Dơn vị công suất

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 8 cả năm hay nhất (Trang 46 - 50)

- Đơn vị: W 1W = 1 J/ s

- Ngoài ra còn có đơn vị: kW, MW + 1 kW = 1000W, 1 MW = 1000 000 W

HĐ 4: Vận dụng( 15’)

- GV: YC HS trả lời C4, C5, C6 SGK

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn - GV: Thống nhất đáp án

- HS: Ghi vở

IV. Vận dụng:

- C4:

+ Công suất của An: p1 = A1 / t = 640/ 50 = 12.8 (W)

+ Công suất của Dũng: p2 = A2/ t = 960 / 60 = 16 (W)

- C5: Cùng một khối lượng công việc

+ t1 = 2( h) = 120’ > t2 = 20’ - > Máy cày cày với công suất lớn hơn trâu

+ Pt/ Pm = ( At/ tt)/ ( Am/ tm)= tm/ tt = 20/ 120 =1/6 lần. Vậy máy cày với công suất gấp 6 lần trâu

- C6; v = 9 km/ h = 9. 0.28 = 2.25 m/s F = 200 N

Ngựa đi được quãng đường là: S = v. t Công thực hiện được trong thời gian 1 giây: A = F. s = F. v .t

Công suất của ngựa thực hiện được là: P = A / t = F.v.t /t = F.v => ĐPCM

IV. CỦNG CỐ (5’):

- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết

- GV: Cong suất là gì? KH? Công thức tính, đơn vị tính?( HS: HĐ cá nhân) - HS: làm bài tập 152, 15.3 SBT

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(3’)

- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK

- GV: HS về nhà làm bài tập 15.4, 15.5, 15.6, SBT - Đọc trước bài 16 cho biết cơ năng,

--- Ngày soạn:..../.../20...

Ngày dạy: .../.../20...

Tiết 21:CƠ NĂNG I. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Tìm được ví dụ minh họa vè cơ năng, thế năng, động năng.

- Thấy được một cách định tính, thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và vận tốc của vật. Tìm được vd minh họa.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng làm TH để phát hiện ra kiến thức

3. Thái độ:

- Thích tìm hiểu thực tế, ham học hỏi.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: SGK, SGV, GA,

2. HS: SGK, SBT, vở ghi, Bộ TN h 16.1, 6.2, 16.3 SGK.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:1. Ổn định tổ chức lớp( 1’) 1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ( 3’)

- Công suất là gì? KH? Công thức đơn vị tính?

3. Tổ chức tình huống(1’) :

- Hàng ngày chúng ta nghe đén năng lượng. Con người muốn làm viecj được cần có năng lượng. Vậy năng lượng là gì? Chúng tồn tại ở dạng nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay?

Hoạt động của GV, HS Nội dung ghi bài

HĐ 1: Tìm hiểu về cơ năng( 20’)

-GV: YC HS đọc thông tin SGK cho biết cơ năng là gì? Đơn vị đo?

- HS: HĐ cá nhân, Nhận xét câu trả lời của bạn - GV: Kết luận: Cơ năng là một dạng năng lượng. Một vật có khả năng thực hiện công thì nói vật

I.Cơ năng

- Cơ năng là một dạng năng lượng. một vật có khả năng thực hiện công thì vật đó có cơ năng.

đó có cơ năng. Cơ năng có đơn vị là Jun - HS: Ghi vào vở

HĐ2: Tìm hiểu về thế năng (5’)

- GV: Làm TN h 16.1 SGK. Nếu đưa quả nặng lên một độ cao nào đó thì vạt đó có cơ năng không? Tại sao?

- HS: Quan sát và trả lời

- GV: KL lại và thông báo cơ năng đó gọi là thế năng

? Thế năng phụ thuộc vào yế tố nào? - HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn

- GV: Thông báo thế năng của vật phụ thuộc vào độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Tại vị trí mặt đất thế năng của vật bằng không?

- GV: Làm TN h 16.2 YC HS trả lời C2 - HS: Quan sát và trả lời

- GV: Thông báo cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi gọi là thế năng đàn hồi.

- HS: Ghi vào vở

II. Thế năng

1. Thế năng hấp dẫn

- Khi dưa một vạt lên cao cơ năng trong trường hợp này gọi là thế năng

- Vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì công mà vật có khả năng thực hiện được càng lớn, nghĩa là thế năng của vật càng lớn. - Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn bằng không.

2. Thế năng đàn hồi

- C2: Đốt sợi cháy sợi dây lò xo đẩy miếng gỗ lên cao tức là đã thự hiện công. Lò xo khi biến dạng có cơ năng

- Cơ năng của lò xo trong hợp này gọi là thế năng đàn hồi

- Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của lò xo.

HĐ 3:Tìm hiểu về động năng(15’) - GV: YC HS đọc SGK cho biết cách tiến hành TN - HS: HĐ cá nhân - GV: Làm TN cho HS quan sát. YC HS trả lời C3, C4, C5

- HS: HĐ cá nhân. NX câu trả lời của bạn

- GV: Chốt lại - HS: Ghi vào vở

- GV: Vậy động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? chúng ta cùng làm TN để tìm hiểu

- HS: Nêu cách tiến hành TN 2 - GV: Làm TN

- HS: Quan sát và trart lời C6,C7, C8

- GV: Hướng dẫn và thống nhất đáp án

- HS: Hoàn thiện vào vở

- GV: Kết luận lại vè động năng - HS: Ghi vào vở

III. Động năng

1. Khi nào vật có động năng?

- TN1:

- C3: Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B. làm miếng gỗ B cđ một đoạn.

- C4: Quả cầu A td vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B cđ, tức là thực hiện công.

- C5: Một vật cđ có khả năng sinh công.

- Cơ năng của một vật do chuyển động mà có gọi là động năng.

2. ĐN của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

- TN2:

- C6: So với TN 1 lần này miếng gỗ B chuyển động được dài hơn. Như vậy khả năng thực hiện công của quả cầu A lần này lớn hơn lần trước,. Quả cầu A lăn từ vị trí cao hơn lên vận tốc của nó khi đập vào miếng gỗ B lớn hơn trước. Qua TN có thể rút ra kết luận: Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của nó. Vận tốc càng lớn thì dộng năng càng lớn

- TN 3:

- C7: Miếng gỗ B chuyển động được một đoạn đường dài hơn như vậy công của quả cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A thực hiện lúc trước. TN cho thấy động

năng của quả cầu còn phụ thuộc vào khối lượng của nó.Khối lượng của vật càng lớn, thì động năng của vật càng lớn.. - C8: Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của nó.

HĐ 4: Vận dụng( 15’)

- GV: YC HS trả lời C9, C10 SGK

- HS: HĐ cá nhân, nhận xét câu trả lời của bạn - GV: Thống nhất đáp án

- HS: Ghi vở

IV. Vận dụng:

- C9: Vật đang chuyển động trong không trung, Con lắc lò xo đang dao động - C10: a, Thế năng. b, Động năng. c, Thế năng

IV. CỦNG CỐ (5’):

- GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK+ có thể em chưa biết

- GV: Cơ năng là gì? Có những dạng cơ năng nào? các dạng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào?( HS: HĐ cá nhân)

- HS: làm bài tập 16.2, 16.3 16.5 SBT

V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ(3’)

- GV: HS về nhà học thuộc ghi nhớ SGK - GV: HS về nhà làm bài tập 16.4, 15.6, SBT - Đọc trước bài 18 trả lời các câu hỏi phần ôn tập

--- Ngày soạn:..../.../20... Ngày dạy: .../.../20... Tiết 22:BÀI TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:

- Vận dụng công thức để giải các bài tập cơ học đơn giản

- Giải thích được các hiện tượng trong thực tế nhờ hiện tượng vật lí đã học

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính toán - Rèn kĩ năng tính toán 3. Thái độ: - Trung thực có tính tự giác II. CHUẨN BỊ: 1. GV: SGK, SGV, GA, 2. HS: SGK, SBT, vở ghi,

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:1. Ổn định tổ chức lớp( 1’) 1. Ổn định tổ chức lớp( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ( 3’)

- Cơ năng là gì? Có những dạng cơ năng nào? Chúng pụ thuộc vào yếu tố nào

Hoạt động của GV, HS Nội dung ghi bài

HĐ 1: Bài tập 1( 15’)

-GV: YC HS đọc tóm tắt bài tập 15.4 SBT - HS: HĐ cá nhân, Nhận xét câu trả lời của bạn - GV: Hướng dẫn HS và yc HS giải bài tập

? Trong 1 phút khối lượng nước chảy trong bể là bao nhiêu? Trọng lượng của lượng nước đó?

I.Bài tập 1:

Tóm tắt:

h =25 (m), D = 1000 (kg /m3) Lưu lượng nước = 120 m3 / p P = ?

? Công thực hiện được mà máy đưa nước lên cao được tính như thế nào

? Công suất của máy tính bằng công thức nào? - HS: Đại diện HS lên bảng trình bày

- GV: Thống nhất đáp án đúng - HS: Hoàn thiện vào vở

m = D. V = 1000. 120 = 120 000( kg) Trọng lượng của nước đưa lên trong 1 phút: P = 10. m = 10. 120 000 = 1200 000 (N) Công mà máy thực hiện được trong 1 phút: A = P. h = 1200 000. 25 = 30 000 000 ( J) Công suất của máy thực hiện được :

P = A / t = 30 000 000/ 60 = 500 000 ( W)

HĐ2: Bài tập 2 (10’)

- GV: YC HS đọc và tóm tắt bài tập 14.7 SBT - HS: HĐ cá nhân, NX câu trả lời của bạn - GV: KL lại và hướng dẫn HS giải

? Dùng MP nghiêng được lợi gì và thiệt gì - HS: Lợi về lực, thiệt về đường đi

- GV: Dùng MPN có được lợi về công hay k? - HS: Không được lợi về công

- GV: Công được tính bằng công thức nào - HS: A = F. s

- GV: Khi có lực msát công th hiện là bao nhiêu? - HS: HĐ cá nhân

- GV: Hiệu suất của MP nghiêng được tính ntn? - HS: H = A1/ A

- GV:Đại diện HS lên bảng, HS khác làm ra nháp - HS: HĐ cá nhân, thống nhất và hthành vào vở II.Bài tập 2: - Tóm tắt: m = 50( kg), h = 2 (m) F1 = 125 (N) F2 = 150( N) s = ? H = ?

Công để đưa vật lên cao là:

A = F. s = P. h = 10.50.2= 1 000 (J). Khi dùng mặt phẳng nghiêng thì khoong được lợi về công do vậy ta có:

A = F.s => s = A/ F = 1 000/ 125 = 8 ( m) Khi có lực ma sát lực kéo bằng MP nghiêng thực tế lớn hơn lên hiệu suất của MP là: H = (P.h)/ ( F.s) . 100 = 1000/ ( 150. 8) .100 = 83, 3 % HĐ 3: Bài tập 3(10’) - GV: YC HS đọc và tóm tắt15.6 SBT - HS: HĐ cá nhân - GV: Hướng dẫn HS làm bài

Công của lực kéo được tính bằng công thức nào? - HS: A= F. s

- GV: Công thức tính công suất? - HS: P = A/ t

- GV: YC đại diện HS trình bày - HS: HĐ cá nhân - GV: Chốt lại đáp án( HS: HT vào vở) III. Bài tập 3: - Tóm tắt: F = 80( N), s = 4,5 km = 4500( m) t = 30’ = 1800(s) A =? P = ?

Công của lực kéo của con ngựa: A = F. s = 80. 4500 = 360 000( J). Công suất của ngựa kéo là:

P = A/ t = 360 000/ 1800 = 200( W)

Một phần của tài liệu Giáo án vật lí 8 cả năm hay nhất (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w