Kiểm tra độ tinh khiết và xác nhận cấu trúc của các sản phẩm tổng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp ranitidin hydroclorid (Trang 26 - 28)

hợp được

2.2.2.1.Kiểm tra độ tinh khiết

* Nhiệt độ nóng chảy: Đo bằng máy đo điểm chảy nhiệt điện (Electrothermal

digital), tiến hành đo nhiệt độ nóng chảy của ranitidin hydroclorid tổng hợp được, so sánh với số liệu đã công bố (133-135oC)..

* Sắc ký lớp mỏng: Dùng để theo dõi quá trình phản ứng, xác định thời điểm

kết thúc phản ứng và kiểm tra độ tinh khiết của sản phẩm sau khi tinh chế. - Sắc ký lớp mỏng được tiến hành trên bản mỏng silicagel 60 F254 tráng sẵn (Merck), hoạt hóa ở 110oC trong 30 phút. Hệ dung môi tùy thuộc vào đặc điểm của từng chất. Mẫu thử được hòa tan trong dung môi thích hợp. Chấm khoảng 2 μl.

- Để bản mỏng trong bình sắc ký đã bão hòa dung môi ở nhiệt độ phòng, cho dung môi chạy khoảng 8 cm.

- Quan sát kết quả dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm.

2.2.5.2. Xác nhận cấu trúc của các chất trung gian và ranitidin hydroclorid tổng hợp được

Tiến hành phân tích phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C (13C-NMR) của các chất trung gian và ranitidin hydroclorid tổng hợp được.

Phổ hồng ngoại (IR)

Phổ hồng ngoại được tiến hành ghi trên máy Perkin Elmer với kỹ thuật viên nén KBr (đối với chất rắn) hoặc bản mỏng KBr (đối với chất lỏng) trong

19

vùng 4000 - 600 cm-1. Ghi phổ ở độ phân giải 4 cm-1.

Phổ khối lượng (MS)

Phổ khối lượng được tiến hành ghi trên máy LC-MSD-Trap XL (Agilent Technologies) tại phòng phân tích cấu trúc Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Máy LC-MSD-Trap XL (Agilent Technologies) hoạt động theo phương pháp ion hóa phun bụi điện tử (ESI). Máy có độ phân giải > 60000. Đặc điểm của loại phổ này là tùy theo phương thức bẫy ion (ESI (+) hoặc ESI (-)) mà ion ghi nhận được là dương hay âm.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)

Phổ NMR được đo trên máy cộng hưởng từ hạt nhân Bruker AC-500 MHz, dung môi DMSO-d6. Phổ 1H-NMR đo ở tần số 500MHz, phổ 13C-NMR đo ở tần số 125MHz. Độ dịch chuyển hóa học (δ, ppm) được tính theo chất chuẩn nội tetramethylsilan (TMS), nhiệt độ ghi phổ khoảng 300oK.

Phổ 1H-NMR cung cấp các dữ liệu về tỷ lệ cường độ giữa các pic, độ bội của từng pic, dạng vân phổ, từ đó xác định được hằng số tương tác ЈH-H, tương quan giữa các hằng số này để góp phần khẳng định khung cấu trúc, vị trí các nhóm thế. Độ dịch chuyển hóa học của proton (δ1H) được lấy tới số thập phân thứ 2 (tần số đo 500MHz).

Phổ 13C-NMR cho biết số carbon có trong phân tử hợp chất, độ dịch chuyển hóa học và bậc của các carbon, từ đó cũng góp phần xác định cấu tạo của hợp chất cũng như vị trí các nhóm thế. Độ dịch chuyển hóa học của carbon (δ13C) được lấy tới số thập phân thứ 2 (tần số đo 125MHz).

20

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình tổng hợp ranitidin hydroclorid (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)