Các biểu hiện của tính tích cực

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.1. Các biểu hiện của tính tích cực

Theo Thái Duy Tuyên, giáo viên muốn phát hiện được học sinh có tích cực học tập không, cần dựa vào những dấu hiệu sau đây [43].

*/ Dấu hiệu đầu tiên là những dấu hiệu bề ngoài qua thái độ, hành vi và hứng thú. Cụ thể:

- Hứng thú học tập: thể hiện ở niềm vui, sốt sắng thực hiện yêu cầu của

giáo viên, hăng hái tham gia trả lời các câu hỏi thảo luận của giáo viên và học sinh; thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; thường xuyên thắc mắc, đòi hỏi được giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ.

- Sự chú ý: thể hiện ở việc tập trung chú ý quan sát, lắng nghe, theo dõi

mọi hành động của giáo viên.

- Hành vi: hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập như: hay giơ tay phát biểu ý kiến, bổ sung các câu trả lời của bạn; ghi chép cẩn thận, đầy đủ, cử chỉ khẩn trương khi thực hiện các hành động tư duy. Thái độ phản ứng khi chuông báo hết tiết học: tiếc rẻ, cố làm cho xong, hoặc vội gấp sách vở, chờ được lệnh ra chơi.

*/ Dấu hiệu thứ hai là những dấu hiệu bên trong như sự căng thẳng trí tuệ, sự nỗ lực hoạt động, sự phát triển của tư duy, ý chí và xúc cảm…Những dấu hiệu bên trong này chỉ được phát hiện thông qua những biểu hiện bên ngoài kết hợp với quá trình tích lũy và xử lí một lượng thông tin đủ lớn mới thấy được. Cụ thể:

- Sự nỗ lực của ý chí: thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại, cố gắng vượt khó

khăn khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản lòng trước những tình huống khó khăn; có quyết tâm, có ý chí vươn lên trong học tập.

- Độc lập tư duy:thể hiện ở việc học sinh sử dụng các thao tác nhận thức,

đặc biệt là các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát…để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức một cách độc lập, tự giác. Đây là biểu hiện cao của tính tích cực.

+ Chủ động, tự giác: thể hiện ở việc làm chủ các hành động trong toàn bộ hoặc trong từng giai đoạn của quá trình nhận thức như đặt ra nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đó, tự đọc thêm, làm thêm các bài tập, tự kiểm tra…; tích cực vận dụng những kiến thức, kỹ năng được tích lũy vào việc giải quyết các tình huống và các bài tập khác nhau, đặc biệt là các tình huống nảy sinh trong thực tiễn. Lúc này, tính tích cực nhận thức đóng vai trò như một tiền đề cần thiết để tiến hành các hoạt động học tập của người học.

+ Sự sáng tạo: thể hiện khi chủ thể nhận thức tìm ra cái mới, cách giải quyết mới cho các bài tập và tình huống, không bị phụ thuộc vào cái đã có. Đây là mức độ biểu hiện cao nhất của tính tích cực.

*/ Dấu hiệu cuối cùng phản ánh ở kết quả học tập của học sinh. Dấu hiệu này thể hiện ở việc học sinh lĩnh hội vấn đề một cách nhanh, đúng, tái hiện được khi cần, chủ động vận dụng được kiến thức, kỹ năng khi gặp tình huống mới để nhận thức những vấn đề mới. Đây là một dấu hiệu quan trọng và có tính chất khái quát của tính tích cực nhận thức.

Những dấu hiệu này biểu hiện khác nhau ở từng cá thể học sinh, bộc lộ rõ ở những học sinh các lớp dưới, kín đáo ở học sinh các lớp trên

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương động lực học chất điểm vật lí 10 THPT theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của kĩ thuật dạy học tích cực (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)