năng mất thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Trong thời gian qua, mục tiêu phát triển kinh tế của ta là hƣớng về xuất khẩu, nhƣng thực tế lại có xu hƣớng thực hiện theo mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Nền kinh tế đang ở trình độ phát triển chậm, còn chênh lệch quá nhiều so với

các nƣớc trong khu vực; đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại; Bản sắc văn hoá đang bị đe doạ, đặc biệt là lối sống của lớp trẻ.

Với những thành công bƣớc đầu về hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định trong thời gian qua, chúng ta tin tƣởng rằng đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản sẽ trở thành một nƣớc công nghiệp, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)