Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không còn, Cơ quan

Một phần của tài liệu Toàn văn điểm mới bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Trang 68 - 70)

điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố tiếp không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.

- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tôôi phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định phục hồi cho VKS cùng cấp hoăôc VKS có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

(Căn cứ Điều 149 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

131. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do VKS cấp trên trực - Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do VKS cấp trên trực

tiếp giải quyết. Tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do VKS có thẩm quyền giải quyết. - Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu do VKSND tối cao, VKS quân sự trung ương giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Cơ quan điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do VKSND cấp tỉnh, VKS quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.

- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra VKSND tối cao do Viện trưởng VKSND tối cao giải quyết.

(Căn cứ Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

132. Giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếpphát hiện phát hiện

Cơ quan có thẩm quyền THTT trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì quyết định việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

(Căn cứ Điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

133. Người phạm tội tự thú, đầu thú

Các quy định đối với trường hợp người phạm tội đầu thú áp dụng tương tự với trường hợp tự thú, ngoài các quy định đã nêu tại BLTTHS 2003, bổ sung:

- Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp.

(Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

134. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Thêm trường hợp VKS ra quyết định khởi tố VAHS, đó là trường hợp: + VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. + VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm.

(Căn cứ Khoản 3 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

135. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Thêm trường hợp không khởi tố VAHS, đó là:

Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

(Căn cứ Khoản 8 Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn này được quy định cụ thể trong từng hoạt động, do vậy các nội dung nêu từ mục 136 đến mục 138 là quy định hoàn toàn mới.

136. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm nguồn tin về tội phạm

- Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ; phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của BLTTHS 2015.

- Khi cần thiết, đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.

- Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố VAHS.

- Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố VAHS.

- Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do BLTTHS 2015 quy định.

- Hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố VAHS, quyết định không khởi tố VAHS, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong viêôc thực hành quyền công tố theo quy định của BLTTHS 2015 nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội.

(Căn cứ Điều 159 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)

137. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm nguồn tin về tội phạm

Một phần của tài liệu Toàn văn điểm mới bộ luật tố tụng hình sự 2015 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w