Đặc điểm địa hình, địa chất

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng gió để phát điện tại các tỉnh duyên hải miền nam việt nam (Trang 38 - 40)

2.2.2.1. Tỉnh Ninh Thuận

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam, bởi đây là vùng đất cuối của dãy Tr−ờng Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển. Lãnh thổ tỉnh đ−ợc bao bọc bởi 3 mặt núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núi cao chạy sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò bán sơn địa, đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 ữ

1000m. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên.

2.2.2.2. Tỉnh Bình Thuận

Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo h−ớng Đông Bắc - Tây Nam, phân hóa thành 4 dạng địa hình: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên, đồng bằng phù xa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự nhiên, vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên.

2.2.2.3. Tỉnh Bến Tre

Là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, Bến Tre có địa hình bằng phẳng rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng v−ờn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ven biển và ở các cửa sông.

Địa hình Bến Tre t−ơng đối bằng phẳng, có xu thế thấp dần từ Tây sang Đông, nghiêng dần ra biển, có nhiều giồng cát hình vòng cung quay l−ng ra biển là kết quả của quá trình lấn biển. Sự chênh lệch tuyệt đối giữa vùng đất cao nhất và thấp nhất không quá 3,5m.

2.2.2.4. Tỉnh Trà Vinh

Địa hình Trà Vinh mang tinh chất vùng đồng bằng ven biển, chịu ảnh h−ởng bởi sự giao thoa giữa sông và biển đã hình thành các vùng trũng, phẳng xen lẫn các giồng cát, các huyện phía Bắc địa hình bằng phẳng hơn các huyện ven biển, đại hình dọc theo 2 bờ sông th−ờng cao, vào sâu nội đồng bị các giồng cát hình cánh cung chia cắt tạo nên các vùng trũng cục bộ, xu thế độ dốc chỉ thể hiện ở trên từng cánh đồng. Cao trình biến thiên của tỉnh từ 0,1-1m chiếm 66% diện tích tự nhiên.

Địa hình cao nhất trên 4m gồm đỉnh các giồng cát phân bố ở Nhị Tr−ờng, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải). Địa hình thấp nhất d−ới 0,4m tập trung tại các cánh đồng trũng ở Tập Sơn, Ngãi Xuyên (Trà Cú), Thanh Mỹ, cánh đồng Ôcàđa (Châu Thành); Mỹ Hoà, Mỹ Long, Hiệp Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải). Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp từ 0,6-1m thích hợp cho t−ới tiêu tự chảy, ít bị hạn cũng nh− không bị ngập úng.

2.2.2.5. Tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng có địa hình thấp và t−ơng đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4-1,5m, độ dốc thay đổi khoảng 45cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình t−ơng đối cao và

những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và các b−ng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xuyên, Long Phú, Vĩnh Châu. Vùng đất phèn có địa hình lòng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Côn có cao trình rất thấp, từ 0-0,5m, mùa m−a th−ờng bị ngập úng làm ảnh h−ởng tới hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sông Hậu cũng có cao trình thấp, th−ờng bị ngập khi triều c−ờng, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ thống đê bão chống lũ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng gió để phát điện tại các tỉnh duyên hải miền nam việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)