Nước thải đánh đông trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình tạo bùn hạt trong hệ thống UASB nhằm xử lý nước thải sơ chế mủ cao su (Trang 61 - 63)

Do đặc điểm sinh lý cây cao su hàng năm cần 3 tháng để phục hồi nên các nhà máy chế biến mủ cao su chỉ sản xuất trong 9 tháng. Để chủ động về nguồn nước thải sơ chế mủ cao su, chúng tôi đã tiến hành đánh đông mủ cao su li tâm có hàm lượng cao su khoảng 60% (công ty cổ phần cao su Merufa). Quy trình đánh đông tuân thủ theo quy trình đánh đông của các nhà máy cao su ở Thanh Hóa. Đặc tính của nước thải sơ chế mủ cao su trong phòng thí nghiệm được thể hiện trong bảng 3.3.

51

Bảng 3.3. Đặc tính nước thải sơ chế mủ cao su đánh đông trong phòng thí nghiệm

Thông số Đơn vị Hàm lượng

pH 4,7 - 5,0 COD tổng mg/L 12830 - 15270 BOD mg/L 9040 - 10740 SS mg/L 976 - 1139 TN mg/L 2450 - 3400 N-NH3 mg/L 1121 - 2299 VFA tổng số mg-COD/L 5455 - 10672 Axetic mg-COD/L 2030 - 3992 Propionic mg-COD/L 2110 - 4337 Iso-Butyric mg-COD/L 49 - 151 N-Butyric mg-COD/L 180 - 983 Iso-valeric mg-COD/L 49 - 258 N-valeric mg-COD/L 363 - 951

Kết quả trên cho thấy, nước thải đánh đông bằng mủ li tâm trong phòng thí nghiệm có pH, tỷ lệ VFA/BOD (60,3 – 99,4%) tương đồng với nước thải tại khâu đánh đông của nhà máy cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hàm lượng TN và N-NH3 trong nước thải đánh đông tại phòng thí nghiệm cao hơn so với nước thải sơ chế mủ cao su từ nhà máy cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ 1,5 – 2,5 lần, tuy nhiên tỷ lệ này tương đương với nước thải của các nhà máy cao su ở phía Nam [115]. Tỷ lệ TN và N-NH3 cao hơn nước thải nhà máy cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có thể do mủ cao su cô đặc (mủ cao su ly tâm) đã được bổ sung thêm ammoniac trong quá trình bảo quản nên khi sử dụng làm nguyên liệu để tạo nước thải sơ chế mủ cao su trong phòng thí nghiệm tỷ lệ TN và N-NH3 đã cao hơn. Nước thải đánh đông tại phòng thí nghiệm cũng được tiền xử lý như nước thải sơ chế mủ cao su từ nhà máy trước khi đi vào hệ thống UASB.

Nước thải đánh đông từ mủ ly tâm trong phòng thí nghiệm có tỷ lệ BOD/COD là 0,7; VFA/BOD từ 60,3 – 99,4%, Hàm lượng TN từ 2450 – 3400 mg/L, N-NH3 từ 1121 – 2299

52

mg/L. Nước thải đánh đông trong phòng thí nghiệm có các thông số tương đương nước thải nhà máy cao su trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (trừ hàm lượng nitơ cao hơn).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình tạo bùn hạt trong hệ thống UASB nhằm xử lý nước thải sơ chế mủ cao su (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)