Xây dựng tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 85)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5.2.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá

Để đánh giá tính tích cực của HS chúng tôi dựa vào những dấu hiệu về

tính tích cực theo lý luận của GS.TSKH. Thái Duy Tuyên và dựa vào kết quả học tập của HS. Để đánh giá chất lượng kiến thức của HS chúng tôi dựa vào các dấu hiệu của chất lượng kiến thức theo lý luận của GS.TS. Phạm Hữu Tòng và dựa vào kết quả học tập của HS. Trên cơ sở đó chúng tôi đưa ra hai tiêu chí đánh giá : định tính và định lượng.

* Xây dựng tiêu chí đánh giá định tính:

- Đánh giá tính tích cực của HS: Gồm 2 tiêu chí

Tiêu chí về thái độ, hành vi và hứng thú (dựa vào dấu hiệu bên ngoài):

+ Yêu cầu HS đúng giờ trong các giờ học, làm việc nhóm và HS tích cực tham gia các hoạt động của nhóm.

+ Yêu cầu HS luôn lắng nghe, đóng góp ý kiến trong các giờ học và các buổi thảo luận nhóm.

+ Yêu cầu HS thường xuyên chia sẻ thông tin mới từ những nguồn khác nhau. HS sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ, tự giác thực hiện nhiệm vụ, cố gắng hoàn thành công việc bằng mọi cách, hoàn thành công việc sớm hơn kế hoạch…

74

Tiêu chí về sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm (dựa vào dấu hiệu bên trong):

+ Phần lớn HS tích cực sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa… vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.

+ Yêu cầu HS tích cực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy được vào giải quyết các tình huống khác nhau. Độc lập, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ.

+ Đa số HS hiểu lời người khác và diễn đạt cho người khác hiểu ý mình.

- Đánh giá chất lượng kiến thức: Gồm 3 tiêu chí

Tiêu chí về tính chính xác:

+ Trong các giờ học có nhiều HS đưa ra ý kiến đúng.

+ Nhiều HS trình bày được vấn đề một cách chính xác bằng ngôn ngữ vật lí.

Tiêu chí về tính áp dụng được:

+ Đa số HS biết thêm được nhiều ứng dụng của kiến thức đã học trong đời sống.

+ Đa số HS nhận biết được bản chất của hiện tượng vật lí và giải thích được chính xác các hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tiễn.

Tiêu chí về tính bền vững của kiến thức:

+ Chúng tôi tiến hành kiểm tra ngay sau khi HS học tiết ôn tập chương và sau 4 tháng tiến hành kiểm tra lại (vẫn bài kiểm tra đó) thì kết quả phải ít nhất 60% HS đạt điểm từ trung bình trở lên.

* Xây dựng tiêu chí đánh giá định lƣợng :

Đánh giá định lượng về tính tích cực và chất lượng kiến thức chúng tôi đều đánh giá thông qua kết quả học tập (căn cứ điểm kiểm tra) nên chúng tôi sẽ đánh giá chung, trong đó chúng tôi đưa ra tiêu chí về phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức là: điểm kiểm tra có ít nhất 80% HS đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó có ít nhất 20% HS đạt điểm khá, giỏi.

75

3.5.2.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Như ở trên đã trình bày, để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài, sau khi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi cần đánh giá tính tích cực và chất lượng kiến thức của học sinh.

Căn cứ vào tiêu chí đánh giá đã được xây dựng ở trên, chúng tôi đánh giá mặt định tính và định lượng của tính tích cực và chất lượng kiến thức như sau:

* Đánh giá định tính:

- Đánh giá tính tích cực của HS:

Đánh giá về thái độ, hành vi và hứng thú

+ Đa số HS đã tích cực tham gia các hoạt động của nhóm, trao đổi sôi nổi, tích cực làm thí nghiệm, nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi trong các phiếu học tập, nghiêm túc trong khi báo cáo và mạnh dạn bảo vệ ý kiến của nhóm mình.

+ Đa số HS đã tập trung, chú ý học tập, có ý thức lắng nghe các nhóm khác báo cáo, tích cực đóng góp ý kiến trong khi thảo luận.

+ Trong khi thực hiện các nhiệm vụ, HS đã tích cực tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian sớm nhất có thể.

Đánh giá về sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm (dựa vào dấu hiệu bên trong)

+ Các HS đã tích cực sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa…vào việc giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.

+ HS tích cực vận dụng vốn kiến thức và kĩ năng đã tích lũy được vào giải quyết các tình huống khác nhau. Độc lập, sáng tạo trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ.

76

Đánh giá về tính chính xác của kiến thức:

+ Trong các buổi thảo luận có nhiều HS phát biểu và đã đưa ra ý kiến đúng, tranh luận sôi nổi để bảo vệ ý kiến của mình.

+ Nhiều HS trình bày được vấn đề một cách chính xác bằng ngôn ngữ vật lí, sử dụng từ ngữ chính xác trên cơ sở hiểu đúng bản chất của vấn đề.

Đánh giá về tính áp dụng được:

+ Đa số HS biết thêm được nhiều ứng dụng của kiến thức đã học trong đời sống, hứng thú, tích cực trong việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế.

+ Đa số HS nhận biết được bản chất của hiện tượng vật lí và giải thích được chính xác các hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tiễn.

Đánh giá về tính bền vững của kiến thức:

Chúng tôi tiến hành kiểm tra ngay sau khi thực nghiệm sư phạm và dự kiến sau 4 tháng tiến hành kiểm tra lại (vẫn bài kiểm tra đó), tuy nhiên vì thời gian thực nghiệm sư phạm quá gấp so với thời gian thực hiện luận văn nên chúng tôi chưa tiến hành được, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra lại trong thời gian tới.

* Đánh giá định lượng:

+ Chúng tôi cho hai lớp TNg và ĐC cùng làm một đề kiểm tra trong thời gian 45 phút. ( Đề kiểm tra ở phụ lục)

Nhóm Số HS Điểm số (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNg 46 0 0 0 2 4 5 10 13 7 5 ĐC 50 0 0 1 5 8 10 11 7 5 3

77 Nhóm Số HS Xếp loại (n) T. Bình - Giỏi Khá - giỏi 7 đến 10 5 đến 10 TNg 46 44 35 100% 95,6% 76,1% ĐC 50 44 26 100% 88% 52%

Bảng 3.2: Thống kê số % bài kiểm tra đạt điểm Xi

Căn cứ vào bảng thống kê số % bài kiểm tra đạt điểm Xi, chúng tôi thấy rằng số phần trăm bài kiểm tra đạt từ trung bình trở lên của lớp TN là 95,6% (thỏa mãn tiêu chí đánh giá định lượng là có ít nhất 80% HS đạt điểm kiểm tra từ trung bình trở lên), số phần trăm bài kiểm tra đạt khá giỏi của lớp TN là 76,1% (thỏa mãn tiêu chí đánh giá định lượng là có ít nhất 20% HS đạt điểm khá giỏi). Tuy nhiên để kết luận kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là do ngẫu nhiên hay do tác dụng của việc sử dụng LTKT với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực, chúng tôi tiếp tục phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.

+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả kiểm tra:

- Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số

liệu, được tính theo công thức:

k i i i=1 f X X = n  . -Phương sai: k  2 i 2 i=1 f X -X S = n-1 i

78

- Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị X được tính theo

công thức k 2 i i i=1 f (X -X) S = n-1  , S càng nhỏ tức số liệu càng ít phân tán. - Hệ số biến thiên: 100% X S

V  cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu.

- Sai số tiêu chuẩn:

n S mNhóm Số HS Số % HS đạt mức điểm (Xi) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNg 46 0 0 0 4.3 8.7 10.9 21.7 28.3 15.2 10.9 ĐC 50 0 0 2.0 10.0 16.0 20.0 22.0 14.0 10.0 6.0

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất

0 5 10 15 20 25 30 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TNg Điểm

79 Nhóm Số HS Số % HS đạt mức điểm Xi trở xuống (Wi %) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNg 46 0 0 0 4.3 13.0 23.9 45.7 73.9 89.1 100 ĐC 50 0 0 2 12 28 48 70 84 94 100

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích

0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TNg Điểm Xi

Hình 3.8. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích

Nhóm N X S2 V% X=X m TNg 46 7.50 2.522 21.17 7.50  0,03

ĐC 50 6.62 3.057 26.40 6.62  0,03

80

Dựa vào những tham số tính toán ở trên, đặc biệt là từ bảng các tham số thống kê (bảng 3.5) và các đồ thị phân phối tần suất (đồ thị 3.1), phân phối tần suất lũy tích (Đồ thị 3.2) chúng tôi có một số nhận xét:

- Điểm trung bình X của các bài kiểm tra của HS ở lớp TNg (7.5) cao hơn so với HS ở lớp ĐC (6.62), độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao. Hệ số biến thiên VTNg < VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TNg giảm so với nhóm ĐC .

- Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém, trung bình của nhóm TNg giảm rất nhiều so với các nhóm ĐC. Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC.

- Đường lũy tích ứng với lớp TNg nằm phía dưới và về phía bên phải đườngluỹ tích ứng với lớp ĐC.

Như vậy kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Tuy nhiên kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn, chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê.

Kiểm định giả thuyết thống kê

Để kết luận kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC là do ngẫu nhiên hay do việc áp dụng PPDH đã TNg mang lại, chúng tôi tiếp tục phân tích số liệu bằng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê.

- Các giả thuyết thống kê:

+ Giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của điểm số của nhóm ĐC và nhóm TNg là không có ý nghĩa”.

+ Giả thuyết H1: “Điểm trung bình của nhóm TNg lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC một cách có ý nghĩa”.

- Để kiểm định các giả thuyết trên ta cần tính đại lượng kiểm định t theo công thức: ĐC TNg ĐC TNg P n n .n n S X X t    TNg ĐC với 2 n n 1)S (n 1)S (n S ĐC T Ng 2 ĐC ĐC 2 T Ng T Ng P      

81

+ Nếu ttα thì sự khác nhau giữa XTNg và XĐC là không có ý nghĩa. + Nếu t tα thì sự khác nhau giữa XTNg và XĐC là có ý nghĩa (tα là giá trị được xác định từ bảng Student với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = nTNg + nĐC - 2).

- Sử dụng số liệu ở bảng 3.4, chúng tôi tính được: Sp = 1.674

t = 2.575

Tra bảng Student, với mức ý nghĩa α 0,05 (khoảng tin cậy 95%) và bậc tự do f = nTNg + nĐC - 2 = 94 thu được tα= 1,96 (kiểm định hai phía), nghĩa là t tα. Điều đó cho thấy giả thuyết H0 bị bác bỏ, giả thuyết H1 được chấp nhận.

Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá mà chúng tôi đã xây dựng và những kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính và định lượng ở trên, chúng tôi rút ra kết luận: việc tổ chức dạy học một số kiến thức chương ”Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực đã bước đầu phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho HS.

82

Kết luận chƣơng 3

Từ việc quan sát giờ dạy thực nghiệm và phân tích sử lý các số liệu thống kê, chúng tôi đã bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề tài đã đặt ra.

Dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực là quan điểm dạy học kết hợp nhiều phương pháp dạy học với nhau: thuyết trình, vấn đáp, dạy học nhóm, phương pháp thực nghiệm...với nhiều hình thức dạy học : kỹ thuật KWL, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn phủ bàn... Khi tổ chức dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực, chúng tôi đã tạo điều kiện cho HS chủ động tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập, tích cực hoạt động. Như vậy, dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực vai trò của GV và HS đã thay đổi. GV chuyển từ vai trò người chủ động truyền đạt chi thức sang người tổ chức điều khiển các hoạt động của HS. HS từ vai trò bị động, ghi nhớ chuyển sang người chủ động, tự chiếm lĩnh tri thức. Vì học sinh được bộc lộ quan niệm của mình, chia sẻ ý kiến với thầy cô, bạn bè, được làm thí nghiệm nên HS được rèn năng lực trình bày vấn đề và hợp tác làm việc, rèn kỹ năng thực hành, năng lực tư duy.

Chúng tôi tin chắc rằng những thí nghiệm mà chúng tôi cải tiến, chế tạo, sử dụng đã góp phần phát huy tính tích cực học tập của HS và nâng cao chất lượng kiến thức cho HS. HS trong lớp học kiến tạo hứng thú với các kiến thức mới, sôi nổi trao đổi khi tìm các phương án thí nghiệm, hồ hởi khi làm các thí nghiệm tạo ra không khí học tập sống động.

Kết quả học tập lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC, chứng tỏ dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực đã góp phần phát huy tính tích cực học tập của HS và nâng cao chất lượng kiến thức cho HS hơn khi dạy học truyền thống.

83

Như vậy tiến trình dạy học mà chúng tôi soạn thảo theo “sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức Vật lý THPT theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật

dạy học tích cực”(sơ đồ 2.1), dựa trên các quan niệm ban đầu của HS, kết hợp

với các kỹ thuật dạy học tích cực, có chú trọng tới sử dụng thí nghiệm Vật lý đã tạo điều kiện cho HS bộc lộ mình, tạo môi trường học tập tốt, làm không khí lớp học thân thiện, cởi mở đã bước đầu có hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực học tập của HS và góp phần nâng cao chất lượng kiến thức cho HS. Mặc dù, mẫu thống kê chưa đủ lớn để khẳng định chắc chắn hiệu quả của đề tài, nhưng nó cũng là tiền đề để chúng tôi khẳng định việc vận dụng LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực vào thực tế vào dạy học ở trường THPT là khả thi.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng để có một tiết dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực phát huy tính tích cực học tập của HS, nâng cao chất lượng kiến thức cho HS thì cần nhiều thời gian và công sức. GV cần phải đầu tư cho việc tìm hiểu các quan niệm ban đầu của HS trước khi học kiến thức mới, phối hợp nhiều hình thức dạy học phù hợp, chuẩn bị thí nghiệm, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong giờ học, đặc biệt sử lý các tình huống xảy ra trong giờ học và để HS tự chiếm lĩnh kiến thức khoa học cần nhiều thời gian cho HS kiểm nghiệm thách thức quan niệm ban đầu.

84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đã thực hiện và đạt được kết quả sau:

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)