Tính tích cực của học sinh trong học tập

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tính tích cực của học sinh trong học tập

1.4.1. Tính tích cực của học sinh

Tính tích cực của con người biểu hiện trong các hoạt động. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Lĩnh hội những tri thức của loài người đồng thời tìm kiếm “khám phá” ra những hiểu biết mới cho bản thân. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã biết được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình.

1.4.2. Các biểu hiện và cấp độ của tính tích cực trong học tập

Tính tích cực học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực.

1.4.2.1. Các biểu hiện của tính tích cực

Theo Thái Duy Tuyên, giáo viên muốn phát hiện được học sinh có tích cực học tập không, cần dựa vào những dấu hiệu sau đây [43].

*/ Dấu hiệu đầu tiên là những dấu hiệu bề ngoài qua thái độ, hành vi và hứng thú. Cụ thể:

- Hứng thú học tập: thể hiện ở niềm vui, sốt sắng thực hiện yêu cầu của

giáo viên, hăng hái tham gia trả lời các câu hỏi thảo luận của giáo viên và học sinh; thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; thường xuyên thắc mắc, đòi hỏi được giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ.

- Sự chú ý: thể hiện ở việc tập trung chú ý quan sát, lắng nghe, theo dõi

mọi hành động của giáo viên.

- Hành vi: hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập như: hay giơ tay phát biểu ý kiến, bổ sung các câu trả lời của bạn; ghi chép cẩn thận, đầy đủ, cử chỉ khẩn trương khi thực hiện các hành động tư duy. Thái độ phản ứng khi chuông báo hết tiết học: tiếc rẻ, cố làm cho xong, hoặc vội gấp sách vở, chờ được lệnh ra chơi.

*/ Dấu hiệu thứ hai là những dấu hiệu bên trong như sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm…Những dấu hiệu bên trong này chỉ được phát hiện thông qua những biểu hiện bên ngoài kết hợp với quá trình tích lũy và xử lí một lượng thông tin đủ lớn mới thấy được. Cụ thể:

- Sự nỗ lực của ý chí: thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại, cố gắng vượt khó

khăn khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản lòng trước những tình huống khó khăn; có quyết tâm, có ý chí vươn lên trong học tập.

- Độc lập tư duy:thể hiện ở việc học sinh sử dụng các thao tác nhận thức,

đặc biệt là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức một cách độc lập, tự giác. Đây là biểu hiện cao của tính tích cực.

+ Chủ động, tự giác: thể hiện ở việc làm chủ các hành động trong toàn bộ hoặc trong từng giai đoạn của quá trình nhận thức như đặt ra nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đó, tự đọc thêm, làm thêm các bài tập, tự kiểm tra…; tích cực vận dụng những kiến thức, kỹ năng được tích lũy vào việc giải quyết các tình huống và các bài tập khác nhau, đặc biệt là các tình huống nảy sinh trong thực tiễn. Lúc này, tính tích cực nhận thức đóng vai trò như một tiền đề cần thiết để tiến hành các hoạt động học tập của người học.

+ Sự sáng tạo: thể hiện khi chủ thể nhận thức tìm ra cái mới, cách giải quyết mới cho các bài tập và tình huống, không bị phụ thuộc vào cái đã có. Đây là mức độ biểu hiện cao nhất của tính tích cực.

*/ Dấu hiệu cuối cùng phản ánh ở kết quả học tập của học sinh. Dấu hiệu này thể hiện ở việc học sinh lĩnh hội vấn đề một cách nhanh, đúng, tái hiện được khi cần, chủ động vận dụng được kiến thức, kỹ năng khi gặp tình huống mới để nhận thức những vấn đề mới. Đây là một dấu hiệu quan trọng và có tính chất khái quát của tính tích cực nhận thức.

Những dấu hiệu này biểu hiện khác nhau ở từng cá thể học sinh, bộc lộ rõ ở những học sinh các lớp dưới, kín đáo ở học sinh các lớp trên

1.4.2.2. Các cấp độ của tính tích cực

- Bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn… - Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề…

- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.

1.4.3. Các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Cũng theo Thái Duy Tuyên, các biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của học sinh trong giờ lên lớp có thể tóm tắt như sau [43]:

1. Giáo viên nêu lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.

2. Nội dung dạy học phải mới, nhưng không quá xa lạ với học sinh mà cái mới phải liên hệ, phát triển cái cũ và có khả năng áp dụng trong tương lai. Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh.

3. Phải dùng các phương pháp đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức thảo luận, sêmina và phối hợp chúng với nhau.

4. Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau, tập trung vào những vấn đề then chốt, có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ.

5. Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.

6. Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong vườn trường, phòng thí nghiệm.

7. Luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới.

8. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức.

9. Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS. 10. Phát triển kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động xã hội.

11. Tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những học sinh có thành tích học tập tốt.

12. Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình và xã hội.

1.5. Chất lƣợng kiến thức vật lí 1.5.1. Khái niệm về kiến thức vật lí 1.5.1. Khái niệm về kiến thức vật lí

Theo Phạm Hữu Tòng, “ kiến thức Vật lí là kết quả phản ánh trong đầu óc con người về các tính chất, mối liên hệ quy luật của các sự vật hiện tượng

Vật lí và về cách thức con người nhận thức, vận dụng các tính chất và các mối liên hệ quy luật đó”[38].

1.5.2. Các dấu hiệu của chất lƣợng kiến thức vật lí

Chất lượng kiến thức Vật lí của học sinh được xem xét theo các dấu hiệu sau [38]:

- Tính chính xác: đặc trưng bởi sự phù hợp của nội dung biểu đạt của nó với nội dung khoa học.

- Tính khái quát: đặc trưng bởi khả năng phản ánh, biểu đạt được những dấu hiệu bản chất của đối tượng được phản ánh.

- Tính hệ thống: đặc trưng bởi sự hình thành kiến thức trong mối liên hệ của hệ thống kiến thức.

- Tính áp dụng được: đặc trưng bởi khả năng sử dụng được kiến thức trong hoạt động nhận thức hoặc thực tiễn.

- Tính bền vững: đặc trưng bởi sự chắc chắn ổn định của kiến thức, có thể huy động và áp dụng được khi cần.

1.6. Thực trạng của việc dạy học một số kiến thức chƣơng “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT. chất điểm” Vật lí 10 THPT.

Để tìm hiểu hoạt dộng dạy và học Vật lí ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng trắc nghiệm, trao đổi trực tiếp, quan sát việc dạy và học của giáo viên và học sinh ở trường THPT Nguyễn Thị Giang trên địa bàn huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả điều tra cho thấy:

1.6.1. Đối với học sinh

- Trước khi học một kiến thức Vật lí, học sinh đã có những biểu tượng ban đầu về sự vật, hiện tượng đó tuy nhiên nó chưa đầy đủ và có thể còn sai lầm.

- Đa số học sinh muốn học theo kiểu “thầy đọc, trò ghi”, học sinh ít phát biểu xây dựng bài vì sợ sai.

- Trên 90% học sinh thích học Vật lí có thí nghiệm và thích được làm thí nghiệm nhưng rất ít tiết học có thí nghiệm và chỉ có các tiết thực hành học sinh mới được làm thí nghiệm

1.6.2. Đối với giáo viên

Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học môn Vật lí nói chung và dạy học chương “Động lực học chất điểm” nói riêng theo LTKT ở một số trường phổ thông trên địa bàn huyện Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc (câu hỏi điều tra ở phụ lục). Kết quả cho thấy:

- Đa số giáo viên không biết đến hoặc có biết đến lí thuyết kiến tạo nhưng chưa bao giờ áp dụng vào dạy học.

- Đa số giáo viên đã thực hiện các bài giảng trên cơ sở SGK và sách giáo viên mà chưa quan tâm đến vấn đề thực hiện như vậy đã thực sự hợp lý và lôgic không. Chẳng hạn trong bài số 10 (Ba định luật Niutơn) khi phải trình bày năm kiến thức (có thể coi là những kiến thức quan trọng nhất của đề tài cũng như toàn bộ chương trình cơ học) GV đều nói là quá nhiều và do đó họ chỉ có thể sử dụng phương pháp thông báo và yêu cầu HS đọc SGK. Với tiến trình dạy học như vậy, chúng tôi cũng đã nhận thấy không khí thờ ơ, sự hời hợt của HS trong cả giờ học.

- GV hầu như không sử dụng thí nghiệm trong các giờ dạy. Một số thí nghiệm rất đơn giản, dễ làm và khả năng thành công rất cao, mang lại hiệu quả cao đặc biệt để hình thành và phát triển ở HS khả năng hoạt động tìm kiến thức (Chẳng hạn các thí nghiệm của bài “Lực ma sát”) cũng không được giáo viên sử dụng. Một số GV cũng đã ý thức được vấn nạn “dạy chay” nên họ đã sử dụng một số các thí nghiệm ảo trình chiếu cho HS xem. Trao đổi về vấn đề này, GV cho rằng một số thí nghiệm các em đã được làm ở các lớp dưới (Chẳng hạn bài “Lực ma sát”). Một số vẫn đưa ra quan điểm do kiến thức cần nghiên cứu quá nhiều nên không thể tiến hành các thí nghiệm được.

Kết luận chƣơng 1

LTKT nhấn mạnh tới vai trò của quan niệm ban đầu của người học trong việc xây dựng kiến thức mới cho bản thân. Nó chỉ ra cơ chế của quá trình nhận thức là đồng hóa và điều ứng. Nó nhấn mạnh vai trò cá nhân của chủ thể nhận thức trong mối quan hệ xã hội.

Dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực là quan điểm dạy học gồm nhiều phương pháp dạy học kết hợp với nhau: thuyết trình, vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, dạy học nhóm, phương pháp thực nghiệm… kết hợp với nhiều kỹ thuật dạy học: kỹ thuật động não, kỹ thuật mảnh ghép, sơ đồ KWL… Môi trường học tập là môi trường thân thiện, hợp tác, ở đó HS có cơ hội được bày tỏ các quan điểm, trình bày các ý tưởng, kinh nghiệm cũng như vốn kiến thức của riêng mình trước tập thể lớp. Các quan niệm ban đầu của học sinh sẽ được kiểm nghiệm bằng các thí nghiệm, từ đó học sinh sẽ tự xây dựng được kiến thức mới - kiến thức khoa học cho mình.

Việc dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực là một cách tiếp cận dạy học tích cực có ý nghĩa. Nó đảm bảo được mục tiêu dạy học bộ môn và mục tiêu giáo dục và do đó đem lại nhiều lợi ích cho người học.

Thực tế dạy học trên địa bàn huyện Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc mà chúng tôi tìm hiểu: trang thiết bị thí nghiệm còn thiếu, giáo viên chưa khai thác các quan niệm ban đầu trong dạy học, chưa biết vận dụng LTKT, chưa biết vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học Vật lí nên việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh cũng bị hạn chế.

Từ mục tiêu giáo dục hiện nay, từ cơ sở của dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực và qua tìm hiểu thực tế việc dạy học Vật lí, chúng tôi nhận thấy việc dạy học Vật lí theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực là cần thiết. Vì vậy, chúng tôi đã đề xuất xây dựng tiến

trình dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT trong đó có vận dụng LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. Những vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày trong chương 2 của luận văn.

CHƢƠNG 2: ĐỀ XUẤT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƢƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM ” - VẬT LÍ 10 THPT THEO LÍ THUYẾT KIẾN TẠO VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

2.1. Đề xuất tiến trình dạy học theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực thuật dạy học tích cực

Từ việc lấy sơ đồ tiến trình kiến tạo kiến thức Vật lí theo lí thuyết kiến tạo làm cốt lõi, chúng tôi đã đề xuất sơ đồ tiến trình dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức cho HS theo sơ đồ 2.1, trong đó, ở cột giữa, chúng tôi biểu diễn các giai đoạn của tiến trình kiến tạo kiến thức Vật lí THPT theo LTKT( Hình 1.2 ); Cột bên phải chúng tôi biểu diễn các kĩ thuật dạy học tích cực có thể hỗ trợ từng giai đoạn; Cột bên trái chúng tôi biểu diễn các biện pháp phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức có thể tác động vào từng giai đoạn.

Theo sơ đồ 2.1, tiến trình kiến tạo kiến thức Vật lí THPT theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực diễn ra theo bốn bước lớn (được mô tả bởi ô chữ nhật nét đứt)

Bƣớc 1: Làm bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh

Giáo viên cần tìm hiểu các quan niệm ban đầu của học sinh liên quan tới kiến thức cần xây dựng. Trên cơ sở đó, giáo viên đưa ra các tình huống học tập có thể là thí nghiệm đơn giản, một đoạn clip hoặc câu hỏi liên quan đến các vấn đề học tập mà gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày của học sinh, yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng hoặc giải thích hiện tượng. Ở bước này, giáo viên có thể sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực như kỹ thuật động não, KWL, khăn trải bàn và luôn động viên, khích lệ để học sinh bộc lộ các quan niệm của mình trước khi nghiên cứu một vấn đề.

Học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng có trước để giải quyết tình huống giáo viên đưa ra. Trong quá trình ấy, học sinh bộc lộ những quan niệm ban đầu thông qua những câu trả lời, những dự đoán, những lời giải thích ...

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tiến trình dạy học theo LTKT với sự hỗ trợ của kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng kiến thức

cho HS.

Bƣớc 2: Kiểm nghiệm và thách thức quan niệm ban đầu của học sinh

Giáo viên sử dụng các kỹ thuật dạy học phù hợp để tổ chức cho học sinh thảo luận, thực hiện suy luận lí thuyết, đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra, thống nhất một hoặc một vài phương án thí nghiệm, cho học sinh

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)