Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng là Viện chuyên khoa đầu ngành tiếp nhận và điều trị các bệnh lý huyết học, trong đó có một số lƣợng lớn bệnh nhân nội trú điều trị bệnh máu ác tính tại khoa H7. Đối với các bệnh máu ác tính, nhiều liệu pháp điều trị đã đƣợc ứng dụng nhƣ hóa trị liệu, ghép tủy xƣơng, miễn dịch liệu pháp, điều trị bằng ngoại khoa, xạ trị liệu, tuy nhiên hóa trị liệu vẫn là phƣơng pháp đầu tay, giúp thoái lui bệnh và cải thiện chất lƣợng sống cho bệnh nhân [4], [9].
Tại khoa điều trị hóa chất (H7), các nhóm bệnh máu ác tính thƣờng gặp và điều trị chủ yếu là nhóm bệnh bạch cầu lympho (C91), nhóm bệnh bạch cầu tủy (C92) và tỷ lệ nhỏ các bệnh máu ác tính khác. Việc sử dụng các phác đồ đa hóa trị liệu dài ngày trên đối tƣợng bệnh nhân này cùng với các thuốc điều trị hỗ trợ chống lại tác dụng độc hại của các loại thuốc hóa chất, thuốc nâng cao thể trạng, thuốc kháng sinh, kháng nấm trên đối tƣợng bệnh nhân giảm bạch cầu hạt, thuốc chăm sóc giảm nhẹ làm gia tăng đáng kể nguy cơ gặp tƣơng tác thuốc [4].
Mặc dù bệnh nhân ung thƣ máu là đối tƣợng có nguy cơ cao gặp tƣơng tác thuốc nhƣng sự quan tâm đến các tƣơng tác thuốc tiềm tàng trong quá trình thực hành lâm sàng cũng nhƣ các nghiên cứu về TTT trong lĩnh vực ung thƣ huyết học trên thế giới vẫn còn khá hạn chế (Xin xem mục 1.2). Tuy vậy, các nghiên cứu này
17
đã giúp cung cấp góc nhìn tƣơng đối đầy đủ về dịch tễ tƣơng tác thuốc cũng nhƣ các cặp tƣơng tác tiềm tàng hay gặp trên đối tƣợng bệnh nhân ung thƣ máu. Trong số đó, đã có những báo cáo case lâm sàng về cặp tƣơng tác alopurinol- azathiopurin gây suy tủy trên thế giới [57].
Tại Việt Nam, về lĩnh vực tƣơng tác thuốc trong ung thƣ, mới có nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Châu thực hiện trên các thuốc điều trị ung thƣ máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ƣơng để xây dựng danh mục tƣơng tác thuốc cần lƣu ý trong thực hành dựa trên cơ sở đồng thuận ở 4 CSDL tra cứu tƣơng tác. Tuy nhiên, nghiên cứu này chƣa cung cấp cho chúng ta một cách nhìn toàn diện về tƣơng tác thuốc trong bối cảnh các bệnh nhân phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm cả thuốc không phải là thuốc điều trị ung thƣ. Bên cạnh đó, trên thực hành lâm sàng, vấn đề tƣơng tác thuốc không đƣợc quan tâm đúng mức. Các CSDL tra cứu TTT tại Viện Huyết học – Truyền máu TW khá hạn chế và chủ yếu là ấn bản giấy tiếng Việt. Các CSDL này có khả năng cập nhật chậm, các tƣơng tác liên quan tới thuốc điều trị ung thƣ khá hạn chế. Do vậy, việc sử dụng một số CSDL tra cứu trực tuyến miễn phí đƣợc các bác sĩ lựa chọn nhƣ Drugsite (www.drugs.com); WedMD (www.medscape.com). Bên cạnh mặt tích cực do các CSDL này mang lại, việc đƣa ra nhiều cảnh báo giả cũng gây ra không ít khó khăn cho bác sĩ trên thực hành lâm sàng.
Đứng trƣớc bối cảnh nhƣ vậy, nghiên cứu của chúng tôi góp phần xem xét một cách toàn diện vấn đề tƣơng tác thuốc tại khoa điều trị hóa chất (H7), đánh giá sự tƣơng đồng của CSDL Drugsite với CSDL MM, một cơ sở dữ liệu tra cứu trực tuyến đã đƣợc nhiều nghiên cứu nhận định có độ chính xác cao, đƣợc áp dụng rộng rãi trong thực hành tra cứu thông tin thuốc tại nhiều bệnh viện trên thế giới [39] và theo dõi hậu quả của cặp tƣơng tác tiềm tàng alopurinol và mercaptopurin trên bệnh nhân.
18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU